当前位置:首页 > World Cup > 【bxh colombia b】Năng lượng tái tạo: Phát triển nhanh, mạnh, nhưng cần hiệu quả 正文

【bxh colombia b】Năng lượng tái tạo: Phát triển nhanh, mạnh, nhưng cần hiệu quả

来源:88Point   作者:La liga   时间:2025-01-25 23:52:13

NLTT bước tiến phát triển mạnh mẽ

Nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ cao,ănglượngtáitạoPháttriểnnhanhmạnhnhưngcầnhiệuquảbxh colombia b kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí…đang cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước.

nganh nang luong da di dung huong trong phat trien nang luong tai tao
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu tại Diễn đàn “Phát triển năng lượng sạch: Xu thế và thách thức” tổ chức ngày 18/6/2020 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết: chủ đề “Diễn đàn năng lượng Việt Nam 2020: Phát triển năng lượng sạch xu thế và thách thức” rất phù hợp với giai đoạn Việt Nam hiện nay. Bởi năng lượng có vị trí đặc biệt quan trọng, tác động không nhỏ đến quá trình bền vững và phát triển toàn cầu.

Thứ trưởng nêu cụ thể, hiện ngành năng lượng Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng nhu cầu cho năng lượng sản xuất kinh doanh, đời sống, đóng góp an ninh quốc phòng. Nhu cầu năng lượng sơ cấp trong 10 năm qua, năm 2007-2017, tăng trưởng 14,6%, riêng sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 9,5%. Dự báo trong giai đoạn 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng 8,5-9,5%. Với nhu cầu điện thương phẩm như trên, dự kiến công suất điện 13.000-14.000 MW. Đến nay, mới có 6.000 MW/năm. Từ nay năm 2030, mỗi năm cần công suất suất 5.000 -7.000 MW/năm.

Đây là nhiệm vụ thách thức đặc biệt trong bối cảnh Quy hoạch điện VII được điều chỉnh. Mặc dù Quy hoạch này được điều chỉnh từ năm 2016 nhưng trước nhu cầu bảo vệ môi trường, đã phải trì hoãn, hoặc không được xây dựng hoặc chậm tiến độ, trong bối cảnh đó, đáp ứng nhu cầu năng lượng, thoài gian qua, Chính phủ và Bộ Công Thương có điều chỉnh cần thiết, cụ thể đẩy mạnh nhanh hơn dạng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió. Với sự tham mưu của Bộ Công Thương, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành rất nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy mạnh hơn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió- có rất nhiều tiềm năng”- Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định.

Thực tế, với Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam và Quyết định 39/2018/QĐ-TTg về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 37 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam có sự bứt phá mạnh mẽ. Theo đó, điện mặt trời từ con số 0, thời điểm hiện nay đã có công suất hơn 5.000 MW và điện gió gần 1.000 MW điện gió. Số lượng điện mặt trời và điện gió đang khởi công. Dự kiến 1-2 năm tới, dự kiến công suất 3.000-5000 MW điện gió được vận hành.

nganh nang luong da di dung huong trong phat trien nang luong tai tao
Ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng: chưa có cơ chế thu hút vốn đầu tư phát triển NLTT thông qua cơ chế đấu thầu

Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, ông Hoàng Tiến Dũng – Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) – cho rằng, mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ, song việc phát triển năng lượng tái tạo quy mô lớn còn hạn chế. Cụ thể, lưới điện truyền tải chưa được phát triển đồng bộ với tốc độ phát triển nguồn năng lượng tái tạo; chưa có đủ nguồn dự phòng, hệ thống tích trữ năng lượng để tích hợp năng lượng tái tạo ở quy mô lớn; chính sách phát triển NLTT không được áp dụng trong thời gian dài; chưa có cơ chế thu hút vốn đầu tư phát triển NLTT thông qua cơ chế đấu thầu. Đặc biệt chưa có nghiên cứu tổng thể phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Trong khi đó, ông Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho biết, trước những xu hướng về thực hiện tăng trưởng xanh, đảm bảo yêu cầu về môi trường, chất lượng cuộc sống, một số quốc gia đi đầu về phát triển năng lượng tái tạo như Thụy Điển, Đan Mạch, Scotland, Đức. Hay, Trung Quốc cũng đặt mục tiêu năm 2030 đạt 30% cơ cấu năng lượng tái tạo. Đối với Việt Nam đang phấn đấu cơ cấu NLTT đến năm 2030 đạt 20%, đây là bước tiến lớn trong quy hoạch điện VII.

