当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bang xep hang bong da dan mach】Máy đào hầm “thần tốc” đầu tiên và những đại dự án xông đất khởi công năm 2021

【bang xep hang bong da dan mach】Máy đào hầm “thần tốc” đầu tiên và những đại dự án xông đất khởi công năm 2021

2025-01-10 01:00:18 [Cúp C1] 来源:88Point

Đó là 2 trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.

Chuyển Dự ánBOT đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ thành dự án đầu tư công 

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai sử dụng vốn đầu tư công sẽ triển khai từ năm 2021 đến năm 2023.

Một đoạn cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2275/QĐ – TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai theo hình thức BOT đã được phê duyệt tại Quyết định số 1768/QĐ – TTg ngày 6/12/2019.

Theáyđàohầmthầntốcđầutiênvànhữngđạidựánxôngđấtkhởicôngnăbang xep hang bong da dan macho đó, Thủ tướng quyết định điều chỉnh tên dự án thành: Dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai; đồng thời phân kỳ đầu tư Dự án theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (thực hiện từ 2021 – 2023) Dự án sẽ giải phóng mặt bằng theo quy mô đầu tư hoàn chỉnh, chiều rộng nền đường 17 m nhưng chỉ đầu tư theo quy mô 2 làn xe, rộng 11 m; giai đoạn 2 sẽ đầu tư hoàn chỉnh với quy mô đã được phê duyệt tại Quyết định số 1768.

Dự án cũng đồng thời được chuyển hình thức đầu tư từ BOT thành đầu tư công, với tổng mức đầu tư  3.113 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 có chi phí 2.653 tỷ đồng. Thủ tướng giao UBND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục là cơ quan chủ trì và cấp quyết định phê duyệt điều chỉnh Dự án.

Trước đó, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xin thay đổi khá nhiều nội dung đầu tư so với chủ trương đầu tư đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1768/QĐ-TTg ngày 6/12/2019.

Trên cơ sở sự cần thiết, cấp bách triển khai Dự án trong điều kiện khó có khả năng huy động vốn tín dụng và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư không thành công, UBND tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng phương án điều chỉnh chủ trương đầu tư chuyển đổi toàn bộ Dự án từ hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công. Cụ thể, Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ 3.112,9 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng, thiết bị  2.119,788 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 550 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án 19,5 tỷ đồng; chi phí tư vấn xây dựng: 61,118 tỷ đồng; chi phí khác 35,694 tỷ đồng; chi phí dự phòng: 326,844 tỷ đồng.

Tổng mức đầu tư này được xây dựng trên cơ sở cập nhật tổng mức đầu tư đã được phê duyệt trong Báo cáo nghiên cứu khả thi là 3.271 tỷ đồng, bỏ chi phí lãi vay trong giai đoạn xây dựng.

UBND tỉnh Tuyên Quang cũng đề xuất phân kỳ đầu tư Dự án chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn I, Dự án thực hiện năm 2021 – 2023 sẽ giải phóng mặt bằng với quy mô hoàn chỉnh với nền đường rộng 17m; chiều rộng mặt đường 11m, gồm 2 làn xe cơ giới. Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn I là  2.653 tỷ đồng. Giai đoạn II Dự án sẽ thực hiện sau năm 2025 sẽ đầu tư hoàn chỉnh với quy mô theo chủ trương được duyệt tại Quyết định số 1768 khi được bố trí vốn với chi phí khoảng 459,970 tỷ đồng.

Trong giai đoạn I, UBND tỉnh Tuyên Quang đề xuất vốn ngân sách Trung ương là 2.100 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 79,16% tổng mức đầu tư giai đoạn I, trong đó đã bố trí 500 tỷ đồng thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020; vốn ngân sách địa phương 553 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 20,84% tổng mức đầu tư giai đoạn I.

UBND tỉnh Tuyên Quang đánh giá, trong trường hợp Dự án được chuyển đổi từ hình thức PPP sang đầu tư công sẽ có những tác động tích cực, đảm bảo chắc chắn triển khai thành công dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, nhằm khắc phục, hạn chế những tác động của dịch Covid-19 trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Tại Quyết định số 1768/QĐ-TTg ngày 6/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai có mục tiêu đầu tư khoảng 40,2 km theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT; tổng mức đầu tư khoảng 3.271,09 tỷ đồng (trong đó 500 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương, 10,79 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương, 2.760,3 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và vốn vay tín dụng); tiến độ thực hiện từ năm 2019 và cơ bản hoàn thành vào năm 2023.

Trước đó, UBND tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Tuy nhiên, đến hết thời điểm đóng thầu không có nhà đầu tư nào nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Nguyên nhân do trong giai đoạn hiện nay, việc thu hút các nhà đầu tư thực hiện dự án cũng như việc các ngân hàngcho vay vốn để thực hiện dự án BOT là rất khó khăn, các nhà đầu tư không tiếp cận được nguồn vốn vay của các Ngân hàng. Vì vậy, dự án không hấp dẫn nhà đầu tư, đấu thầu sơ tuyển nhà đầu tư không thành công.

Thông xe kỹ thuật cầu Triều hơn 400 tỷ đồng kết nối Quảng Ninh và Hải Dương

Ngày 1/1/2021, cầu Triều bắc qua sông Kinh Thầy, nối 2 địa phương thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) và thị xã Kinh Môn (Hải Dương) đã được thông xe kỹ thuật sau 14 tháng thi công.

Cầu Triều góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa, phát triển sản xuất, dịch vụ, kết nối các điểm, tuyến du lịch tâm linh, du lịch, phát triển kinh tế - xã hội giữa hai địa phương.

Sáng ngày 1/1/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chính thức tổ chức thông xe kỹ thuật cầu Triều và đường dẫn nối Quốc lộ 18 (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) với đường tỉnh 389 (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Công trình đã về đích trước tiến độ đến 6 tháng.

Công trình được khởi công tháng từ 10/2019, tổng mức đầu tư 430 tỷ đồng. Cầu dài gần 750m (tính đến đuôi mố); phần đường dẫn dài trên 2,2 km. Để hình thành, xây dựng nên công trình, cần phải giải phóng mặt bằng 8,3 ha đất, liên quan đến 234 hộ dân các khu Bình Lục Thượng, Bình Lục Hạ, Triều Khê, Đông Tân (phường Hồng Phong). Mặc dù số đất bị thu hồi lớn, trong đó có 14 hộ bị thu hồi đất ở, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trong vùng, song ai cũng đồng thuận để công tình sớm được hoàn thành.

Cầu Triều không chỉ nối với tỉnh lộ 389 của Hải Dương, sau này sẽ được kết nối đồng bộ với tuyến đường ven sông nối với cao tốc Hạ Long - Hải Phòng qua thị xã Quảng Yên, TP Uông Bí, tạo nên hệ thống giao thông huyết mạch, thông suốt, mở ra triển vọng phát triển mới cho thị xã Đông Triều nói riêng, khu vực phía Tây của tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Thay mặt cho lãnh đạo thị xã Đông Triều, ông Phạm Văn Thành, Bí Thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã đã báo cáo khái quát về Dự án xây dựng cầu Triều và đường dẫn nối Quốc lộ 18 (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) với đường tỉnh 389 (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

Theo đó, dự án được thực hiện theo các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh và thị xã Đông Triều và cụ thể hóa chương trình phối hợp giữa Ban thường vụ 2 tỉnh Quảng Ninh - Hải Dương.

Giai đoạn I của quy hoạch, Dự án được phê duyệt với tổng mức đầu tư 430 tỷ đồng. Trong đó nguồn kinh phí tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ 240 tỷ đồng để thi công phần cầu; ngân sách thị xã Đông Triều thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư và đường dẫn kết nối với Quốc lộ 18, đèn chiếu sáng, an toàn giao thông; quy mô đầu tư là Dự án nhóm B, công trình cầu cấp I, công trình đường bộ cấp III.

Việc hoàn thành công trình đồng bộ với nâng cấp, thông tuyến đường 389, cầu Mây đã rút ngắn quãng đường di chuyển từ thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh với Quốc lộ 5, Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cũng như với tỉnh Hải Dương, các tỉnh duyên hải Bắc bộ và Hà Nội khoảng 25 km (tương đương với 30 phút).

Ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu khẳng định: Đây là sự kiện quan trọng chào đón năm mới 2021 và chào mừng Đại hội XIII của Đảng. Công trình được đưa vào sử dụng đã đáp ứng mong mỏi từ nhiều năm nay của người dân 2 tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi thông suốt, tiết kiệm đáng kể về thời gian di chuyển, chi phí lưu thông, xóa bỏ tình trạng chờ phà ngóng đò, nâng cao an toàn cho người dân, doanh nghiệp;...

Để tăng tính liên kết vùng, tỉnh Quảng Ninh hiện cũng đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cầu Lại Xuân kết nối Đông Triều với Thủy Nguyên (Hải Phòng) và cầu Rừng nối thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) với Thủy Nguyên; triển khai dự án tuyến đường tốc độ cao 10 làn xe từ nút giao Hoàng Tân thuộc Cao tốc Hải Phòng – Quảng Ninh dọc theo sông Đá Vách, sông Kinh Thầy từ Quảng Yên, Uông Bí đến Đông Triều (qua cầu Triều)... Các dự án này sẽ giúp hoàn thiện mạng lưới giao thông, kết nối các vùng, các khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đặc biệt là tạo ra không gian kinh tế nhiều tiềm năng tạo bước phát triển mới trên địa bàn 2 thị xã, 2 tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và miền núi phía Bắc.

Những đại dự án giao thông xông đất khởi công năm 2021

Dự án xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ sẽ là đại công trình đầu tiên được khởi công trong năm 2021, mở màn cho một năm sôi động trên các công trường của ngành GTVT.

Cho đến thời điểm này, những công tác chuẩn bị cho lễ động thổ Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long dự kiến diễn ra vào ngày 4/1/2021 đã được Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long cơ bản hoàn tất.

Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn tới Cà Mau sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2025.

Ngoài việc đã xác định được nhà thầutrúng thầu 3/3 gói thầu xây lắp, công tác GPMB phục vụ Dự án xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ cũng đã đạt hơn 80%, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thi công tăng tốc ngay trong năm 2021.

“Đây là dự án đặc biệt quan trọng góp phần hoàn thiện tuyến đường cao tốc Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau, được ngành GTVT xác định là công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết.

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận  - Cần Thơ, giai đoạn 1 có tổng chiều dài tuyến khoảng 22,97 km (địa phận tỉnh Vĩnh Long dài 12,52 km, tỉnh Đồng Tháp dài 10,45 km); điểm đầu tại Km107+363,08 kết nối với cầu Mỹ Thuận 2 thuộc địa phận thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; điểm cuối tại Km130+337 (nút giao Chà Và, kết nối với Quốc lộ 1 hiện hữu) thuộc địa phận thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100km/h; mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 6 làn xe; mặt cắt ngang giai đoạn 1, phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường rộng17 m, vận tốc thiết kế 80km/h.

Dự án được triển khai theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư là 4.827,32 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách Trung ương, trong đó vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 932 tỷ đồng, vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 3.895,32 tỷ đồng.

Đúng một ngày sau, tại Đồng Nai, Bộ GTVT và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV sẽ khởi công gói thầu rà phá bom mìn-  hạng mục đầu tiên của Dự án đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, trước khi tiến hành triển khai các hạng mục quan trọng khác của đại sân bay này trong năm 2021.

“Việc khởi công Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 là sự cụ thể hóa quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển đột phá về hạ tầng giao thông, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch Covid -19”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc hoàn thành thông toàn tuyến cao tốc Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau; xây dựng xong sân bay Long Thành giai đoạn 1; nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ là những công trình nhận được sự ưu tiên lớn của ngành GTVT trong 5 năm tới đây.

Cũng trong những ngày đầu tiên của năm 2021, Bộ GTVT cũng sẽ đưa vào khai thác một loạt các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như: 2 dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất (1/1/2021); Dự án cải tạo, nâng cấp mặt cầu Thăng Long (7/1/2021); Dự án BOT hầm Hải Vân 2 (dự kiến cuối tháng 1/2021); bàn giao và khai thác Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông (cuối quý I/2021); thông xe khai thác tạm tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (dự kiến trước Tết nguyên đán 2021 khoảng 10 ngày).

Được biết, trong năm 2020, Bộ GTVT đã kịp thời hoàn thành đưa vào khai thác 21 công trình, dự án và hoàn tất thủ tục, triển khai thi công 19 công trình dự án mới.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, Bộ GTVT đã hoàn thiện thủ tục và triển khai khởi công 03 dự án thành phần được chuyển sang hình thức đầu tư công (đoạn Mai Sơn - QL45, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây); đồng thời, Bộ đã trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị chuyển đổi hình thức đầu tư đối với 2 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP do không lựa chọn được nhà đầu tư (QL45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu) và đang tích cực đánh giá hồ sơ đề xuất tài chínhcủa nhà đầu tư đối với 3 dự án thành phần có nhà đầu tư đáp ứng (Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo), dự kiến hoàn thành và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong tháng 12/2020; tích cực phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo để sớm khởi công một số hạng mục thuộc Dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Bộ GTVT cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thể chế đối với dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành; đã tiến hành động thổ Cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ thuộc dự án WB6; tập trung triển khai để đưa vào khai thác một số hạ tầng giao thông quan trọng như tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, sửa chữa mặt cầu Thăng Long, Dự án nâng cấp, sửa chữa đường cất, hạ 6 cánh, đường lăn cảng sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông, triển khai hệ thống thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng...

Liên danh Cienco4 được chọn là nhà đầu tư Dự án cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt

Dự án PPP thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt dài khoảng 50 km đi qua địa phận Nghệ An, Hà Tĩnh đã tìm được nhà đầu tư.

Chiều nay (31/12), một lãnh đạo Vụ PPP - Bộ GTVT xác nhận, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt được thực hiện theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Đồ họa tuyến Diễn Châu - BãiVọt. Đồ họa: Lâm Tùng

Theo đó, tên nhà đầu tư trúng thầu là Liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4 - Công ty TNHH Đầu tư Núi Hồng - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng VINA2 với giá trị đề nghị trúng thầu (vốn góp của nhà nước - VGF) là 4.159,59 tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư (theo kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư) là 11.157,82 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhà đầu tư 5.090,08 tỷ đồng; phần nhà nước tham gia trong dự án: 6.067,73 tỷ đồng, bao gồm: vốn góp của nhà nước (VGF) là 4.159,59 tỷ đồng; vốn hỗ trợ của nhà nước thực hiện một số công việc thuộc trách nhiệm của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoảng 1.908,14 tỷ đồng.

Theo hồ sơ mời thầu, Dự án có thời gian xây dựng là 3 năm; thời gian thu phí và vận hành khai thác là khoảng 16 năm 6 tháng, với tổng vốn đầu tư (cập nhật theo dự toán điều chỉnh được phê duyệt) khoảng 11.722 tỷ đồng.

Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt có điểm đầu tại Km430 + 00 (trùng với điểm cuối Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu), thuộc địa phận huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Điểm cuối tại Km479 + 300, thuộc địa phận huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Trước đó, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang - Cam Lâm thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 – 2020.

Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải được đề nghị là nhà đầu tư trúng thầu Dự án với giá trị đề nghị trúng thầu (Vốn góp của nhà nước - VGF) là 1.788,28 tỷ đồng/1.800,28 tỷ đồng.

Dự án PPP thành phần cao tốc Bắc - Nam còn lại là Cam Lâm - Vĩnh Hảo dự kiến công bố nhà đầu tư trúng thầu trong tuần đầu tiên của năm mới 2021.

"Thần tốc" - Máy đào hầm đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội

Ngày 30/12, sau hai tháng vận chuyển và lắp đặt, khiên đào – bộ phần cuối cùng của máy TBM có tên gọi là “Thần tốc” đã được hạ xuống tầng đáy ga ngầm S9 - Kim Mã.

Khiên đào được lắp đặt vào thân máy đào TBM

Ông Lê Trung Hiếu, Phó Trưởng Ban, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, dự kiến trong ngày hôm nay công tác lắp đặt khiên đào vào máy đào "Thần tốc" sẽ hoàn thành.

"Thần tốc" là máy đào hầm metro đầu tiên của Thủ đô Hà Nội. Máy được thiết kế riêng cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội và được sản xuất bởi hãng Herrenkecht (CHLB Đức),

"Thần tốc" có chiều dài hơn 100 m, nặng khoảng 850 tấn gồm nhiều bộ phận, thiết bị phức tạp được tháo rời thành nhiều mảnh để vận chuyển và được lắp ráp hoàn thiện  tại đáy ga ngầm S9.

Riêng khiên đào nặng khoảng 63,3 tấn gồm các bộ phận chính như đầu cắt, lưỡi cào, dụng cụ xới và các răng gàu xúc... được thiết kế phù hợp tối ưu với địa chất của Hà Nội.

Theo ông Lê Trung Hiếu, điểm đặc biệt của máy đào TBM này là khiên đào có đường kính 6,55 m được sơn với họa tiết cờ đỏ sao vàng nổi bật.

Máy đào hầm TBM hoạt động trên nguyên lý cân bằng áp lực đất. Phía sau khiên đào được bố trí một vách ngăn kín. Đất từ khiên đào sẽ rơi vào khoang kín và tạo ra sự cân bằng áp lực giữa đất đào và đất chưa đào, làm cho gương đào ổn định và không sạt lở. Áp lực của đất trong khoang cân bằng và luôn được theo dõi bởi các thiết bị đặc biệt đặt trực tiếp trong đó.

Việc quan trắc và cảnh báo sụt lún đất trong quá trình đào cũng được MRB cùng các nhà thầu hết sức quan tâm nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình trên và dưới mặt đất.

Dự kiến sau khi hoàn thành lắp đặt, máy đào hầm "Thần tốc" sẽ được các Chuyên gia từ hãng Herrenkecht cùng các Kỹ sư, công nhân Việt Nam tiến hành hiệu chỉnh, đảm bảo các tham số vận hành ở mức hoàn hảo trước khi tiến hành công tác đào hầm.

Cỗ máy đào hầm thứ hai có tên “Táo bạo” hiện đang được vận chuyển về Việt Nam và cũng sẽ được tiến hành hạ xuống đáy nhà ga S9.

Sau khi lắp ráp, hiệu chỉnh xong, dự kiến vào đầu tháng 4/2021, các máy TBM sẽ bắt đầu khoan từ ga S9 tới ga S12 - Ga Hà Nội ở cuối đường Trần Hưng Đạo với tổng chiều dài 4 km, hai máy không khoan song song mà sẽ cách nhau ở khoảng cách 100 - 200 m. Khoan đến đâu vỏ hầm sẽ được lắp hoàn thiện đến đấy.

"Theo thiết kế, trong điều kiện lý tưởng, mỗi ngày máy TBM sẽ đào được khoảng 10 m đường hầm. Như vậy với tổng chiều dài khoảng 4 km dự kiến sẽ mất khoảng 400 ngày để hoàn thành công tác đào hầm", ông Lê Trung Hiếu cho biết.

Dự án tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội đang được xây dựng có chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km đi trên cao và 4 km đi ngầm. Dự án có tổng mức đầu tư 1,176 tỷ Euro, từ nguồn vốn vay ODA Ngân hàng đầu tư châu Âu, Chính phủ Pháp, Ngân hàng phát triển châu Á và vốn đối ứng trong nước.

Dự án gồm 10 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu được thiết kế thành 4 toa với tổng chiều dài 78,2 m, có 94 ghế được phân chia ra các khu vực cho người tàn tật và có thể chở tổng cộng 944 hành khách mỗi chuyến. Tàu sẽ khai thác với tốc độ thương mại 35k m/giờ, tốc độ thiết kế tối đa đạt 80 km/giờ. Đoàn tàu đầu tiên được chế tạo tại Pháp đã về Việt Nam vào ngày 18/10/2020.  Dự kiến, tháng 1/2021, đoàn tàu thứ 2 sẽ về Việt Nam và đến tháng 6/2021 tất cả 10 đoàn tàu tuyến sẽ có mặt đầy đủ.

Dự kiến dự án sẽ đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao vào tháng 4/2021, đoạn đi ngầm vào tháng 12/2022.

Những tín hiệu tích cực từ dòng vốn đầu tư đổ vào y tế

Lĩnh vực y tế đang đón nhận những tín hiệu tích cực trong thu hút đầu tư tư nhân bởi hàng loạt dự án quy mô được công bố trong năm 2020.

Ngay đầu tháng 1/2020, lãnh đạo tỉnh Trà Vinh đã trao quyết định chủ trương đầu tư Dự án khu dược phẩm công nghệ cao TV. Pharm với quy mô, công suất thiết kế 1,5 tỷ viên/năm, tổng vốn đầu tư ban đầu 650 tỷ đồng.

