当前位置:首页 > Thể thao

【kq nhật】Xuất khẩu thủy sản có nhiều cơ hội bất chấp Covid

VIệt Nam có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp,ấtkhẩuthủysảncónhiềucơhộibấtchấkq nhật thúc đẩy xuất khẩu
Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bật tăng
Xuất khẩu thủy sản sang các nước khối CPTPP tăng ấn tượng
Nhu cầu tôm cho phân khúc bán lẻ tại các thị trường lớn như Mỹ, EU tiếp tục đà gia tăng. 	Ảnh: N.Thanh
Nhu cầu tôm cho phân khúc bán lẻ tại các thị trường lớn như Mỹ, EU tiếp tục đà gia tăng. Ảnh: N.Thanh

Xuất khẩu tăng hơn 6%

Theo Bộ NN&PTNT, tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2021, XK nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó XK thủy sản ước đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1%.

Covid-19 vẫn hoành hành tại nhiều quốc gia và tác động trực tiếp tới XK toàn ngành nông, lâm thủy sản nói chung, trong đó có thủy sản. Vậy tại sao kết quả XK thu về trong 4 tháng đầu năm nay vẫn tương đối khả quan như vậy? Trả lời câu hỏi này của phóng viên Tạp chí Hải quan, Thứ trưởng Bộ NN&PTTN Phùng Đức Tiến phân tích, Covid-19 xảy ra là điều rất nguy hiểm với các nhà máy. Bộ NN&PTNT liên tục chỉ đạo bằng các văn bản và trực tiếp cử đoàn công tác xuống cơ sở để chỉ đạo phải giữ được an toàn sinh học tốt nhất. An toàn sinh học đối với vùng nguyên liệu, đặc biệt là nhà máy chế biến phải làm thật nghiêm túc, chắc chắn. Thậm chí, Bộ NN&PTNT còn chỉ đạo thực hiện "nội bất xuất ngoại bất nhập" với các nhà máy chế biến. Kết quả là đến nay chưa có cơ sở chế biến nào xảy ra dịch Covid-19. Khi làm tốt như vậy, XK các sản phẩm nông, lâm, thủy sản sẽ thuận lợi hơn.

Hiện nay, Việt Nam có 815 DN về tôm, 200 DN về cá tra và 125 DN khác trong lĩnh vực thủy sản. Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã XK đi nhiều thị trường lớn như EU, Mỹ... Mới đây, Mỹ đã tiến hành thanh tra lại về cá tra Việt Nam và kết quả cho thấy, cá tra Việt vẫn đảm bảo các tiêu chí do Mỹ đặt ra, XK bình thường. Việt Nam cũng vẫn liên tục XK sản phẩm nông sản, thủy sản sang EU.

"Có một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững kết hợp với quản lý chặt chẽ về an toàn sinh học là lý do khiến tốc độ tăng trưởng cũng như trị giá XK toàn ngành nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm nay cao hơn cùng kỳ năm 2020. Nếu tình hình dịch Covid-19 thời gian tới được kiểm soát ổn hơn, Bộ NN&PTNT sẽ làm một lễ XK thủy sản đầu tiên sang thị trường Anh (XK theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh khi Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2021-PV); đồng thời tăng cường XK sang thị trường Trung Quốc, thị trường Hàn Quốc", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Nhiều cơ hội

Hiệp hội Chế biến và XK Việt Nam (VASEP) dự báo, XK thủy sản trong cả quý 2/2021 sẽ tiếp đà tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 2,1 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng tôm tiếp tục tăng trưởng khả quan 10%, đạt 980 triệu USD; XK hải sản ước đạt 816 triệu USD, tăng 9,6%,...

Diễn tiến XK tôm và cá tra sẽ phụ thuộc chủ yếu vào biến động thị trường. Đối với mặt hàng tôm sẽ nhiều tín hiệu tốt hơn vì nhu cầu tôm cho phân khúc bán lẻ tại các thị trường lớn như Mỹ, EU tiếp tục đà gia tăng. Việc triển khai tiêm vắc xin diện rộng ở những thị trường này giúp người dân dần yên tâm, quay lại với hoạt động du lịch và các hoạt động công cộng, do vậy nhu cầu sẽ phục hồi ở cả lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và dịch vụ.

Về cơ hội tăng trưởng XK thủy sản thời gian tới, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn cho sản xuất tôm của Ecuador, Ấn Độ; thêm nữa các chuỗi giá trị của các nước "đối thủ" cạnh tranh với Việt Nam bị đứt gãy. Đây là thời cơ lớn. Khi đã giữ được an toàn sinh học, Việt Nam tiếp tục tăng diện tích nuôi trồng để nâng cao sản lượng, giữ được chế biến. Như vậy, chuỗi giá trị của Việt Nam có thể ổn định phát triển. Ví dụ, hiện nay Việt Nam không những đảm bảo mà còn tăng diện tích nuôi tôm lên trên 74.000 ha, dự kiến năng suất tôm/ha cũng sẽ tăng. Khi FTA với các nước được mở ra, nước XK cạnh tranh với Việt Nam giảm sút thì đó chính là cơ hội của Việt Nam.

"Giao ban khối thủy sản mới đây, tôi đã đề nghị Tổng cục Thủy sản chỉ đạo địa phương phải tăng ngay diện tích và đảm bảo các yếu tố giống, quy trình nuôi, khai thác chế biến để nâng cao giá trị cũng như thương hiệu ngành tôm. Theo Quyết định 79/QĐ-TTg của Thủ tướng về Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, XK tôm năm 2025 phải đạt 10 tỷ USD. Kết thúc năm 2020, XK tôm mới đạt 3,93 tỷ USD. Điều kiện hiện tại là yếu tố thuận lợi để thực hiện mục tiêu đề ra", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhìn nhận.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng nêu rõ, những năm tới đây sẽ thúc đẩy đồng thời nhiều giải pháp để đẩy mạnh XK thủy sản từ nuôi, chế biến, thị trường, hợp tác quốc tế. Một trong những giải pháp quan trọng là đầu tư vào hạ tầng vì hạ tầng thủy sản rất yếu kém, trong nhiều năm qua chưa được đầu tư thích đáng kể cả nuôi và khai thác.

分享到: