游客发表
发帖时间:2025-01-26 07:43:00
Dư luận trông đợi động thái này có thể đánh dấu một sự khởi đầu mới để Nhật Bản thực hiện những bước đi hàn gắn quan hệ với các nước láng giềng vốn đang căng thẳng,ậtBảnThủtướngmớivàhyvọngvềmộtkhởiđầumớbang xep hang mỹ đồng thời khôi phục nền kinh tế yếu ớt.
Việc đầu tiên trong chương trình nghị sự của ông Shinzo Abe lần này sẽ là giải quyết các mối quan hệ đầy chông gai giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh và Seoul đã tỏ ra lo lắng khi đón nhận thông tin ông Abe lên nắm quyền vì trước đó ông đã đưa ra những phát biểu cứng rắn về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Không thể phớt lờ mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba của thế giới. Cũng không thể đánh giá thấp tầm quan trọng chính trị của mối quan hệ vốn tác động mạnh đến sự ổn định của khu vực Đông Á và toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt thời gần đây "dậy sóng" liên quan đến tranh chấp quần đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư và Tokyo gọi là Senkaku. Vì vậy, giới phân tích nhận định rằng cho dù đưa ra những phát biểu khá "diều hâu" về vấn đề lãnh thổ, ông Abe chưa chắc hành động cứng rắn như vậy vào thời điểm này. Điển hình là mới đây, khi mô tả mối quan hệ với Trung Quốc, ông coi đây là "một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất" mà Nhật Bản có. Phát biểu này được một số người cho rằng chủ yếu là để phục vụ các cam kết của ông Abe về khôi phục nền kinh tế của Nhật Bản - một nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu và đang ốm yếu. Song dù sao đây cũng là một dấu hiệu tích cực.
Về đối ngoại, ông Abe đã nhấn mạnh trọng tâm tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ và cải thiện quan hệ với các nước láng giềng. Trong danh sách nội các dự kiến, ông Abe bổ nhiệm Hạ nghị sĩ Fumio Kishida làm Bộ trưởng Ngoại giao; Hạ nghị sĩ Itsunori Onodera làm Bộ trưởng Quốc phòng. Đây là các nhân vật có kinh nghiệm trong các hoạt động liên quan đến quan hệ quốc hội và ngoại giao, cho thấy sự thận trọng của ông Abe trong việc xử lý quan hệ với các nước láng giềng đang có tranh chấp.
Chiến thắng của ông Abe lần này được cho là một phần lớn nhờ những hứa hẹn "thổi luồng gió mới" vào nền kinh tế đang suy yếu của Nhật Bản, trong bối cảnh đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền nhiệm kỳ vừa qua đã không thực hiện được cam kết cải thiện cuộc sống của người dân. Ông Abe cam kết sẽ tìm cách thay đổi vận mệnh của Nhật Bản bằng việc thúc đẩy ngân hàng trung ương áp dụng các biện pháp chính sách tiền tệ năng động hơn, đồng thời hứa hẹn đưa ra một gói chi tiêu khổng lồ của chính phủ trị giá 118 tỷ USD.
Thể hiện nỗ lực khôi phục kinh tế, trong danh sách nội các của ông Abe có những chính trị gia giàu kinh nghiệm giữ các chức vụ quan trọng điều hành nền kinh tế và tài chính, như cựu Thủ tướng Taro Aso được cử làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính; Bộ trưởng Phụ trách dịch vụ tài chính Toshimitsu Motegi làm Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp; Hạ nghị sĩ Akira Amari làm Bộ trưởng Phục hồi kinh tế; Hạ nghị sĩ Takami Nemoto làm Bộ trưởng Phụ trách tái thiết.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cho rằng "đơn thuốc" mà ông Abe kê để cứu chữa các "căn bệnh" của kinh tế Nhật Bản nhiều khả năng làm trầm trọng thêm tình hình tài chính của nước này và hầu như không có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là nếu các nguồn tiền bị rót vào các dự án tốn kém và không hiệu quả.
Giáo sư chính trị Hiroshi Hirano của trường Đại học Gakushuin nói: "Nhật Bản cần một chiến lược tăng trưởng thực sự có hiệu quả để thúc đẩy tái cơ cấu công nghiệp. Tuy nhiên, điều này sẽ xung đột với nguyện vọng của các nhóm ủng hộ truyền thống. Nếu LDP muốn đáp ứng yêu cầu của những nhóm này, bằng cách chi nhiều tiền cho cơ sở hạ tầng chẳng hạn, đảng này phải chứng minh được rằng họ có nguồn ngân sách khổng lồ".
Thu Phương
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接