88Point88Point

【ty le bóng da】Kinh tế khởi sắc nhưng cần quản lý chặt chẽ giá cả hàng hóa, phòng chống buôn lậu

Infographics: 6 tháng đầu năm kinh tế - xã hội khởi sắc
Tăng cường quản lý chất lượng,ếkhởisắcnhưngcầnquảnlýchặtchẽgiácảhànghóaphòngchốngbuônlậty le bóng da đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu
Tăng cường chống buôn lậu thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch và thuốc điều trị Covid-19
Buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra chiều 4/7 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thông tin về Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra cùng ngày, người phát ngôn của Chính phủ cho biết, hội nghị và phiên họp diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trong tháng 6/2022 tiếp tục được kiểm soát vững chắc; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022 đạt được nhiều kết quả tích cực.

Theo đó, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định, trong 6 tháng đầu năm 2022, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là những khó khăn chung toàn cầu do các hệ lụy và tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Nhưng hầu hết lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng ấn tượng, kinh tế đang phục hồi toàn diện, nhiều chỉ số vượt kế hoạch đề ra.

Cụ thể, GDP quý 2 tăng 7,72%, là tốc độ tăng cao nhất trong 11 năm qua, giúp GDP 6 tháng đầu năm tăng 6,42%. 44/63 tỉnh có tốc độ tăng trưởng trên 6% đã thể hiện tính đồng đều trong phục hồi của các địa phương.

Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng tăng 2,44%. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm trong điều kiện khó khăn: thu NSNN 6 tháng ước đạt 66,1% dự toán, tăng 18,8%; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 371 tỷ USD, tăng 16,4%, xuất siêu 710 triệu USD; an ninh lương thực được bảo đảm, xuất khẩu trên 3,5 triệu tấn gạo; cung cấp đủ điện, xăng dầu... Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, tăng trưởng tín dụng đạt 8,85% so với cuối năm 2021.

Thương mại, dịch vụ là điểm sáng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh. Vốn FDI thực hiện 6 tháng đạt trên 10 tỷ USD (cao nhất trong 5 năm qua), tăng 8,9% so với cùng kỳ. Tình hình đăng ký doanh nghiệp khởi sắc, số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động trong 6 tháng là gần 117.000 doanh nghiệp - lần đầu tiên vượt mốc 100.000 doanh nghiệp, tăng 25,4% so cùng kỳ.

Vì thế, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, nhiều tổ chức quốc tế có những đánh giá tích cực về Việt Nam trong tháng 6 và 6 tháng trên nhiều lĩnh vực như: Quy mô nền kinh tế; xếp hạng tín nhiệm quốc gia; đà phục hồi kinh tế; tốc độ phục hồi thị trường hàng không nội địa; chỉ số "Chất lượng sống"; chỉ số công khai minh bạch ngân sách…

Tuy nhiên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cũng nhìn nhận, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn cần khắc phục, nhiều thách thức cần vượt qua, trong đó nổi lên là dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường với các biến chủng mới; ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro; áp lực lạm phát tăng; giải ngân vốn đầu tư công còn chậm…

Do đó, người phát ngôn Chính phủ đã nhắc lại yêu cầu của Thủ tướng là phải ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; giữ vững nguyên tắc cơ bản nhưng phải linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tiền tệ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm bảo đảm thị trường phát triển nhanh, bền vững. Quản lý chặt chẽ giá cả hàng hóa; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

赞(6377)
未经允许不得转载:>88Point » 【ty le bóng da】Kinh tế khởi sắc nhưng cần quản lý chặt chẽ giá cả hàng hóa, phòng chống buôn lậu