Bệnh viện quốc tế Hạnh phúc.

Mục tiêu của dự án là sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn GMP - EU, sản xuất thuốc chiết xuất từ dược liệu, thuốc đông dược đạt tiêu chuẩn GMP - WHO; sản xuất sản phẩm sinh học.

TV. Pharm là một trong những dự án được các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tái khởi động trong năm COVID-19 bằng dòng vốn “khủng”, với tổng vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Dự án Bệnh viện Vạn Phúc - Sài Gòn (Q.Thủ Đức), Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Phía Tây (Q.Tân Phú) với công suất thiết kế 350 giường đã khởi công vào cuối tháng 5/2020. Đặc biệt, Bệnh viện TWG - Sản Nhi Long An quy mô 500 giường bệnh, mô hình xã hội hóa y tế tiêu biểu, đã chính thức được trao quyền khai thác vận hành cho Tập đoàn Thế Giới Kỹ Thuật (TWG) từ tháng 2/2020.

Có thể nói đây là những dự án đầu tư tư nhân trong lĩnh vực y tế trong khoảng 2 năm gần đây nhằm khai phá tiềm năng tăng trưởng của ngành y tế, và tận dụng cơ hội từ chính sách khuyến khích. Hàng loạt công trình bệnh viện quy mô do tư nhân đầu tư khác như : Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, Bệnh viện Phương Châu Sóc Trăng... cũng đã được xây dựng tại khu vực phía Nam. Khi nền kinh tế phát triển sẽ khiến mức sống tăng cao, kéo theo đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng đòi hỏi ngày càng toàn diện hơn.

Từ năm 2015, Chính phủ đã ban hành chính sách xã hội hóa khuyến khích tư nhân tham gia vào lĩnh vực này, chung tay phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Hưởng ứng lời kêu gọi, chỉ sau 4 năm đã có 206 bệnh viện tư nhân với hơn 15.470 giường bệnh và trên 35.000 phòng khám tư nhân khắp cả nước. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế của một đất nước hơn 90 triệu dân và tỷ lệ dân số già ngày một gia tăng, thì đó vẫn là những con số còn khá khiêm tốn.

Không chỉ đầu tư vào các cơ sở y tế tư nhân, dòng tiền tiếp tục đổ vào các dự án bệnh viện tư nhân theo hướng 4.0.

Theo ông Lê Cao Minh - Tổng giám đốc Tập đoàn Thế giới kỹ thuật TWG - tập đoàn đa ngành đang tham gia trong nhiều dự án xã hội hóa y tế nổi bật như Bệnh viện Sản nhi Long An, Bệnh viện Hoàn Mỹ phía Tây và nhiều dự án mảng y tế và chăm sóc sức khỏe: "Ngay từ giai đoạn đầu dự án, chúng tôi định hướng chú trọng hợp tác với các đối tác là tổ chức y tế quốc tế uy tín như: AP-HP (Pháp) - đơn vị chuyên tư vấn thiết kế, quản lý và vận hành bệnh viện, Oncocare (Singapore) - trung tâm điều trị ung thư, Metran (Nhật Bản) - công ty chuyên sản xuất máy trợ thở của ông Trần Ngọc Phúc… để tối ưu hệ thống trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán và điều trị các mặt bệnh chuyên sâu, đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe chất lượng cho người dân một cách hiệu quả, toàn diện với chi phí phù hợp.

Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đã chỉ rõ: Tổng mức chi tiêu cho y tế tại thị trường nội địa chiếm khoảng 5,8% GDP. Chỉ số này được xem là cao nhất trong khu vực và dự kiến sẽ duy trì ổn định đến năm 2035. Điều đó sẽ tiếp tục mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong thời gian tới.

Với những tính hiệu tích cực này, cùng với những chính sách mới và cơ sở pháp lý thuận lợi hơn, đầu tư tư nhân vào y tế kỳ vọng sẽ có nhiều tín hiệu tích cực hơn, góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao từ đó “giữ chân” dòng ngoại tệ khoảng 2,5 tỷ USD của Việt chảy ra nước ngoài cho việc khám chữa bệnh mỗi năm.

Hà Tĩnh: Thu hồi khu đất “vàng” của TECCO để đấu giátìm chủ mới

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký Quyết định (số 3937) về việc đấu giá quyền sử dụng đất khu đất thu hồi từ Công ty CP TECCO Hà Tĩnh nhưng không được đầu tư như cam kết.

Khu đất Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ tại TP Hà Tĩnh trước đây cấp cho Công ty Cổ phần TECCO Hà Tĩnh nhưng không được đầu tư như cam kết.

Theo đó, Quyết định số 3937/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án đấu giá và quyết định đấu giá quyền sử dụng đất khu đất thu hồi thực hiện Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ tại phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh do ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký.

Tỉnh này lên phương án đấu giá, tìm nhà đầu tư mới Khu đất Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ tại TP Hà Tĩnh trước đây cấp cho Công ty Cổ phần TECCO Hà Tĩnh nhưng không được đầu tư như cam kết.

Cụ thể, khu đất đất thu hồi của Công ty Cổ phần TECCO Hà Tĩnh tại Khu đô thị Bắc, phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh có tổng diện tích 15.901,0m2 sẽ được thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Thời gian dự kiến sẽ tổ chức bán đấu giá khu đất trong quý IV/2020 – quý I/2021. Đối tượng tham gia đấu giá khu đất này là tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai; có chức năng kinh doanh bất động sảnvà có vốn pháp định không dưới 20 tỷ đồng.

Mục đích của việc đấu giá khu đất trên nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả quỹ đất, thu hút đầu tư theo kế hoạch phát triển chung của tỉnh theo hướng công khai, minh bạch, tăng nguồn thu ngân sách từ việc đấu giá quyền sử dụng đất.

Trước đó, Dự án Trung tâm thương mại và căn hộ TECCO được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Ứng dụng công nghệ mới (TECCO) từ năm 2011 với tổng mức đầu tư khoảng 1.179 tỷ và thực hiện từ tháng 10/2011 – tháng 8/2014.

Trong đó, dự án Trung tâm thương mại và căn hộ TECCO có diện tích 15.901m2, mức đầu tư 644,3 tỷ đồng. Vị trí giáp đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường Xuân Diệu và đường Nguyễn Huy Oánh, phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh).

Tuy nhiên, sau thời gian dài do dự án chậm tiến độ, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư theo quyết định số 4201/QĐ-UBND ngày 14/12/2013.

Kiến nghị Thủ tướng cho thông tuyến tạm thời cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dịp Tết Nguyên đán 2021

Bộ GTVT đánh giá, Dự án BOT đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cơ bản đáp ứng yêu cầu thông tuyến tạm trong dịp Tết Nguyên đán 2021 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Một đoạn đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được trải cấp phối đá dăm phục vụ khai thác tạm thời.

