【al tai vs】Nhiều đề xuất, kiến nghị với Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 10:52:31 评论数:
(HG) - Chiều ngày 5-3,ềuđềxuấtkiếnnghịvớiĐoncngtccủaBộal tai vs Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang về tình hình tái cơ cấu nông nghiệp; phát triển hợp tác xã (HTX) gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; phát triển thủy lợi, phòng chống thiên tai trong năm 2020 và 2021, định hướng đến năm 2025. Tiếp đoàn có ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng một số đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; một số sở, ngành liên quan của tỉnh và lãnh đạo các địa phương trong tỉnh.
Ông Lê Minh Hoan (thứ 2 từ trái sang), Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, khảo sát tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ, thời gian qua, Hậu Giang đã ban hành 2 chương trình, gồm: Chương trình phát triển nông sản chủ lực; đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Ngoài ra, tỉnh còn triển khai nhiều đề án, gồm: Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa; nâng cao chất lượng hoạt động của HTX; phát triển trạm bơm điện; phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao. Đặc biệt đến nay, Hậu Giang đã công nhận 46 sản phẩm OCOP cấp tỉnh cho 21 chủ thể tham gia; trong đó, có 26 sản phẩm đạt 4 sao, 20 sản phẩm đạt 3 sao. Sau thời gian triển khai thực hiện, các chương trình, đề án đã mang lại hiệu quả tích cực cho nông dân trong việc nâng cao mức thu nhập từ 1,5 - 2 lần so với hiện trạng, từ đó góp phần đạt chỉ tiêu thu nhập của hộ dân trong xây dựng NTM của tỉnh. Bên cạnh đó, số lượng HTX liên kết với doanh nghiệp tính đến hết năm 2020 trên địa bàn tỉnh là 57 HTX, trong đó liên kết theo chuỗi là 19 HTX, với các phương thức đầu tư về giống, thuốc bảo vệ thực vật và thu mua; đầu tư giống, thu mua; thu mua sản phẩm… Ngoài ra, hiện toàn tỉnh có 120km đê ngăn mặn và 104 cống cấp 2; 900 khu khép kín với quy mô từ 100-300ha, diện tích khép kín 88.575ha. Nhờ những công trình ngăn mặn, cộng với sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự chủ động của người dân nên dù độ mặn cao nhất trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh lên tới 18,6‰; riêng qua 2 tháng đầu năm 2021, nồng độ mặn cao nhất 4,8‰ nhưng nước mặn không gây ảnh hưởng và thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.
Mặc dù lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nhưng vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trước tình hình biến đổi khí hậu, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Do đó, để lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh tiếp tục có nhiều bứt phá trong thời gian tới, tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh đã có 11 đề xuất, kiến nghị với Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT. Cụ thể là tỉnh kiến nghị Bộ NN&PTNT có cơ chế, chính sách đầu tư riêng cho vùng ĐBSCL trong thực hiện liên kết, nhằm phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế vùng, phân vùng sản xuất phù hợp; hỗ trợ Hậu Giang nguồn lực đầu tư nạo vét hệ thống thủy lợi tưới tiêu, kiểm soát mặn, trong đó trọng tâm là kênh xáng Xà No, kênh KH9; hỗ trợ kinh phí 299 tỉ đồng cho tỉnh để phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn; có chủ trương xây dựng lộ trình giảm dần sản xuất lúa 3 vụ, tiến đến chỉ sản xuất lúa 2 vụ và lúa 2 vụ kết hợp hình thức sản xuất khác như rau màu, thủy sản; tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết một số khó khăn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng; hỗ trợ đầu tư dự án hồ dự trữ nước ngọt quy mô khoảng 5ha với tổng mức đầu tư khoảng 50 tỉ đồng...
Ông Lê Tiến Châu (đứng), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, hiện Hậu Giang vẫn còn nhiều điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp, do đó địa phương rất cần sự quan tâm ủng hộ của Bộ NN&PTNT, nhất là những vấn đề lớn được kiến nghị tại buổi làm việc. Mong muốn lãnh đạo Bộ NN&PTNT có sự giới thiệu doanh nghiệp đến hợp tác với tỉnh trong việc đầu tư, chế biến và tiêu thụ nông sản cho tỉnh; đồng thời giới thiệu chuyên gia, nhà khoa học đến Hậu Giang để nghiên cứu và định hướng cho tỉnh trong việc chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp trong thời gian tới. Bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ NN&PTNT thì ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục có nhiều quyết tâm, chương trình hành động cụ thể để không ngừng vực dậy lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh ngày càng có nhiều bước tiến để mang lại hiệu quả sản xuất cho người dân.
Với những kiến nghị của tỉnh Hậu Giang, ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ghi nhận và đề nghị các đơn vị liên quan của Bộ xem xét hỗ trợ cho tỉnh theo thứ tự ưu tiên và trên tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh đó, cũng lưu ý tỉnh khi triển khai chương trình, đề án nông nghiệp nào trong thời gian tới cũng phải có tư duy năng động theo tình hình thực tế của từng vùng và theo định hướng chung là “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”...
- Sáng cùng ngày, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT làm trưởng đoàn đã có buổi tham quan thực tế tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp; thăm HTX Nông nghiệp trồng khóm Thạnh Thắng và điểm du lịch cộng đồng khóm Cầu Đúc trên địa bàn xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh; đồng thời tham quan mô hình nuôi cá thát lát theo hình thức liên kết chuỗi tại phường V, thành phố Vị Thanh.
Tin, ảnh: HỮU PHƯỚC