您的当前位置:首页 > World Cup > 【ket qua thuy si】Lý do để Đông Nam Á xoay trục sang BRICS 正文

【ket qua thuy si】Lý do để Đông Nam Á xoay trục sang BRICS

时间:2025-01-26 00:40:08 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Cơ hội mới để BRICS thúc đẩy sự phát triển toàn cầu Việt Nam sẽ cử đại diện tham gia Hội nghị Thượng ket qua thuy si

Cơ hội mới để BRICS thúc đẩy sự phát triển toàn cầu Việt Nam sẽ cử đại diện tham gia Hội nghị Thượng đỉnh của Nhóm BRICS Thách thức trong nỗ lực mở rộng BRICS
Quốc kỳ các nước thành viên BRICS.
Quốc kỳ các nước thành viên BRICS.

Trong những ngày gần đây, Malaysia đã thể hiện rõ tham vọng muốn gia nhập BRICS. Thái Lan và Việt Nam cũng nằm trong số các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bày tỏ mối quan tâm tương tự. Tại Indonesia, ngày càng có nhiều người ý thức được rằng Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Saudi Arabia và các quốc gia Nam bán cầu khác có lý do để cạnh tranh gia nhập tổ chức liên chính phủ đang phát triển này.

Đông Nam Á có thể đặc biệt gây ra vấn đề đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Dấu ấn nổi bật của “kỷ nguyên” Biden kể từ năm 2021 là tạo ra một thành trì khu vực chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc cũng như những nỗ lực thay thế USD trong thương mại và tài chính. Hiện nay xuất hiện sự rạn nứt rõ ràng trong quan hệ giữa Mỹ và nhiều nước thành viên ASEAN trong bối cảnh Saudi Arabia đang tăng cường các nỗ lực phi USD hóa, trong khi Trung Quốc, Nga và Iran liên kết chống lại các liên minh cũ.

Nhà phân tích Hung Tran tại Trung tâm Địa kinh tế của Hội đồng Đại Tây Dương nhận định: "Quá trình dân chủ hóa dần dần trong nền tài chính toàn cầu có thể đang diễn ra, mở đường cho một thế giới mà nhiều loại tiền tệ hơn có thể được sử dụng cho các giao dịch quốc tế. Trong một thế giới như vậy, USD sẽ vẫn nổi bật nhưng không còn ảnh hưởng quá lớn, được bổ sung bởi các loại tiền tệ như đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc, đồng Euro và đồng Yên của Nhật Bản theo cách tương xứng với dấu ấn quốc tế của những nền kinh tế này”.

Một trong những lý do khiến Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim muốn nước này gia nhập Nhóm BRICS là do sự nổi lên của Trung Quốc trên trường quốc tế, tạo ra động lực tăng trưởng khu vực. Còn đối với Thái Lan, nước hồi cuối tháng 5 tuyên bố đang nộp đơn xin gia nhập BRICS, việc gia nhập Nhóm BRICS sẽ tăng cường sự hiện diện của nước này trên trường thế giới. Theo Soumya Bhowmick, cộng tác viên tại tổ chức nghiên cứu Quỹ Nghiên cứu Nhà Quán sát, nỗ lực của Thái Lan giúp ích cho các mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn của Bắc Kinh là mở rộng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại Đông Nam Á.

Tất cả động thái trên diễn ra trong bối cảnh tình hình tài chính của Mỹ đang xấu đi và tình trạng hỗn loạn chính trị đang ở mức cao nhất. Khi nợ quốc gia của Mỹ đang tiến gần đến mức 35.000 tỷ USD – sắp đến ngưỡng 50.000 tỷ USD, đảng Dân chủ của Biden và đảng Cộng hòa của Donald Trump hầu như không thể nói chuyện được với nhau. Điều này là điềm báo xấu cho ngân sách của chính phủ trong ngắn hạn hay đối với việc tăng cường đổi mới và nâng cao năng suất trong dài hạn.

Các nhà phân tích tại Moody's cảnh báo rằng việc Mỹ áp dụng thuế quan quá mức, lo ngại về tình trạng vỡ nợ và các thể chế suy yếu đang đe dọa đến vị thế tiền tệ dự trữ của USD. Moody's lập luận: "Mối nguy hiểm lớn nhất trong ngắn hạn đối với vị thế của USD bắt nguồn từ rủi ro về những sai lầm chính sách của Washington làm suy yếu lòng tin, chẳng hạn như việc Mỹ vỡ nợ. Các thể chế suy yếu và sự chuyển hướng chính trị sang chủ nghĩa bảo hộ đe dọa vai trò toàn cầu của USD". Bây giờ, khi Đông Nam Á nghiêng về BRICS, thật khó để không nghĩ rằng Mỹ có nguy cơ mất nhiều hơn là chỉ thiệt hại về kinh tế.