Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 8.000 tỷ đồng Ông Nguyễn Hoàng Long,êmdựánmớihơntriệuUSDtạiQuảngNinhxâycầuvượtpháTamGianghơntỷđồxem kq bd Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, Thành phố đã giải ngân ước đạt 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023, bằng 35,13% kế hoạch HĐND Thành phố giao (22.770 tỷ đồng), bằng 59,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (13.403,337 tỷ đồng).
Đây là kết quả tích cực khi so sánh với cùng kỳ năm 2022, vốn đầu tư công của Thành phố trong 6 tháng chỉ giải ngân được 3.395 tỷ đồng, bằng 26,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (12.720 tỷ đồng), bằng 24,28% kế hoạch Thành phố giao (13.981 tỷ đồng). Trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu, việc đưa vốn đầu tư công vào xã hội nhanh chóng là chính sách tài khóa lớn của Thành phố, tạo động lực thu hút thêm các nguồn lực xã hội khác (khu vực tư nhân, khu vực nước ngoài) nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Đây là một trong các lí do chính giúp Thành phố đạt mức tăng trưởng cao top đầu cả nước trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, được thể hiện rõ ở các công trình, Dự án triển khai. Có 15 chủ đầu tư đã thực hiện giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 được giao. Trong đó, có một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao, gồm: huyện Kiến Thụy (338/386 tỷ, đạt 87,57%); Trường Đại học Hải Phòng (41,5/51,9 tỷ, đạt 79,92%); huyện Cát Hải (205,5/275,9 tỷ, đạt 74,5%); Ban Quản lý dự ánphát triển đô thị và Đầu tư xây dựng công trình dân dụng (2.219/3.851 tỷ đồng, đạt 57,62%); Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và Khu kinh tế, Khu công nghiệp (764/1.618 tỷ đồng, đạt 47,21%); huyện Thủy Nguyên (454,4/991,3 tỷ đồng, đạt 45,84%); Sở Giao thông - Vận tải (257/637 tỷ đồng, đạt 40,35%)... Tổng vốn phân cấp cho các quận, huyện là 3.111,004 tỷ đồng, tính đến hết ngày 20/6/2023 đã giải ngân 872,372 tỷ đồng, bằng 28,04% kế hoạch Thành phố giao. Trong đó, có 5 quận, huyện giải ngân cao gồm huyện Tiên Lãng (87,8/147,5 tỷ đồng, đạt 59,52%); quận Ngô Quyền (55,9/103,47 tỷ đồng, đạt 54,1%); huyện Kiến Thụy (102,98/244,33 tỷ đồng, đạt 42,15%); quận Dương Kinh (44,18/120,82 tỷ đồng, đạt 36,57%); huyện An Dương (102,75/318,54 tỷ đồng, đạt 32,25%). Về vốn bổ sung có mục tiêu để thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu của Thành phố. Tổng vốn phân cấp cho các huyện là 3.085,584 tỷ đồng, đến hết ngày 20/6/2023 đã giải ngân 593,989 tỷ đồng, bằng 19,25% kế hoạch Thành phố giao. Trong đó, huyện An Lão (114,352/348,575 tỷ đồng, đạt 32,81%); huyện Kiến Thụy (113,27/424,77 tỷ đồng, đạt 26,67%); huyện An Dương (60/265,97 tỷ đồng, đạt 22,56%); huyện Thủy Nguyên (174,55/865,31 tỷ đồng, đạt 20,17%). Cũng tại phiên họp, 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) ước tăng 9,94% so với cùng kỳ. Hải Phòng giữ mức tăng trưởng đứng thứ 3 cả nước, đứng đầu 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 12,28% so với cùng kỳ (kế hoạch năm là tăng 15%). Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt hơn 46.490 tỷ đồng, giảm 15,17% so với cùng kỳ, bằng 44,41% dự toán Trung ương giao và bằng 39,93% dự toán HĐND Thành phố giao. Tính trong 6 tháng, Thành phố đã thu hút FDI đạt 1,98 tỷ USD (riêng thu hút đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế ước đạt 1,9 tỷ USD), tăng 80,10% so với cùng kỳ, đạt 99% mức kế hoạch năm. Đặc biệt là Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng vừa mới điều chỉnh tăng vốn dự án Nhà máy LG Innotek Hải Phòng thêm 1 tỷ USD. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư với nhiều chương trình hội thảo được tổ chức, nhiều bản ghi nhớ sẽ tiếp tục được ký kết, hoàn thành vượt chỉ tiêu trong 6 tháng cuối năm. Bình Định tìm nhà đầu tư cho dự án khu vui chơi giải trí hơn 464 tỷ đồng Ngày 28/6, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa phát đi thông báo tìm nhà đầu tưcho Dự án Khu vui chơi giải trí Night Paradise Nhơn Hội (TP.Quy Nhơn). Cụ thể, thông báo số 129/TB-BQL do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định, Dự án Khu vui chơi giải trí Night Paradise Nhơn Hội có vị trí tại thôn Hội Tân, xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn thuộc phân khu 4 khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Ranh giới dự án cụ thể: Phía Đông giáp tuyến đường đường tỉnh 639; phía Tây giáp Đầm Thị Nại; phía Nam giáp nhà máy xử lý nước