Bộ GTVT vừa có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận Kế hoạch phân luồng và tổ chức giao thông tạm thời trên tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận trong dịp Tết Nguyên đán 2021 và yêu cầu UBND tỉnh Tiền Giang, Doanh nghiệp dự án tổ chức phân luồng giao thông đảm bảo tuyệt đối an toàn; triển khai các hạng mục còn lại của Dự án đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng.

Theo Bộ GTVT, đến ngày 31/12/2020, Dự án cơ bản đáp ứng được yêu cầu thông tuyến tạm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, để đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 275/TB-VPCP ngày 6/8/2020, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các lực lượng chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông…) phối hợp chặt chẽ với lực lượng điều tiết giao thông của dự án, thường xuyên thường trực trong thời gian thông tuyến tạm trong dịp Tết để tổ chức phân luồng giao thông đảm bảo an toàn và xử lý kịp thời những tình huống xảy ra (nếu có).

UBND tỉnh Tiền Giang, Doanh nghiệp dự án chịu hoàn toàn trách nhiệm để đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông trong thời gian thông tuyến, phân luồng và tổ chức giao thông tạm thời.

Tại Thông báo số 275, Thủ tướng giao UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT đánh giá nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2021; thống nhất với Nhà đầu tư Dự án, phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời trên tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận trong trường hợp xảy ra ùn tắc trên tuyến Quốc lộ 1A, bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Tiền Giang, hiện nay, Dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đang triển khai thi công 31/36 gói thầu, 5 gói thầu còn lại (trạm thu phí, ITS, chiếu sáng, cầu vượt và đường gom bổ sung) sẽ tiếp tục triển khai theo tiến độ dự án.

Lũy kế giá trị khối lượng thi công của các gói thầu đã triển khai đến ngày 22/12/2020 đạt 4.801,46 tỷ đồng/4.983 tỷ đồng bằng 96,36% so với mốc tiến độ thông tuyến vào cuối năm 2020; theo đó Doanh nghiệp dự án đã hoàn thành thi công gia tải xử lý nền đất yếu trên tuyến chính, một số gói thầu đã dỡ tải để thi công lớp cấp phối đá dăm, đoạn đầu tuyến giáp cao tốc Tp.HCM - Trung Lương và đoạn nối từ Quốc lộ 1 vào cuối tuyến (Quốc lộ 30) đã thảm một lớp bê tông nhựa,…

Hiện nay, các đơn vị thi công các gói thầu đang tận dụng thời tiết thuận lợi khẩn trương thi công 3ca/ngày để đạt tiến độ như cam kết, đồng thời khẩn trương nghiệm thu, thanh toán khối lượng và giải ngân nguồn vốn tín dụng của dự án để bảo đảm nguồn vốn cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình và thường xuyên liên tục tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng công trình; đôn đốc các nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công dự án, đảm bảo chất lượng, vệ sinh môi trường và an toàn.

Liên quan đến Kế hoạch thông tuyến vào cuối năm 2020, UBND tỉnh Tiền Giang cho biết đã chủ trì phối hợp với Bộ GTVT đánh giá nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2021; thống nhất với nhà đầu tư dự án, phân luồng tổ chức giao thông tạm thời trên tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận trong trường hợp xẩy ra ùn tắc trên tuyến Quốc lộ 1A, đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

Theo đó, mức độ thông tuyến dự kiến của Dự án đến ngày 31/12/2020 như sau: mặt đường bê tông nhựa: 1,4 km/51,5 km; mặt đường cấp phối đá dăm: 43,4 km/51,5 km; cơ bản hoàn thành 39 cầu trên tuyến chính với tổng chiều dài là 6,7 mm; bố trí đầy đủ cọc tiêu, biển báo, hệ thống chóp nón, dây phân làn và nhân lực đảm bảo giao thông.

Hai dự án PPP cao tốc Bắc - Nam có thể được chuyển sang đầu tư công

Khi chuyển đổi thì cần bổ sung hơn 7.000 tỷ đồng, số vốn này hoàn toàn thu xếp được, vẫn nằm trong số vốn Quốc hội đã giao.

Theo dự kiến, trong phiên họp thứ 52 (tháng 1/2021) Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuyển đổi phương thức đầu tư đối với một số dự án thành phần trên tuyến Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Phiên thẩm tra của Thường trực Uỷ ban Kinh tế (Ảnh Quochoi.vn).

Ủy viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế, đại biểu Đỗ Văn Sinh cho biết, ngày 30/12/2020, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã họp mở rộng để thẩm tra việc chuyển đổi phương thức đầu tư đối với một số dự án thành phần trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư.

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã đồng ý chuyển 3 dự án thành phần là Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây từ PPP sang đầu tư công. Ba dự án này đến nay đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu 13/13 gói thầu, trong đó triển khai thi công 11/13 gói thầu. 2 gói thầu còn lại sẽ triển khi thi công đầu tháng 1/2021, phấn đấu hoàn thành và đưa vào khai thác vào cuối năm 2022.

Đối với 5 dự án thành phần theo phương thức PPP còn lại, hiện chỉ có 3 dự án thành phần lựa chọn được nhà thầu còn đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn có một nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu nhưng không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu không có nhà đầu tư nộp hồ sơ.

Hai đoạn này nằm ở giữa tuyến đường nên nếu không làm thì không thể thông toàn tuyến được, ông Sinh giải thích.

Vì lý do này, Bộ Giao thông vận tải đề xuất chuyển đổi từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước đối với 2 dự án thành phần.

Khi chuyển đổi thì cần bổ sung hơn 7000 tỷ đồng, số vốn này hoàn toàn thu xếp được, vẫn nằm trong số vốn Quốc hội đã giao. Nếu tăng thêm dù chỉ một đồng vốn thì vẫn phải trình Quốc hội quyết định, ông Sinh nhấn mạnh.

Theo ông Sinh, việc chuyển đổi này cơ bản đã được Thường trực Uỷ ban Kinh  tế đồng ý và sẽ được thực hiện theo khoản 4 Điều 3 Nghị quyết số 52/2017/QH14. Theo đó, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trong trường hợp việc đấu thầu các dự án thành phần không lựa chọn được nhà đầu tư.

Thủ tướng ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường sắt   

Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm Chủ tịch.

Do năng lực và chất lượng dịch vụ còn hạn chế so với mức độ phát triển của các phương tiện vận tải khác như đường bộ và hàng không, nên thị phần vận tải đường sắt liên tục sụt giảm, hiện chỉ chiếm khoảng 1% thị phần vận tải hành khách và 1,3% thị phần vận tải hàng hoá.

Do năng lực và chất lượng dịch vụ còn hạn chế so với mức độ phát triển của các phương tiện vận tải khác như đường bộ và hàng không, nên thị phần vận tải đường sắt liên tục sụt giảm, hiện chỉ chiếm khoảng 1% thị phần vận tải hành khách và 1,3% thị phần vận tải hàng hoá.

