>> Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Liên Việt chi nhánh Hậu Giang bị bắt
Hôm qua (9/9),êntiếngvềvụgiámđốcchinhánhHậuGiangbịbắnhan dinh melbourne city Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã chính thức lên tiếng về việc ông Đỗ Hùng Sở, Nguyên Giám đốc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang đã bị bắt tạm giam ngày 7/9 để điều tra các vi phạm về cho vay và quản lý tài sản tại Công ty CP Chế biến Thực phẩm Phương Nam.
Đã bố trí nhân sự thay thế giám đốc sở giao dịch bị bắt
Theo Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho biết, nhiều năm trước, Công ty Phương Nam từng là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của cả nước. Trong quá trình quan hệ tín dụng với Liên Việt và các ngân hàng khác, ông Lâm Ngọc Khuân (nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Phương Nam) đã cố tình lợi dụng uy tín công ty, dùng một tài sản thế chấp là hàng tồn kho mang đi thế chấp cho nhiều ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản của các ngân hàng.
Sau khi phát hiện sự việc, LienVietPostBank đã có những biện pháp yêu cầu Công ty Phương Nam bổ sung tài sản bảo đảm và nhờ các cơ quan pháp luật điều tra nhằm làm rõ sự việc. Tuy nhiên, ông Lâm Ngọc Khuân đã không hợp tác và bỏ trốn ra nước ngoài. Theo Liên Việt, việc này nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng.
Hiện nay, LienVietPostBank cùng một số ngân hàng đã tích cực tái cấu trúc, cơ cấu lại khoản nợ xấu của Công ty Phương Nam. Ông Nguyễn Minh Trí, nguyên Phó TGĐ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã được cử làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Phương Nam. Hiện Công ty Phương Nam đã hoạt động ổn định, các khách hàng đã quay trở lại, kinh doanh đã bắt đầu có lãi.
LienVietPostBank đã bổ nhiệm Ông Nguyễn Thanh Phương, Giám đốc Chi nhánh Cà Mau làm Giám đốc Sở Giao dịch Hậu Giang. Hiện các hoạt động của toàn Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vẫn diễn ra bình thường.
Được biết, khoản nợ của công ty Phương Nam tại LienVietPostBank là hơn 328 tỷ đồng.
Kịch bản “Bình An 2” ?
Câu chuyện xung quanh vụ việc của Công ty CP Thủy sản Phương Nam có nhiều điểm tương tự như vụ vỡ nợ hàng ngàn tỷ đồng của Công ty CP thủy sản Bình An và bà Phạm Thị Diệu Hiền “lánh” ra nước ngoài chữa bệnh gây xôn xao dư luận trước đây.
Tương tự như Bình An, Phương Nam cũng là một công ty thủy sản tầm cỡ tại miền Tây. Năm 2012, sau khi mất khả năng thanh toán khoản nợ ngân hàng lên tới 1.600 tỷ đồng, ông Lâm Ngọc Khuân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy sản Phương Nam đã ra nước ngoài với lý do trị bệnh. Sau đó, lần lượt các thành viên trong HĐQT công ty này cũng ra nước ngoài.
7 ngân hàng có dư nợ lớn tại thủy sản Phương Nam gồm Chi nhánh Agribank tại Sóc Trăng; Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt; Chi nhánh VDB tại Sóc Trăng; Chi nhánh Sacombank tại Sóc Trăng; VietcomBank; ABBank chi nhánh Bạc Liêu và VietinBank đã cùng ngồi lại để tìm cách tái cơ cấu, phục hồi hoạt động của công ty.
Ông Trần Văn Trí, nguyên Tổng giám đốc Công ty Thủy sản Bình An từ cuối năm 2012 cũng đã nhận trách nhiệm lãnh đạo Công ty Phương Nam để giúp vực dậy công ty này như đã từng làm với Bình An./.
Hoàng Yến