【tỷ lệ cược c1】Cơ hội “tỉ đô” cho DN môi trường
Cơ hội 7,ơhộitỉđôchoDNmôitrườtỷ lệ cược c16 tỉ USD
Tại Hội thảo triển lãm quốc gia về sản phẩm công nghiệp môi trường trong ngành Công Thương (ngày 7-10), TS Đỗ Hữu Hào, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam cho rằng: Ngành công nghiệp môi trường Việt Nam còn rất non trẻ và đang ở giai đoạn đầu phát triển.
Mãi đến năm 2007 trong niên giám thống kê bước đầu mới có các số liệu về công nghiệp môi trường. Tuy vậy các DN công nghiệp môi trường trên thực tế đã có từ rất sớm, xuất phát điểm là các công ty môi trường đô thị, chuyên cung cấp các dịch vụ vệ sinh và xử lý chất thải cho các đô thị.
Theo số liệu khảo sát của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), đến cuối năm 2012, trên cả nước có gần 4.000 DN đăng kí hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường, trong đó các DN tư nhân chiếm ưu thế. Số liệu điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho thấy, nhu cầu đầu tư cho bảo vệ môi trường ở 16 ngành và lĩnh vực kinh tế của Việt Nam có thể lên tới 7,6 tỉ USD.
Một đại diện của Tổng cục Môi trường đánh giá: Những năm gần đây, bức tranh về DN môi trường đã có những thay đổi quan trọng với sự tham gia của nhiều DN thuộc nhiều thành phần, trong nước, ngoài nước, tư nhân và nhiều hình thức liên kết với quy mô ngày càng lớn. Công nghiệp môi trường ngày nay không mang tính công ích thuần túy mà ngày càng thể hiện rõ tính kinh tế trong hoạt động của nó.
Công nghiệp môi trường của Việt Nam bao hàm các hoạt động và DN đặc thù, chuyên sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu bảo vệ và phòng ngừa tác động xấu tới môi trường. Điều này đang tạo động lực để phát triển và mở rộng các lĩnh vực mới và gia tăng số lượng các DN môi trường. Kinh doanh môi trường ngày càng được xem là ngành “siêu lợi nhuận” vì những lợi ích kép mà nó mang lại.
Với nhu cầu lên đến 7,6 tỉ USD, điều này đang đặt ra những thách thức cũng như cơ hội phát triển ngành công nghiệp môi trường, nhằm cung cấp các công nghệ, thiết bị dịch vụ, sản phẩm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
PGS.TS Huỳnh Trung Hải, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội) chia sẻ: Công nghiệp môi trường ở Việt Nam không phải là ngành công nghiệp mới xuất hiện, tuy nhiên sản xuất có liên quan đến định hướng công nghiệp môi trường thì mới xuất hiện trong thời gian trở lại đây và chỉ đáp ứng 5% tổng nhu cầu xử lý nước thải đô thị, chế biến và tái chế khoảng 15% nhu cầu chất thải rắn và 14% nhu cầu xử lý chất thải nguy hại.
Tăng trưởng “nóng” cũng không tốt
TS Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng: Kết quả nghiên cứu cho thấy một xu hướng các DN đăng kí trong lĩnh vực môi trường vẫn gia tăng theo thời gian trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Các DN đang hoạt động thì mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động môi trường, còn các DN mới hình thành ngày càng mang tính chuyên môn hóa hơn, chuyên nghiệp hơn với sự đa dạng về loại hình công ty, phương thức cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó cũng xuất hiện ngày càng nhiều các DN nước ngoài được cấp phép hoạt động về lĩnh vực công nghiệp môi trường tại Việt Nam.
PGS.TS Huỳnh Trung Hải chia sẻ: “Mặc dù chưa có các con số thống kê đầy đủ nhưng có thể thấy rằng sự phát triển của ngành công nghiệp môi trường cả về số lượng và tổng vốn đầu tư đang ở mức rất cao so với mức độ gia tăng trên thế giới.
Tuy nhiên, sự gia tăng này còn chưa đáp ứng được hết nhu cầu và yêu cầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quốc gia. Điều này cho thấy còn rất nhiều việc cần phải làm trong thời gian sắp tới nhằm tăng không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng dịch vụ và sản phẩm môi trường của ngành công nghiệp này.
PGS.TS Huỳnh Trung Hải nhấn mạnh: Cần phải xác định chính xác công nghiệp môi trường là một hoạt động phát sinh lợi nhuận, như mọi ngành kinh tế khác chứ không phải là DN xã hội hay các hoạt động phi lợi nhuận khác. Tuy nhiên sự tăng trưởng nóng về số lượng DN của ngành chưa phải là một tín hiệu tốt, đặc biệt là khi sự tăng trưởng đó tập trung trên các lĩnh vực xử lý chất thải.
Điều này dẫn đến sự yếu kém trong bản thân DN, kể từ nguồn nhân lực trình độ cao, khả năng nắm bắt công nghệ mới và xu hướng mới, thiếu hụt trang thiết bị nghiên cứu và triển khai hiện đại cũng như nguồn vốn đầu tư cần thiết dành cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai trong DN. Sự phát triển nóng vội này sẽ dẫn đến xu hướng thoái trào số lượng DN công nghiệp môi trường trong thời gian ngắn sắp tới, với việc thải loại các DN yếu kém, sức cạnh tranh thấp.
Vì thế, một trong những giải pháp được PGS.TS Huỳnh Trung Hải đưa ra là: Cần phát triển các DN công nghiệp môi trường chính quy có quy mô lớn. Một ví dụ cụ thể là tại Mỹ - quốc gia có nền công nghiệp môi trường phát triển hàng đầu thế giới, trong số 120.000 DN đăng kí hoạt động, có đến 99% được xếp loại DN vừa và nhỏ, nhưng chỉ chiếm 20% tổng doanh thu toàn ngành. Trong khi các DN lớn (chỉ khoảng 1%) chiếm tới 49% tổng doanh thu, số còn lại thuộc về các DN công cộng vốn có ưu thế trong lĩnh vực cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và chất thải rắn.
Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới, các DN công nghiệp môi trường Việt Nam cũng cần liên doanh liên kết với các DN cùng loại trong khu vực và thế giới để học hỏi kinh nghiệm, giải mã công nghệ nhằm nâng cao năng lực nội địa trong xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
相关推荐
- Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- Triệt phá đường dây mại dâm do tú bà U70 cầm đầu ở An Giang
- Đề nghị truy tố vợ chồng Tổng giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội
- Xe nào đỗ sai quy định trong trường hợp này?
- Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- Nghệ An: Nam thanh niên dùng dao uy hiếp mẹ cướp cháu bé hơn 1 tuổi
- Đề nghị truy tố vợ chồng Tổng giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội
- Khởi tố nhóm dùng trạm BTS giả phát tán tin nhắn quảng cáo web cờ bạc ở TP.HCM