Ngày 29/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 2239/QĐ – TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm Chủ tịch; các ủy viên Hội đồng là đại diện các Bộ, cơ quan:  GTVT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao, Nội vụ, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ; đại diện Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; đại diện Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đại diện UBND các thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; đại diện Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, Hội Kinh tế và vận tải đường sắt Việt Nam.

Thủ tướng cũng quyết định các chuyên gia phản biện Quy hoạch gồm: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tống Trần Tùng (Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam), Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Ký (Giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng Khoa sau đại học, Trường Đại học GTVT), Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Phong (Chủ tịch Hội Kinh tế và vận tải đường sắt Việt Nam);

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan nêu trên có trách nhiệm cử đại diện cơ quan tham gia Hội đồng, gửi về cơ quan thường trực Hội đồng trước ngày 30/12/2020.

Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Hội đồng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm; chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Bộ GTVT, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 sẽ tiếp tục cải tạo, nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có (trong đó trọng tâm là tuyến đường sắt Bắc - Nam). Đồng thời, ưu tiên triển khai và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM; nghiên cứu, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp, du lịch, đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, kết nối với đường sắt xuyên Á…

Trong đó, giai đoạn đến 2030 sẽ tiếp tục nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có (trong đó ưu tiên tuyến Bắc - Nam). Đồng thời, nghiên cứu, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp, du lịch, đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, kết nối với đường sắt xuyên Á… nhằm đáp ứng khoảng 3-4% thị phần vận tải hành khách và 4-5% thị phần vận tải hàng hóa. Tiếp tục triển khai và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp.HCM để  đáp ứng khoảng 15-20% thị phần vận tải hành khách đô thị.

 Đến 2050, Bộ GTVT phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; hiện đại hóa mạng lưới tuyến đường sắt hiện có đáp ứng chủ yếu về nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách địa phương; hoàn thành việc xây dựng đường sắt Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, đường sắt xuyên Á, đường sắt kết nối các khu công nghiệp, cảng biển lớn nhằm đáp ứng tối thiểu 5-8% thị phần vận tải hành khách và 5-6% thị phần vận tải hàng hóa. Hoàn chỉnh mạng đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp.HCM, phát triển đường sắt đô thị tại các thành phố lớn khác để đáp ứng được trên 30% thị phần vận tải hành khách đô thị.

TP.HCM thông xe cầu kết cấu thép An Phú Đông thay cho phà cũ

Sáng nay (31/12), TP.HCM thông xe cầu kết cấu thép 8 nhịp dầm An Phú Đông chiều dài 239,4 m kết nối quận Gò Vấp và Quận 12 thay thế cho phà hiện hữu.

Cầu kết cấu thép An Phú Đông có tổng mức đầu tư khoảng 80 tỷ đồng, bao gồm chi phí xây dựng 65,29 tỷ đồng và các chi phí khác. Quy mô cầu thép An Phú Đông có phần cầu được xây dựng tại vị trí bến phà An Phú Đông cũ.

Cầu thép An Phú Đông tổng mức đầu tư khoảng 80 tỷ đồng, tải trọng thiết kế hoạt tải ≤ 5 tấn, bề rộng mặt cắt ngang cầu 12,4m, 2 làn xe, kết cấu nhịp gồm 8 nhịp dầm Bailey với chiều dài khoảng 239,4m.

Tải trọng thiết kế hoạt tải ≤ 5 tấn, tương ứng với tải trọng xe đơn là 13 tấn. Tĩnh không thông thuyền tại vị trí nhịp T5 và T6 là 25m x 4m. Tĩnh không đường chui tại vị trí nhịp T3 và T4 phía quận Gò Vấp 8m x 3m. Bề rộng mặt cắt ngang cầu 12,4m, 2 làn xe. Kết cấu nhịp gồm 8 nhịp dầm Bailey, chiều dài khoảng 239,4m.

Ngoài ra, phần đường đầu cầu có chiều dài đường dẫn lên cầu 1.036m gồm:14m phía quận Gò Vấp và 1.022m phía quận 12. Dự án xây dựng cấu thép An Phú Đông cũng bao gồm các hạng mục cống hộp 3x3m thuộc một phần rạch Chín Xiểng tại vị trí dọc kênh phía quận Gò Vấp để thoát nước ra sông Vàm Thuật. Hạng mục xây dựng kè dự ứng lực SW600A dọc sông Vàm Thuật ở cả hai đầu Gò Vấp và quận 12.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết sự kiện thông xe cầu thép An Phú Đông sẽ phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện, rút ngắn thời gian di chuyển, an toàn cho người dân trong khu vực hai quận Gò Vấp và quận 12. Đây là niềm mong mỏi của người dân khu vực này mấy chục năm qua. Khi công trình đưa vào khai thác oạt động giao thông từ khu vực phía Đông Bắc quận 12 đi vào các khu vực trung tâm TP.HCM và ngược lại có lộ trình ngắn hơn, thuận tiện, an toàn.

Về phương án tổ chức giao thông, ông Phúc cho biết cầu thép An Phú Đông cấm xe tải và xe khách.

Các phương tiện khác như xe hai bánh, xe ô tôcon, người đi bộ được phép lưu thông qua cầu. Chiều cao hạn chế các phương tiện qua cầu là 2m, giới hạn tốc độ tối đa các phương tiện lưu thông là 30 km/giờ.

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cũng thông tin thêm đang đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa nhiều công trình giao thông khác phục vụ người dân trong dịp tết Nguyên Đán sắp tới.

Theo đó, ngoài cầu thép An Phú Đông thì có các công trình khác như cầu Phước Lộc (huyện Nhà Bè); cải tạo nâng cấp đường Huỳnh Tấn Phát (đoạn từ cầu Phú Xuân đến phà Bình Khánh); cầu Mỹ Thuỷ 3 (thuộc nút giao Mỹ Thuỷ, quận 2); nhánh 1 cầu Kênh A (huyện Bình Chánh); các gói thầu số 2, 3 Hương lộ 11 (huyện Bình Chánh); gói thầu xây dựng đường phía trước Bến xe Miền Đông mới.

Triển khai hàng loạt dự án, công trình giao thông trọng điểm trong năm 2021

Bộ Giao thông vận tải đã cam kết hoàn thành giải ngân 100% phần vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ. Đây là động lực để triển khai nhiều dự án trọng điểm trong năm 2021.

Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với địa phương sáng 29/12, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định, năm 2020 là năm thành công của xây dựng cơ bản giao thông.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể

"Có được thành công này, xuất phát từ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngay từ đầu năm 2020, Thủ tướng đã trực tiếp chủ trì rất nhiều cuộc họp về xây dựng cơ bản để tháo gỡ các vướng mắc. Nhờ đó, 6 tháng cuối năm, chúng ta đã có những con số kết quả tốt", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Theo đó, đến nay Bộ Giao thông vận tải đã giải ngân được hơn 36.000 tỷ đồng, đạt hơn 90% trên tổng số 40.000 tỷ đồng mà ngành giao thông được giao nhiệm vụ trong năm 2020.

