【keonhacai.com 88】Phong cách riêng với nghệ thuật bút sắt
Họa sĩ Nguyễn Khắc Tài tạo dấu ấn riêng với nghệ thuật bút sắt
Quê ở Nghệ An,áchriêngvớinghệthuậtbútsắkeonhacai.com 88 Nguyễn Khắc Tài mơ ước theo đuổi hội họa từ khi còn học phổ thông. Thi vào Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế, học đến năm thứ 3, Tài chọn học đồ họa chỉ vì thấy bộ môn này… ít sinh viên theo học. Từ thử sức, Tài dần đam mê các kỹ thuật in ấn của đồ họa, nhất là đồ họa bút sắt. Đây là mảnh đất mới mẻ để anh khai thác, khám phá.
Chỉ với hai sắc độ đen – trắng, tranh bút sắt của Tài vẫn tạo được sức hút riêng. Họa sĩ cho hay: “Nếu màu sắc là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc thù thì đen và trắng lại là những yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của tranh đồ họa. Đen và trắng vừa là màu, vừa là không màu. Vẻ đẹp giản dị của nó là sự cô đọng, nó có tiếng nói độc đáo trong nghệ thuật tạo hình, truyền tải được ý tưởng sâu sắc của nghệ sĩ. Người xem có thể cảm nhận được khoảng cách xa gần, tối sáng, hình khối, cảm xúc chỉ bằng hai màu đen – trắng”.
Tác phẩm "Ngày mùa"
Chủ đề Nguyễn Khắc Tài theo đuổi khá nhiều; trong đó, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nếp sống sinh hoạt của con người vùng Tây Bắc với cảnh xuống chợ, những cô gái đương tuổi xuân thì trong trang phục truyền thống được thể hiện nhiều trong tranh của anh, như: “Hoa của rừng”, “Khát vọng”, “Nhịp chợ vùng cao”, “Xuống chợ”…
Với bức tranh “Ngày mùa”, Nguyễn Khắc Tài thể hiện không khí nhộn nhịp, vui tươi, tưng bừng múa ca của đồng bào Tây Bắc trong những ngày thu hoạch được mùa. Những vựa lúa đầy ắp xếp chồng chất trên lưng ngựa, những bó lúa chất đầy xe, những chàng trai, cô gái đang nhảy múa, chim ca hót mừng… tạo nên bản hòa ca trong ngày mùa bội thu. Bằng hai màu đen trắng của bút sắt, bức tranh được thể hiện bằng tất cả cảm xúc và sự tỉ mỉ trong kỹ thuật, khiến người xem như cảm nhận được âm thanh rộn ràng của núi rừng Tây Bắc.
Tác phẩm “Thời vàng son”
Chủ đề về phong cảnh, đền đài, lăng tẩm của Huế cũng được Tài thể hiện nhiều trong tranh. Trong tác phẩm “Dấu tích”, tác giả dùng không gian tả ước lệ tượng trưng để phản ánh cái đẹp của những thành quách xưa bị chiến tranh tàn phá. Những vòm cổng cổ xưa, những bức tường loang lổ hay mái ngói xô lệch nghiêng nghiêng trong chiều hoang biền biệt như sự tiếc nuối cho một quá khứ vàng son lộng lẫy đã qua. Với chất liệu bút sắt trên giấy dó, những dấu tích vàng son được tác giả thể hiện và xử lý nhuần nhuyễn trong từng cấu trúc của mảng đậm - nhạt xen kẽ thành nhịp điệu cho bố cục.
Với nghệ thuật bút sắt, Nguyễn Khắc Tài luôn tự làm mới tác phẩm theo cách của mình. Không chỉ vẽ bút sắt đen trắng, anh còn tìm tòi vẽ bút sắt kết hợp với màu nước để tạo sự sống động cho bức tranh. Thời kỳ đầu, Tài thích vẽ màu đen trên nền trắng, theo kiểu cách điệu hình, đi mảng miếng, trang trí, bóp hình... Sau này anh chuyển hướng, thiên về vẽ theo lối thực, có điểm màu. Chẳng hạn, trong “Thời vàng son” vẽ về lăng Minh Mạng, ngoài màu đen thể hiện sự cổ kính của quá khứ, màu đỏ của cánh cổng tạo điểm nhấn cho bức tranh, như muốn gợi nhắc về một thời kỳ vàng son của triều Nguyễn.
Nguyễn Khắc Tài cho biết, tranh bút sắt không lấy màu sắc là điểm mạnh, chủ yếu là đen trắng nên người họa sĩ phải chú ý về hình, bố cục, độ đậm nhạt. Để tạo nên những bức tranh đẹp, anh phải nghiên cứu rất tỉ mỉ để thể hiện dáng hình mềm mại, duyên dáng và sự biểu cảm của khuôn mặt. Có lúc tác giả vận dụng không gian theo khuynh hướng tả thực, có lúc sử dụng không gian ước lệ kết hợp với sự nhịp nhàng của hình, mảng, nét để tạo ra sự lan tỏa và chuyển động.
Chỉ bằng những nét bút nhỏ vẫn có thể tạo thành những bức tranh đẹp nên nghệ thuật bút sắt đòi hỏi người họa sĩ phải kiên trì, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ. Phác thảo như thế nào thì khi vẽ lên tranh phải như thế ấy, vì tranh bút sắt không sửa được. Để thể hiện bức tranh sống động, trong một tác phẩm, Tài thường sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau của nghệ thuật bút sắt, như: độ to nhỏ, tỷ lệ, sự đậm nhạt… của mảng, của nét, tạo nên tính chuyển động trong tác phẩm.
Nguyễn Khắc Tài còn vẽ sơn dầu, acrylic, màu nước. Với những chất liệu này, Tài thường vẽ trực họa về phong cảnh Huế với hình ảnh những dòng sông, con đò, nhà chồ, tĩnh vật… Ngoài thời gian lên lớp, anh dành hầu hết thời gian để vẽ. Dành hết đam mê cho nghệ thuật, tranh của Nguyễn Khắc Tài tạo được dấu ấn riêng, hầu như tác phẩm nào cũng được sưu tập.
(责任编辑:World Cup)
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Bắt cựu giám đốc, phó giám đốc ngân hàng ở Vĩnh Long
- ·Thêm người tố cáo “thần y” Võ Hoàng Yên lừa đảo
- ·Gọi điện không nghe máy, thanh niên đánh 4 bảo vệ bệnh viện bị thương
- ·Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
- ·Chuẩn bị bán 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất
- ·Xin không được lái xe rút điện thoại quay Livestream CSGT lên mạng xã hội
- ·Khởi tố 7 bị can về tội 'Giả mạo trong công tác' và 'Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức'
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Xe ô tô bị kẻ lang thang lấy trộm trong chớp mắt ở Hà Nội
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Doanh nghiệp điện máy: Xoay xở để tồn tại
- ·Tín hiệu giảm lãi suất cho vay bất động sản
- ·Nhiều cái nhất trong vụ án Trịnh Sướng sắp được xét xử ở Đắk Nông
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Vụ án mạng 3 người chết tại Hòa Bình: Rượu bia, chất kích thích đi liền với tội ác?
- ·Cháu trai cuỗm sạch vàng, tiền của cô ruột ở Vĩnh Long
- ·Tiết kiệm dự thưởng 55 năm: Niềm vui nhân ba
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·‘Nữ quái’ khiến nhiều người sập bẫy lừa du lịch nước ngoài giá rẻ