Hiện nay đang có cuộc đua sử dụng năng lượng tái tạo, đây là xu hướng khách quan, có sức ép cho các nước đi sau đặc biệt là các nước đang phát triển đang đối mặt với thực hiện tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính…”- ông Bùi Quang Tuấn nhìn nhận.

nganh nang luong da di dung huong trong phat trien nang luong tai tao
Diễn đàn thu hút sự tham dự của các bộ, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp
nganh nang luong da di dung huong trong phat trien nang luong tai tao
Đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế

Khuyến khích tư nhân tham gia phát triển năng lượng

Nhận thức rõ tầm quan trọng của năng lượng sạch, NLTT đối với nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách chú trọng phát triển năng lượng NLTT. Đặc biệt, gần đây nhất, Nghị quyết số 55 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành đầu năm 2020 đã có nhiều đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 55 cũng nêu rõ nhiệm vụ: Tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư; xóa bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng trong và ngoài nước, chú trọng những dự án phát điện và các hoạt động bán buôn, bán lẻ điện theo cơ chế thị trường.

Các chuyên gia về năng lượng tại Diễn đàn bày tỏ, chỉ khi tư nhân tham gia thì mới tạo ra thị trường, phát triển theo tư duy thị trường và tính cạnh tranh sẽ cao hơn nhiều. Để thu hút được khối tư nhân, cần phải bình đẳng trong đối xử và để bình đẳng, cạnh tranh rõ ràng thì phải công khai, minh bạch. Tư nhân tham gia sâu hơn vào ngành năng lượng không chỉ bảo đảm vững chắc hơn cho an ninh năng lượng đất nước, mà còn tạo môi trường minh bạch để nền kinh tế thực sự phát triển bền vững.

Mong muốn hiện thực hóa Nghị quyết, ông Hoàng Tiến Dũng khẳng định, muốn phát triển NLTT hiệu quả và thu hút mạnh nhà đầu tư vào lĩnh vực này, về phía Bộ Công Thương theo kinh nghiệm của các nước phát triển trong lĩnh vực NLTT nên tập trung vào các nội dung như chính sách, hạ tầng truyền tải và điều độ vận hành hệ thống điện.

Về phía Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Bùi Quang Tuấn góp ý, làm thế nào tạo ra cơ chế chính sách để tự do hóa, tạo thị trường NLTT cạnh tranh thu hút đầu tư từ khu vực bên ngoài, đặc biệt doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tất nhiên không phân biệt DN FDI và trong nước, nếu có cơ chế thông thoáng thì sẽ có sự quan tâm lớn các DN khu vực ngoài nhà nước tham gia vào phát triển truyền tải điện. Nếu làm được sẽ huy động tất cả nguồn lực bên ngoài nhà nước tham gia để cùng phát triển.

Điều này đòi hỏi có sự chung tay của nhiều chủ thể, nhà quản lý, chính quyền địa phương, đặc biệt là các DN, hộ gia đình”- ông Bùi Quang Tuấn cho hay.

nganh nang luong da di dung huong trong phat trien nang luong tai tao
Báo chí phỏng vấn lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tiến tới tạo cơ chế ổn định, thuận lợi