"Bộ Giao thông vận tải cam kết với Chính phủ là vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ sẽ giải ngân 100%. Riêng vốn ODA, năm 2020, Bộ Giao thông vận tải được giao gần 6,5 nghìn tỷ và nhiều dự án có các nguồn vốn khác nhau, chúng tôi sẽ giải ngân thấp nhất cũng phải đạt được 94%", Bộ trưởng Thể khẳng định.

Bộ trưởng nhắc tới nhiều dự án chuẩn bị hoàn thành trong thời gian tới, tuyến đường Vàm Cống – Rạch Sỏi, hầm Hải Vân 2, các dự án đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất, cầu Cửa Hội, sửa chữa cầu Thăng Long…  Bộ cũng đã hoàn thành 35 trạm thu phí tự động không dừng, nâng lên 100 trạm và còn 17 trạm đang phấn đấu hoàn thành. Phấn đấu nhanh nhất có thể hoàn thành đường sắt Cát Linh – Hà Đông; vận hành dự án Trung Lương – Mỹ Thuận… Đây là 8 dự án phấn đấu nhiều năm và nay đã cơ bản hoàn thành.

Về phương hướng trong năm 2021, Bộ trưởng cho biết, ngành Giao thông vận tải sẽ triển khai hàng loạt dự án, công trình giao thông trọng điểm, trong đó đặc biệt là cao tốc Bắc - Nam, cảng hàng không Quốc tế Long Thành, dự án Quốc lộ 19 nối Kon Tum  - Bình Định, dự án tuyến tránh Long Xuyên, tuyến Lai Châu - Lào Cai… Tổng cộng, có 8 dự án chuẩn bị khởi công để công tác đầu tư xây dựng cơ bản năm 2021 tốt hơn.

Lĩnh vực hàng không tập trung vào sân bay Điện Biên, Chu Lai, Côn Đảo...

Về hàng hải, Bộ Giao thông vận tải sẽ tập trung vào 10 cảng lớn để làm sao kết nối giao thông phát huy tốt như cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), cảng Đà Nẵng (TP Đà Nẵng), cảng Quy Nhơn (Bình Định), cụm cảng quốc tế TP HCM…

Về đường thủy nội địa, Bộ sẽ tham mưu Chính phủ để tháo gỡ làm sao có thể thông thủy được từ đường sông ra các cảng biển dễ dàng. Về đường sắt, Bộ Giao thông vận tải tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội xin chủ trương đầu tư nghiên cứu đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao.

Kiến nghị Thủ tướng sớm bố trí 1.180 tỷ đồng cho Dự án BOT hầm Đèo Cả

Đây là số tiền mà Nhà nước đã cam kết trong hợp đồng để đảm bảo phương án tài chính cho Dự án BOT xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả nhưng chưa được giải ngân.

Dự án BOT hầm đường bộ qua Đèo Cả sẽ bị vỡ phương án tài chính nếu Nhà nước không thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký trong hợp đồng BOT.

Dự án BOT hầm đường bộ qua Đèo Cả sẽ bị vỡ phương án tài chính nếu Nhà nước không thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký trong hợp đồng BOT.

Mới đây, Bộ Giao thông - Vận tải đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bố trí 1.180 tỷ đồng vốn Nhà nước theo kế hoạch để hỗ trợ Dự án BOT xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả theo chủ trương đã được chấp thuận và Hợp đồng đã ký kết.

Theo Bộ Giao thông - Vận tải, Dự án BOT xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả và hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông và hầm Hải Vân) là dự án trọng điểm quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh các tỉnh khu vực miền Trung và Tây nguyên.

Với sự quyết tâm, nỗ lực của nhà đầu tư, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương liên quan và ngân hàng cung cấp tín dụng (Vietinbank), các công trình hầm Cổ Mã, hầm Đèo Cả và hầm Cù Mông đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông, tạo điều kiện thuận lợi về kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh duyên hải miền Trung. Công trình mở rộng hầm Hải Vân là hạng mục triển khai sau cùng của Dự án, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã tổ chức kiểm tra, chấp thuận kết quả nghiệm thu, đồng thời đánh giá công trình đảm bảo an toàn, chất lượng.

Hiện tại, Bộ Giao thông - Vận tải đang phối hợp với nhà đầu tư hoàn thiện thủ tục theo quy định để sớm đưa công trình mở rộng hầm Hải Vân vào vận hành, khai thác theo kế hoạch (dự kiến cuối tháng 12/2020).

Như vậy, đến nay toàn bộ các công trình thuộc Dự án đã được nhà đầu tư triển khai thi công hoàn thành theo đúng cam kết tại hợp đồng, đảm bảo an toàn, chất lượng.

Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc thuộc trách nhiệm của Nhà nước làm ảnh hướng rất lơn phương án tài chính của Dự án, gồm việc bố trí 1.180 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước; cơ chế trạm thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan) chưa được giải quyết dứt điểm, gây ảnh hưởng đến nguồn kinh phí vận hành, bảo trì các công trình hầm và phương án trả nợ ngân hàng theo hợp đồng đã ký kết.

Từ năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xử lý dứt điểm các vướng mắc ảnh hưởng đến phướng án tài chính của Dự án, Bộ Giao thông - Vận tải đã phối hợp chặt chẽ với Nhà đầu tư, các bộ, ngành và các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải pháp xử lý.

Đối với cơ chế thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 6591/VPCP-CN ngày 11/8/2020, Bộ Giao thông - Vận tải đã tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 416/BGTVT-ĐTCT ngày 17/8/2020 về giải pháp xử lý chung đối với một số trạm BOT có bất cập. Ngày 25/11/2020 Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ xem xét giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đã có kết luận tại Thông báo số 150/TB-VPCP ngày 2/12/2020 của Văn phòng Chính phủ.

Đối với vướng mắc về 1.180 tỷ đồng, Bộ Giao thông - Vận tải cho biết, đây là phần vốn nhà nước cam kết tham gia hỗ trợ dự án nhưng đến nay chưa được bố trí để giải ngân.

Thời gian vừa qua, triển khai Nghị quyết số 84/2019/QH14 của Quốc hội, Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 15/4/2019 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 8472/BKHĐT-TH ngày 13/11/2019, Bộ Giao thông - Vận tải đã xây dựng phương án phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn và kế hoạch năm 2020 vốn ngân sách trung ương cho các dự án thuộc danh mục dự án sử dụng nguồn dự phòng chung và nguồn 10.000 tỷ đồng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp.

Bộ Giao thông - Vận tải cũng đã rà soát hợp đồng, phân tích cơ sở pháp lý và sự cần thiết tiếp tục bố trí 1.180 tỷ đồng vốn Nhà nước hỗ trợ dự án; đã lấy ý kiến Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Vietinbank và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trước mắt chấp thuận bố trí 50 tỷ đồng từ nguồn dự phòng cho Dự án, phần còn lại cân đối trong năm 2020, 2021 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Tuy nhiên đến nay, những khó khăn, vướng mắc về việc bố trí 1.180 tỷ đồng vốn Nhà nước hỗ trợ dự án vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

“Để giải quyết khó khăn về phương án tài chính của Dự án, kịp thời đưa công trình mở rộng hầm Hải Vân vào khai thác sử dụng theo kế hoạch nhằm góp phần phát huy hiệu quả đầu tư, giảm thiểu nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông trong bối cảnh hầm Hải Vân 1 đang quá tải”, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải kiến nghị.

