Theáttriểnnôngnghiệpbềnvữngtheochuỗigiátrịbảng xếp hạng bóng đá nữ australiao các chuyên gia tham dự diễn đàn, xu hướng tất yếu của nông nghiệp Việt Nam là phát triển chuỗi giá trị bền vững theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, tạo môi trường hợp tác năng động giữa nông dân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo lập và phát triển chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ hiện đại và sản xuất nông nghiệp, giúp nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt trên thị trường thế giới. Ông Phạm Hồng Dương, Chủ tịch Ủy ban Mía đường chia sẻ, hiện giá mía Việt Nam là 50 USD/tấn, giá mía của Thái Lan là 30 USD/tấn. Tuy nhiên, lợi nhuận của nông dân trồng mía Việt Nam chỉ đạt 1.260 đồng/kg đường, bằng phân nửa so với Thái Lan. Nguyên nhân là do các chi phí về phân bón, tưới tiêu, thu hoạch của Việt Nam đều rất cao. Theo ông Dương, đầu tư vào khoa học công nghệ là cách nhanh nhất để giảm các chi phí. Thực tế tại tập đoàn TTC Group, các ruộng mía sau khi được đầu tư khoa học công nghệ đều mang lại năng suất rất cao. Cụ thể, sau khi đầu tư hệ thống tưới bằng công nghệ hiện đại, quy mô lớn, năng suất mía đã tăng từ 65 tấn/ha lên 85 tấn/ha. Đối với công nghệ tưới bằng năng lượng mặt trời, chi phí nhiên liệu tiết kiệm được cũng đạt 14,4 triệu đồng/ha. Ông Dương cho biết thêm, trong khâu trồng mía, trong khi 10 người chỉ trồng được 1 ha mía/ngày thì khi trồng bằng máy, hiệu quả đạt được là 15 ha/máy/ngày. Tương tự, trong khâu thu hoạch, mỗi người chặt được 1 tấn mía/ngày, trong khi đó, năng suất thu hoạch của máy là 800 tấn/ngày. Hiện mỗi năm TTC Group đầu tư 30 tỷ vào cơ giới hóa và lập đội cơ giới hiện đại để làm đất cho nông dân. Tại diễn đàn, Công ty TNHH Đầu tư Dragon Việt Nam đã chia sẻ thành công trong việc phát triển chuỗi giá trị gừng. Theo đó, công ty hợp tác thu mua gừng của hơn 1.000 hộ dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Số gừng này được Dragon phân phối tại TP.HCM, Hà Nội và xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ. Ngoài ra, công ty còn phát triển thành công một số số sản phẩm từ gừng tươi như trà gừng tươi và kẹo gừng tươi, tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu châu Âu. Việc trồng gừng cũng mang lại cho người dân nơi dây mức thu nhập cao hơn 3 đến 5 lần so với trồng ngô và sắn trước đây. Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, Tập đoàn thủy sản Minh Phú đã xuất khẩu đi hầu hết các nước trên thế giới. Đại diện Minh Phú chia sẻ, Tập đoàn đã xây dựng được chuỗi giá trị tôm toàn cầu gồm 12 khâu từ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất tôm giống, thức ăn tôm, đến các khâu chế biến, logistics, phân phối và bán lẻ… Tất cả 12 khâu này đều được đặt dưới sự kiểm soát nội bộ và kiểm soát rủi ro chặt chẽ. Tại diễn đàn, các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học cũng có cơ hội tiếp cận thông tin về các nguồn vốn tài trợ hiện có từ Chính phủ và các tổ chức quốc tế, bao gồm: Dự án Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp, Chương trình thúc đẩy doanh nghiệp, Dự án đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ, Chương rình Phát triển Đối tác sáng tạo Việt Nam – Phần Lan, Chương trình Vườn ươm công nghệ, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình thúc đẩy doanh nghiệp, Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng. Diễn đàn này do Ban Quản lý Dự án đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp thuộc Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Chương trình thúc đẩy doanh nghiệp thuộc Tổ chức phát triển Hà Lan, Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức. |