【giải vđqg scotland】Hướng mở cho công ty lâm nghiệp
(CMO) Điều chỉnh, sắp xếp, đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là nội dung được rất nhiều người quan tâm; Bởi nó ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng tài nguyên đất đai, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty lâm nghiệp và người lao động.
Trên địa bàn tỉnh có 2 công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc diện phải thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động theo quy định của Chính phủ. Cụ thể là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển.
Theo đó, tổng diện tích đất do 2 công ty quản lý thời gian qua là hơn 44.391 ha, chiếm 26,97% diện tích lâm phần toàn tỉnh (diện tích có rừng 27.262,63 ha). Trong số này, diện tích 2 công ty tự tổ chức sản xuất là 5.627 ha; Khoán theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP là 33.829,45 ha; Khoán theo Nghị định số 01/CP là 762 ha; Liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư là 4.172 ha. Theo báo cáo của 2 công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua đều có lợi nhuận, nhưng chủ yếu từ khai thác gỗ. Cụ thể, giai đoạn từ 2015-2017, tổng lợi nhuận sau thuế của 2 công ty trung bình khoảng 29 tỷ đồng/năm.
Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh đang mang về lợi nhuận nhưng 2 công ty thuộc diện phải sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Theo đó, sau thời gian dài nghiên cứu, tham khảo nhiều nơi loại hình được lựa chọn là thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên trên cơ sở sắp xếp, đổi mới 2 công ty TNHH MTV lâm nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ.
Theo phương án này, tổng diện tích đất rừng sản xuất 2 công ty đề nghị giữ lại để thuê đất kinh doanh sau khi hoàn thành việc sắp xếp là 8.753 ha (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển 1.873 ha; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ 6.880 ha). Diện tích dự kiến chuyển giao từ 2 công ty về địa phương quản lý để giao cho hộ dân là 35.638 ha. Lộ trình thực hiện việc giao đất về địa phương quản lý dự kiến từ năm 2019-2024, giao đến đâu dứt điểm đến đó, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có xác định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan để đảm bảo quản lý sử dụng rừng và đất rừng một cách hiệu quả, đúng quy định.
Cần có phương án toàn diện để công tác quản lý tài nguyên đất, tài nguyên rừng và cả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sau sắp xếp đạt hiệu quả cao nhất. |
Phương án là vậy, nhưng để triển khai vào thực tế và mang lại hiệu quả như mong đợi vẫn còn rất nhiều việc để làm. Tại cuộc họp hội đồng thẩm định đề án sắp xếp của 2 công ty, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Trần Văn Thức cho rằng, vẫn còn rất nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện phương án sử dụng đất sau khi sắp xếp, thành viên thứ hai sẽ góp vốn… Do đó, 2 công ty cần xác định rõ lĩnh vực, ngành nghề nào ưu tiên mời gọi thành viên thứ hai tham gia. Về lộ trình giao đất, giao rừng cho các hộ dân, đề nghị công ty đề xuất phương án triển khai thực hiện hiệu quả nhất.
Cùng chung lo ngại trong việc quản lý đất, quản lý rừng sau khi giao đất về cho địa phương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Huỳnh Quốc Việt cho rằng, về phương án giao đất rừng về địa phương quản lý để thực hiện giao lại cho các hộ dân, đề nghị công ty nghiên cứu phương án quản lý nhằm kiểm soát, đảm bảo tỷ lệ rừng che phủ theo đúng quy định.
Riêng về phương án sản xuất kinh doanh sau sắp xếp, Trưởng Phòng Quản lý khoa học Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Thành Vinh đề nghị, các công ty cần đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh hiện nay so với phương án sản xuất, kinh doanh sau khi đổi mới, sắp xếp lại mô hình hoạt động. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thêm về các mô hình sản xuất, kinh doanh áp dụng khoa học, công nghệ như: Nghiên cứu về giống rừng trồng phù hợp, phương án trồng rừng đạt hiệu quả cao, trồng rừng kết hợp trồng các loại cây khác hoặc kết hợp nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sản xuất của đơn vị trên cùng diện tích rừng trồng.
Mục tiêu của việc sắp xếp các công ty lâm nghiệp nhằm hướng tới chuỗi liên kết giá trị lâm sản. |
Để việc sắp xếp sớm được triển khai và mang lại hiệu quả cao nhất cả về quản lý đất, quản lý rừng và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối họp với Sở NN&PTNT hướng dẫn 2 công ty lâm nghiệp rà soát, thống kê, phân loại các loại đất theo đúng quy định của Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, chú trọng phần diện tích đất rừng hợp tác đầu tư được chuyển từ liên doanh, liên kết và diện tích hợp tác đầu tư mới... Trên cơ sở đó, nghiên cứu xây dựng phương án quản lý và sử dụng đất rừng đạt hiệu quả.
Đồng thời, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp sau khi sắp xếp, xác định ngành nghề kinh doanh là sản xuất lâm nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị, trong đó cần tập trung phát triển mạnh dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ du lịch. Thực hiện tốt vai trò hỗ trợ đối với phần diện tích sản xuất lâm nghiệp trong dân, vai trò liên kết với các doanh nghiệp lâm nghiệp khác trên địa bàn tỉnh và trong khu vực. Kêu gọi đầu tư và áp dụng khoa học - công nghệ vào trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu, gỗ lớn, chế biến nông, lâm sản. Chuyển giao các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao để đưa vào sản xuất kinh doanh./.
Nguyễn Phú
相关推荐
- Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- State President meets with Vietnamese community in Chile
- Prime Minister to attend 8th Greater Mekong Subregion Summit
- PM’s trip to promote cooperation among Vietnamese, Chinese localities
- Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- Seminar spotlights Hồ Chí Minh's contributions to Việt Nam
- PM visits President Hồ Chí Minh relic site in Kunming, China
- Vice State President holds talks with Swedish PM