【trận đấu mainz 05】“Miếng bánh” ngành gỗ bé lại vì doanh nghiệp Trung Quốc

时间:2025-01-12 09:46:37 来源:88Point

mieng banh nganh go be lai vi doanh nghiep trung quoc

Hoạt động sản xuất sản phẩm gỗ XK của Công ty TNHH Sumy. Ảnh: Hồng Nụ.

Ngày một lấn sân

TheếngbánhngànhgỗbélạivìdoanhnghiệpTrungQuốtrận đấu mainz 05o Bộ NN&PTNT: Ước giá trị XK gỗ và các sản phẩm gỗ 7 tháng đầu năm đạt 3,8 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, 3 thị trường NK gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm chiếm 68% tổng giá trị XK. Các thị trường có giá trị tăng là Mỹ (5,3%), Trung Quốc (3,5%), Hàn Quốc (18,5%), Anh (11,2%), Australia (9,1%) và Hà Lan (3,2%).

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định cho biết: Các DN FDI hiện đang chiếm ưu thế khá lớn trong XK các sản phẩm chế biến gỗ. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan: Nếu xét về tổng thể giá trị XK gỗ và sản phẩm gỗ, các DN FDI chỉ chiếm khoảng 47%, tuy nhiên khi tách riêng giá trị XK sản phẩm gỗ trong 7 tháng đầu năm nay, con số này lên tới 59% tổng giá trị XK (1,616 tỷ USD / 2,734 tỷ USD).

Nói sâu hơn về các DN Trung Quốc trong tổng số DN FDI đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ, theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores): Trong tổng số 500 DN FDI thì các DN Trung Quốc đã chiếm khoảng 1/3. “Gần đây, nhiều nhà đầu tư mới của Trung Quốc có ý định đầu tư vào ngành gỗ nhằm hưởng lợi từ quá trình hội nhập của Việt Nam, đặc biệt là từ TPP. Mỗi năm Trung Quốc XK sang thị trường Mỹ khoảng 12 tỷ USD đồ gỗ, trong khi Việt Nam mới ở mức 2 tỷ USD. Có thể thấy, dư địa thị trường để XK sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Mỹ còn rất lớn nên các DN Trung Quốc mới chuyển hướng đầu tư. Bên cạnh đó, lý do quan trọng là hiện nay sản phẩm gỗ của Trung Quốc XK vào Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá rất cao nên đầu tư vào Việt Nam là bước tính kỹ lưỡng của các DN Trung Quốc nhằm hưởng lợi từ việc miễn thuế khi các Hiệp định thương mại (FTA), nhất là TPP có hiệu lực”, ông Quyền nói.

Bình Dương là một trong những khu vực ghi nhận sự đầu tư ồ ạt của các DN Trung Quốc vào ngành chế biến gỗ thời gian gần đây. Theo ông Lưu Phước Lộc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương: Nhiều DN Trung Quốc đầu tư vào ngành chế biến gỗ tại Bình Dương theo hình thức “đội lốt” DN Việt Nam mà không trực tiếp đứng tên, chủ yếu đem sẵn hàng hóa từ Trung Quốc sang, gần như chỉ làm thêm khâu lắp ráp, phủ sơn lại. Sau đó, DN Trung Quốc lấy C/O của Việt Nam để XK sang thị trường Mỹ. Mặc dù đến nay chưa có sự thống kê, đo đếm cụ thể xem số lượng DN Trung Quốc đầu tư là bao nhiêu, song tình trạng DN nội mất đơn hàng vào tay các DN Trung Quốc diễn ra khá phổ biến.

DN nội khó chống đỡ

Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM: Làn sóng DN Trung Quốc đầu tư vào ngành chế biến gỗ tại Việt Nam là có thật. Tình trạng này có thể khiến các DN Việt Nam phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá nếu XK đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ tăng quá nhanh.

Đại diện một số DN cho rằng, nếu không có biện pháp cụ thể, các DN quy mô vừa và nhỏ trong ngành chế biễn gỗ sẽ rơi vào cảnh “ngộp thở”, thậm chí phá sản trước sự cạnh tranh của DN Trung Quốc. Tình trạng DN Trung Quốc tranh thủ hưởng hết lợi thế ưu đãi của DN Việt Nam khi TPP có hiệu lực hoàn toàn có thể xảy ra.

Phân tích sâu hơn về điều này, một số chuyên gia cho rằng, đặc điểm của DN Trung Quốc chủ yếu là vốn lớn, năng suất lao động cao, khâu quản lý sản xuất cũng như các công nghệ, thiết bị chế biến gỗ cũng khá tốt. Điều này cho phép DN Trung Quốc chiếm ưu thế hơn hẳn các DN Việt Nam khi đáp ứng các đơn hàng quy mô lớn. Trong các nội dung ký kết TPP cũng nêu rõ quy định xuất xứ “nội khối” của sản phẩm như thế nào thì mới được hưởng thuế suất XK ưu đãi. Tuy nhiên, vấn đề này, phía Trung Quốc cũng có thể lách bằng nhiều cách, thậm chí cạnh tranh trực tiếp với các DN nội địa trong nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có thể thực hiện việc “chuyển giá” khi vẫn NK một số phụ kiện cho sản phẩm từ Trung Quốc sang Việt Nam hoàn thiện thêm vào các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam để XK sang thị trường thứ 3 như Mỹ.

Các chuyên gia khuyến cáo, trong bối cảnh hiện tại, trước mắt các DN ngành gỗ cần chủ động đổi mới, nâng cao năng lực quản trị, năng suất lao động... Bên cạnh đó, các DN cũng có thể tính tới bài toán “bắt tay” nhau, thúc đẩy liên kết để biến nhỏ thành lớn, gia tăng sức cạnh tranh. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp để tạo dựng cơ sở hạ tầng tốt nhất cho ngành chế biến gỗ, đổi mới trình độ công nghệ. Chính phủ cũng nên xem xét tới chính sách bảo hộ nhất định cho các DN nội địa trong ngành chế biến gỗ, tạo liên kết nội bộ ngành từ Trung ương tới địa phương để siết chặt các ưu đãi thu hút đầu tư FDI, đặc biệt là đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam.

推荐内容