Theo hợp đồng ký kết giữa Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả và Bộ Giao thông - Vận tải, Dự án BOT xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông và Hải Vân) có tổng mức đầu tư 21.612 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà đầu tư huy động là 16.564 tỷ đồng, vốn nhà nước tham gia hỗ trợ là 5.048 tỷ đồng (23,53%).

Trên cơ sở sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Dự án được phép sử dụng 7 trạm thu phí để hoàn vốn, gồm An Dân, Đèo Cả, Ninh Lộc, Cù Mông, Nam Hải Vân, La Sơn - Túy Loan và trạm Bắc Hải Vân. Hiện nay, các hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông đã hoàn thành, đưa vào khai thác. Riêng Dự án thành phần Mở rộng hầm Hải Vân 2 đang được nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành trong quý IV/2020.

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của cả nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đã phát sinh một loạt yếu tố khách quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính cũng như phương án trả nợ các khoản vay cho tổ chức tín dụng trong nước.

Được biết, trong số các nguyên nhân làm lệch phương án tài chính tại công trình hạ tầng BOT có quy mô vốn lớn nhất được triển khai trên trục Bắc - Nam, đáng kể nhất là việc thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan chưa thể thực hiện được như hợp đồng đã ký, do thay đổi cơ chế chính sách; phần vốn Nhà nước (1.180 tỷ đồng, trong số 5.048 tỷ đồng đã cam kết) tham gia Dự án chưa được giải ngân do thay đổi về kế hoạch phân bổ nguồn vốn từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó, các dự án trọng điểm trong khu vực như: Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô, Khu kinh tế Vân Phong, Nhà máy Lọc dầu Nhơn Hội… chưa thể triển khai cũng khiến lưu lượng xe thực tế hụt sâu so với phương án tài chính.

Đã tìm đủ nhà thầu xây lắp cho Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ

Cho đến chiều nay (28/12), toàn bộ 3/3 gói thầu xây lắp thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ đã tìm được nhà thầu thi công.

Hôm nay, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký các quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho 2 gói thầu xây lắp cuối cùng tại Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ giai đoạn 1 sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước.

Dự án xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ được khởi công trong ít ngày tới.

Cụ thể, Gói thầu XL-01: Xây dựng đoạn tuyến Km107+363,08 - Km113+500 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) được trao cho Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C - Công ty TNHH Nhạc Sơn - Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng với giá trúng thầu là 809 tỷ đồng; thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng.

Gói thầu XL-02: Xây dựng đoạn tuyến Km113+500 - Km120+500 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) được trao cho Liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn – Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4 với giá trúng thầu 705 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng.

Trước đó, Bộ GTVT đã trao Gói thầu XL-03: Xây dựng đoạn tuyến Km120+500 - Km130+337 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) cho Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hải Thạch - Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Nam - Tổng công ty 36 với giá trúng thầu là 1.407 tỷ đồng (bao gồm dự phòng và 10% thuế VAT), thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước. Được biết, dự toán Gói thầu XL-03 được phê duyệt là 1.408 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận  - Cần Thơ, giai đoạn 1 có tổng chiều dài tuyến khoảng 22,97 km (địa phận tỉnh Vĩnh Long dài 12,52 km, tỉnh Đồng Tháp dài 10,45 km); điểm đầu tại Km107+363,08 kết nối với cầu Mỹ Thuận 2 thuộc địa phận thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; điểm cuối tại Km130+337 (nút giao Chà Và, kết nối với Quốc lộ 1 hiện hữu) thuộc địa phận thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100km/h; mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 6 làn xe; mặt cắt ngang giai đoạn 1, phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường rộng17 m, vận tốc thiết kế 80km/h.

Dự án được triển khai theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư là 4.827,32 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách Trung ương, trong đó vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 932 tỷ đồng, vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 3.895,32 tỷ đồng.

Dự kiến Gói thầu XL -3 được khởi công vào cuối tháng 12/2020, cơ bản hoàn thành năm 2022, hoàn thành toàn bộ dự án (giai đoạn 1) trong năm 2023.

Nâng cấp Quốc lộ 37, Quốc lộ 31 qua Bắc Giang trong giai đoạn 2021 – 2025

Bộ GTVT sẽ khởi động việc đầu tư nâng cấp tuyến Quốc lộ 31, Quốc lộ 37 qua địa phận Bắc Giang trong giai đoạn 2021 – 2025 tùy theo khả năng cân đối, huy động vốn.

Đây là thông tin vừa được Bộ GTVT gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang liên quan đến việc đầu tư nâng cấp Quốc lộ 37, Quốc lộ 31 trên địa bàn.

Mặt đường Quốc lộ 31 đoạn qua tỉnh Bắc Giang xuống cấp, gồ ghề, ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông. (Ảnh: qdnd).

Bộ GTVT cho biết, trong thời gian tới, Bộ này sẽ tiếp tục huy động nguồn vốn để sớm đầu tư nâng cấp tuyến Quốc lộ 31, Quốc lộ 37 (bao gồm cả cầu Cẩm Lý để tách khỏi cầu đường sắt) theo quy hoạch được duyệt tùy thuộc vào nhu cầu vận tải và khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của Bộ GTVT.

Được biết, Quốc lộ 31 đoạn qua tỉnh Bắc Giang bắt đầu từ Tp Bắc Giang đến Sơn Động, dài 93km, gồm 2 đoạn tuyến. Trong đó, đối với đoạn từ Bắc Giang đến Chũ, dài 36km, vào năm 2015 đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đoạn từ Tp. Bắc Giang đến Chũ theo hình thức hợp đồng BOT, đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe, tổng mức đầu tư 1.324 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do việc đầu tư tuyến đường thực hiện trên đường hiện hữu, không phù hợp với Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên Dự án đã dừng triển khai đầu tư theo hình thức BOT.

Đối với đoạn Chũ -  Sơn Động dài 57km được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư năm 2009, tổng mức đầu tư 930 tỷ đồng, đường cấp IV, 2 làn xe. Bộ GTVT đã đưa Dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, nhưng do nguồn vốn ngân sách nhà nước khó khăn, nên không cân đối bố trí được nguồn vốn để triển khai thực hiện đầu tư.

Quốc lộ 37 đoạn qua tỉnh Bắc Giang theo quy hoạch được nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe ở khu vực miền núi, tiêu chuẩn cấp III, 2 làn xe các đoạn đông dân cư, đồng bằng. Hiện nay, Quốc lộ 37 có quy mô nhỏ hẹp, lưu lượng xe tăng nhanh nên việc nâng cấp tuyến đường theo quy hoạch là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cần vận tải, tăng cường an toàn giao thông trên tuyến.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读