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho rằng, với định hướng tại Nghị quyết số 55 về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, Bộ Công Thương đang chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện các chỉ đạo tại Nghị quyết 55 thông qua quy hoạch phát triển ngành điện, trong bối cảnh nguồn năng lượng truyền thống như điện, than, phát triển thủy điện- vốn dĩ năng lượng sạch đã khai thác hết tiềm năng, điện than có nhiều hạn chế, quan điểm chỉ đạo không phát triển nhiều hơn nữa các dự án điện than. “Tuy nhiên khi phát triển mạnh NLTT, cũng phải đối mặt thách thức lớn. Bản chất của năng lượng sạch là dạng năng lượng không có sự ổn định, khó vận hành hơn so với năng lượng truyền thống. Điều này đặt ra thách thức, làm sao phát triển nhanh và mạnh, trong khi đó phải đảm bảo sự an toàn, tin cậy của hệ thống điện”- Thứ trưởng lưu ý.

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Võ Quang Lâm- Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, NLTT hiện nay còn phát triển nóng và tập trung ở một số địa phương nên đã ảnh hưởng lớn đến việc giải tỏa công suất cũng như việc điều độ, vận hành hệ thống điện. Đặc biệt, hiện nay, chúng ta đang thiếu hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cho điện mặt trời áp mái. Đây là vấn đề cần được quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc vận hành hệ thống điện trung, hạ áp trong thời gian sắp tới.

Gợi mở vấn đề, ông Võ Quang Lâm chỉ ra, hiện nay một số nước phát triển rất nhanh, mạnh điện mặt trời áp mái. Đi đầu trong lĩnh vực này là Australia có 14.000 MW hay Đức trong 24.000 MW năng lượng tái tạo của nước này, có khoảng 7.000 MW điện mặt trời áp mái. “EVN đang phối hợp với GIZ nghiên cứu thiết lập một hệ thống kỹ thuật cho điện mặt trời áp mái và trình Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt ban hành” - ông Võ Quang Lâm cho hay.

nganh nang luong da di dung huong trong phat trien nang luong tai tao

Dưới góc độ DN, ông Nguyễn Tâm Tiến –Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Xây dụng Trung Nam cho rằng: Chính sách của chính phủ đối với điện gió và điện mặt trời trong giai đoạn hiện nay rất thoáng cho việc phát triển nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức như đối với điện mặt trời, nếu Chính phủ cho thời gian trong 2 năm là quá ngắn. Tuy nhiên, đây cũng là một trải nghiệm trong việc kêu gọi đầu tư điện mặt trời vì họ làm rất nhanh.

Bên cạnh đó, chính sách của Chính phủ trong giai đoạn sau cũng có nhiều thay đổi làm cho các nhà đầu tư phải điều chỉnh lại. Việc sử đụng đất đai cho điện mặt trời hiện rất lớn. Ngoài ra, đối với điện gió mặc dù đã đầu tư nhiều nhưng hiện còn rất khó khăn do thiết bị toàn bộ phải nhập ngoại. Tất cả những thiết bị lắp đặt và xây dựng cho điện gió đòi hỏi những thiết bị siêu trường, siêu trọng, những xe đặc chủng mới làm nổi, và ở thị trường Việt Nam rất hạn hẹp trong vấn đề này.

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương cùng với các nhà đầu tư đã đề nghị Chính phủ rời thời gian xem xét, cũng như kiến nghị chính phủ và Bộ Công Thương nên gia hạn 2023 cho các nhà đầu tư và nên giữ giá điện gió thêm 5 năm nữa tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư và tạo sự công bằng với các nhà đầu tư”- ông Nguyễn Tâm Tiến đề xuất.

Ông Trần Văn Tùng- Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đưa giải pháp, để đảm bảo an ninh năng lượng cần đa dạng hóa các nguồn năng lượng sạch, NLTT như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối. Bên cạnh đó, cần có các chính sách khuyến khích nghiên cứu phát triển nhập khẩu các thiết bị công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử dụng và tiến tới loại bỏ công nghệ lạc hậu, có hiệu suất thấp. Đồng thời, chúng ta phải tiến tới làm chủ trong sản xuất, vận hành các nhà máy, các thiết bị đồng bộ cho lĩnh vực năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, các bộ, ngành, doanh nghiệp để triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ như Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng (mã số KC.05/15-20); chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai (mã số KC,08/16-20). “Với những chương trình cấp Nhà nước như trên, chúng ta sẽ triển khai nghiên cứu các nội hàm trong việc phát triển bền vững năng lượng điện quốc gia” - Thứ trưởng Trần Văn Tùng nói.

