Ảnh minh họa. |
Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Hà Nam về quy hoạch đường vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Nam.
TheộGTVTlàmrõphươngántuyếnđườngVànhđaiđoạnquađịabànHàtỷ số argentina hôm nayo Bộ GTVT, đường vành đai 5 - vùng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết về hướng tuyến, quy mô mặt cắt ngang tại Quyết định số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2014, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Nam có quy mô 6 làn xe cao tốc, đường bên có quy mô 2 làn xe mỗi bên, hướng tuyến đi trùng với Quốc lộ 21B đoạn Chợ Dầu - Ba Đa và đoạn tuyến nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình, riêng đoạn cầu sông Đáy đến cầu Tiên Tân (khoảng 3 km) được quy hoạch đi trên cao.
Nội dung quy hoạch đường vành đai 5 nêu trên cũng đã được Bộ GTVT tích hợp trong quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021.
Trong thời gian qua, Bộ GTVT đã và đang đầu tưQuốc lộ 21B đoạn Chợ Dầu - Ba Đa quy mô 2 làn xe, tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc và tuyến nối 2 cao tốc quy mô 4 làn xe, tiêu chuẩn đường cấp II theo định hướng phân kỳ và phù hợp với quy hoạch nêu trên.
Vì vậy, Bộ GTVT thống nhất với phương án tuyến, quy mô cao tốc 6 làn xe đối với đường vành đai 5 đoạn qua tỉnh Hà Nam theo đề xuất của UBND tỉnh Hà Nam.
Về cấu tạo mặt cắt ngang đường vành đai 5, UBND tỉnh Hà Nam đề xuất toàn bộ đoạn tuyến vành đai 5 qua tỉnh Hà Nam (chiều dài khoảng 35,3 km) là cao tốc đô thị, phần tuyến cao tốc 6 làn xe đi trên cao. Tuy nhiên, hiện UBND tỉnh Hà Nam chưa làm rõ được cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, khả năng cân đối nguồn lực để đầu tư đường vành đai 5, nên đề xuất này là chưa có cơ sở xem xét.
Để thuận tiện cho việc triển khai đầu tư và cập nhật đường vành đai 5 vào quy hoạch tỉnh, cũng như đảm bảo tính mở của quy hoạch tỉnh, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hà Nam rà soát, quy hoạch quỹ đất dành cho đường cao tốc đáp ứng yêu cầu 6 làn xe cao tốc đi thấp và trong quy hoạch tỉnh xác định: đối với đường vành đai 5 qua tỉnh Hà Nam tùy theo yêu cầu, quy hoạch phát triển đô thị, khả năng cân đối nguồn lực, nhu cầu vận tải sẽ xem xét quyết định phương án xây dựng cầu cạn hoặc đường cao tốc thông thường trong quá trình chuẩn bị đầu tư.
Về hệ thống đường bên (đường song hành), Bộ GTVT cho biết, đây là bộ phận của đường vành đai 5 các đoạn qua đô thị, phục vụ giao thông nội bộ trong khu vực, tách các phương tiện giao thông nội vùng không tự do ra vào đường cao tốc.
Trong khi đó, Quốc lộ 21B đoạn Chợ Dầu - Ba Đa và tuyến nối 2 cao tốc là thành phần của đường cao tốc đã và đang được Bộ GTVT đầu tư nên việc chuyển các đoạn tuyến này thành đường song hành chưa phù hợp với định hướng quy hoạch, mục tiêu đầu tư các đoạn tuyến này.
Để bảo đảm tính khả thi trong việc triển khai đường vành đai 5, tạo điều kiện thuận lợi góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan: Rà soát, tính toán quy mô của đường song hành (số làn xe, dải cây xanh, vỉa hè…) phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh, bảo đảm hiệu quả và cập nhật trong quy hoạch của địa phương làm cơ sở pháp lý triển khai các bước tiếp theo; trước mắt, trường hợp nguồn lực đầu tư hạn chế có thể đầu tư các đoạn tuyến đường bên đường vành đai 5 kết hợp khai thác đoạn tuyến Quốc lộ 21B đoạn Chợ Dầu - Ba Đa và tuyến nối 2 cao tốc để khai thác thông tuyến đường bên; phối hợp với Bộ GTVT trong quá trình chuẩn bị đầu tư đường bên bảo đảm thống nhất, đồng bộ với đường vành đai 5.
Đối với nút giao liên thông với đường vành đai 5, việc tỉnh Hà Nam đề xuất quy hoạch 6 nút giao khác mức liên thông với các đường hiện hữu, khoảng cách giữa các nút giao từ 2,6km đến 8,3 km là chưa phù hợp (quy định khoảng cách tối thiểu là 4 km, khoảng cách thông thường là 15 - 25 km, đoạn qua thành phố lớn và các khu công nghiệp quan trọng là 5 - 10 km).
Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để chi tiết hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2023, trong đó việc xác định các vị trí giao cắt là một trong những nội dung thuộc Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
“Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Hà Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT trong quá trình lập Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của đường vành đai 5 cũng như các tuyến đường bộ khác trên địa bàn tỉnh”, văn bản của Bộ GTVT nêu rõ.