【lich thi đâu cup c2】Quản lý thuế thương mại điện tử: Còn khó khăn, lúng túng

时间:2025-01-25 15:08:09来源:88Point 作者:Thể thao

So với giao dịch theo phương thức truyền thống,ảnlýthuếthươngmạiđiệntửCònkhókhănlúngtúlich thi đâu cup c2 giao dịch điện tử nhanh chóng và tiện dụng hơn rất nhiều. Nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh, các kênh thanh toán đa dạng, người mua và người bán dễ dàng kết nối và thực hiện giao dịch mà không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý. Trên thế giới mỗi ngày có đến hàng trăm triệu giao dịch được thực hiện thông qua các trang thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, nội dung số,… Qua đó đem lại cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh qua mạng Internet nguồn doanh thu ổn định và ngày càng gia tăng.

Trong khi đó, dưới góc độ quản lý nhà nước, việc quản lý các giao dịch điện tử, trong đó có vấn đề quản lý và thu thuế phát sinh từ các giao dịch này vẫn là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với các cơ quan nhà nước. Trên thực tế các cơ quan có thẩm quyền còn tỏ ra khá lung túng trong việc quản lý, hướng dẫn kê khai và nộp thuế đối với các đối tượng có liên quan, dẫn đến phát sinh những kẽ hở để các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh qua mạng Internet lợi dung, gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Nhiều khó khăn trong quản lý thuế

Chia sẻ ý kiến về vấn đề này, bà Mạnh Thị Tuyết Mai, Trưởng phòng Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho hay, đối tượng tham gia kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật Việt Nam (doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài); các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập tại Việt Nam thì được gọi chung là nhà thầu nước ngoài; các hộ và các nhóm cá nhân khác…

Về hình thức, kinh doanh TMĐT bao gồm TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước  và TMĐT giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng. Trong quá trình phát triển TMĐT ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng, hiện nay xuất hiện một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thuế.

Đầu tiên là việc cấp giấy phép kinh doanh còn gặp vướng mắc do hoạt động TMĐT hay một số hoạt động TMĐT chưa có trong danh mục ngành nghề kinh doanh. Mặc dù theo quy định của pháp luật hiện hành thì các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm ví dụ như kinh doanh ngành tiền điện tử, tiền ảo, tài sản kỹ thuật số, cung cấp dịch vụ quảng cáo trên các ứng dụng phần mềm, kết nối vận tải bằng phương tiện điện tử nên đã gây khó khăn cho cơ quan quản lý thuế trong việc phân loại những ngành nghề kinh doanh để xác định nghĩa vụ nộp thuế.

Thứ hai là vấn đề về hóa đơn giấy, hiện Việt Nam đang sử dụng hóa đơn giấy là chủ yếu cho các giao dịch thương mại điện tử. Hóa đơn giấy chiếm tỷ lệ đến 91,8%, còn lại là hóa đơn điện tử. Đồng thời, hiện nay chưa có chế tài bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Do đó cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc quản lý kê khai. Hiện nay, cơ quan quản lý thuế đang trình Chính phủ một đề án về triển khai sử dụng hóa đơn điện tử. Khi đề án được thông qua sẽ góp phần tăng hiệu quả việc quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

Việc quản lý thuế thương mại điện tử đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: báo Diễn đàn doanh nghiệp 

相关内容
推荐内容