Kết luận tại Diễn đàn, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, những đề xuất, kiến nghị được nêu tại Diễn đàn sẽ được Bộ Công Thương nghiên cứu và sớm đề xuất, tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách tháo gỡ các “điểm nghẽn” để phát triển ngành năng lượng sạch, NLTT vừa đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Vấn đề phát triển năng lượng sạch, NLTT ở Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung của khu vực và thế giới. Theo đó, thị trường NLTT Việt Nam đang là mảnh đất tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong bối cảnh diễn ra mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu các chuỗi sản xuất cung ứng trên thế giới sau đại dịch Covid-19. “Để đảm bảo chuyển dịch năng lượng công bằng, hài hòa lợi ích của các bên, cộng đồng DN, các địa phương cần tăng cường đối thoại, chia sẻ thông tin, giải pháp, bài học kinh nghiệm trong nước cũng như quốc tế và hợp tác cùng hành động tháo gỡ khó khăn, hóa giải điểm nghẽn cho phát triển năng lượng sạch, NLTT của Việt Nam.”- Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung thực hiện một cách triệt để, đầy đủ Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị. Cụ thể, triển khai hai quy hoạch lớn là Quy hoạch Phát triển năng lượng Việt Nam và Quy hoạch điện lực quốc gia Việt Nam cho giai đoạn từ nay đến năm 1930, có tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó tập trung chuyển dịch năng lượng của đất nước phù hợp với xu thế của thế giới.

“Nội hàm của chuyển dịch năng lượng bao gồm sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giảm khí thải carbon, xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, chuyển đổi hệ thống lưới điện truyền tải. Trong đó điều quan trọng là phát triển NLTT.”- Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chia sẻ thêm.

Bên cạnh việc phát triển NLTT, vấn đề phát triển các dự án điện khí cũng được quan tâm. Hiện Bộ Công Thương đã nhận được các đề xuất về phát triển Trung tâm điện khí. Tuy nhiên, việc phát triển trung tâm này phải phù hợp với nhu cầu kinh tế. Vì vậy, Bộ Công Thương đang rà soát tất cả các đề xuất của địa phương, trên cơ sở đó lựa chọn Trung tâm phù hợp nhất cho phát triển hệ thống điện từ nay đến năm 2030 và tính đến năm 2045.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng thông tin thêm, từ nay đến cuối năm Bộ Công Thương sẽ xây dựng cơ chế có thể tổ chức đấu thầu, lựa chọn các nhà đầu tư phát triển điện mặt trời. “Khi có cơ chế này, các nhà đầu tư tiềm năng, trong đó có các nhà đầu tư trong giai đoạn vừa qua đã có rất nhiều kinh nghiệm phát triển điện mặt trời, các nhà đầu tư không phải lo quy hoạch nữa”-Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nói và cho biết, khi có cơ chế cạnh tranh, công khai minh bạch, thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các nhà đầu tư, doanh nghiệp có năng lực để triển khai các dự án một cách có hiệu qủa. Từ đó, có cơ sở để đưa ra giá hấp dẫn hơn.

“Vì vậy, cuộc chơi trong thời gian tới sẽ tập trung vào những nhà đầu tư có đủ năng lực, đây cũng là tín hiệu để cho tất cả những nhà đầu tư có nội lực cố gắng trong thời gian tới. Hy vọng, phát triển NLTT sẽ cất cánh, phát triển nhanh đầy đủ và hiệu quả hơn” – Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định.

标签:

责任编辑:Nhà cái uy tín