thải khu kinh tế Nhơn Hội; phía Bắc giáp khu dân cư hiện trạng. Mục tiêu đầu tư của Dự án là phát triển khu du lịch với các loại hình vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch, biệt thự và khách sạn du lịch theo quy hoạch. Diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 7,69 ha, các công trình được xây dựng theo quy hoạch gồm: Khu trò chơi trong nhà, công viên nước, công viên tượng cát, khu biệt thự, khách sạn nghỉ dưỡng, các công trình phụ trợ. Khu vực quy hoạch dự án thuộc phần diện tích ô đất HH.19 (2,97ha) và ô đất HH.20 (4,72ha), tiểu khu 4, phân khu số 4, khu kinh tế Nhơn Hội. Tại ô đất HH.19 sẽ xây dựng các công trình như khu trò chơi trong nhà, công viên nước, công viên tượng cát, bãi xe, hạ tầng giao thông, kỹ thuật. Tại ô đất HH.20 sẽ xây dựng khách sạn 3 sao, biệt thự nghỉ dưỡng, hạ tầng giao thông, kỹ thuật. Tổng vốn đầu tư dự án hơn 464 tỷ đồng, trong đó, sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 423 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 41,5 tỷ đồng. Tiến độ hoàn thành toàn bộ dự án không quá 48 tháng kể từ ngày hợp đồng thực hiện dự án có hiệu lực hoặc được công nhận làm chủ đầu tư dự án, trong đó tiến độ hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định không quá 12 tháng. Thời hạn sử dụng đất của dự án là 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, cho thuê đất. Nhà đầu tư quan tâm, có nhu cầu đăng ký thực hiện dự án nộp hồ sơ trước 9 h ngày 27/7/2023. EVN lên kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII Sau khi Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được phê duyệt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã họp cùng các đơn vị thành viên để triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Để triển khai các bước tiếp theo, Tập đoàn đã yêu cầu các đơn vị thành viên tổng hợp tình hình thực hiện các Dự án nguồn điện và lưới điện đang triển khai và đề xuất triển khai các dự án mới đã được phê duyệt trong Quyết định số 500/QĐ-TTg.
Hiện EVN và các đơn vị thành viên đang triển khai 14 dự án nguồn điện. Ngoài ra, EVN và các đơn vị thành viên cũng đề xuất thực hiện 13 dự án nguồn điện giai đoạn 2030. Về lưới điện, định hướng phát triển chính đến năm 2030 là phát triển lưới điện truyền tải 500 kV và 220 kV bảo đảm khả năng giải tỏa công suất các nhà máy điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Phát triển lưới điện truyền tải điện có dự phòng lâu dài, tăng cường sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung để giảm diện tích chiếm đất. Khuyến khích xây dựng các trạm biến áp truyền tải kết hợp cung cấp điện cho phụ tải lân cận. Lưới điện truyền tải 500 kV giữ vai trò xương sống trong liên kết các hệ thống điện vùng miền và trao đổi điện năng với các nước trong khu vực. Giới hạn truyền tải liên miền ở mức hợp lý, giảm truyền tải điện đi xa, hạn chế tối đa xây dựng mới các đường dây truyền tải liên miền trước năm 2030. Xây dựng lưới điện 220 kV bảo đảm độ tin cậy, các trạm biến áp trong khu vực có mật độ phụ tải cao thiết kế theo sơ đồ đảm bảo vận hành linh hoạt. Xây dựng các trạm biến áp 220 kV đủ điều kiện vận hành tự động không người trực. Đẩy mạnh xây dựng các trạm biến áp GIS, trạm biến áp 220/22 kV, trạm ngầm tại các trung tâm phụ tải. Theo Quy hoạch điện VIII, trong giai đoạn 2021-2030, cần hoàn thành 950 công trình lưới điện 500 kV-220 kV, trong đó, EVN và các đơn vị thành viên đã hoàn thành đóng điện được 116 công trình trong các năm 2021-2022 và đầu năm 2023. Đây cũng là những công trình vốn nằm trong Quy hoạch Điện VII và VII điều chỉnh trước đó và nay được nhắc lại trong Quy hoạch Điện VIII. Cũng với nguyên tắc này, hiện EVN và các đơn vị thành viên đang được giao đầu tư 449 dự án lưới điện... Theo ông Nguyễn Tuấn Tùng, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), tiêu chí lựa chọn thứ tự ưu tiên khi triển khai các dự án lưới điện truyền tải hiện nay là các dự án đang triển khai thực hiện; các dự án cải tạo, nâng công suất các công trình hiện hữu (EVNNPT đang quản lý vận hành) Các dự án đầu tư mới tại Quy hoạch điện VIII sẽ được EVNNPT thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: dự án nâng cao năng lực truyền tải vùng - miền; các công trình 500-220 kV quan trọng đảm bảo cấp điện cho các vùng phụ tải khu vực để đảm bảo an ninh cung cấp điện; các dự án lưới điện đấu nối, đồng bộ các nguồn điện của EVN và các đơn vị; các dự án liên kết lưới điện với các nước khu vực; các dự án khác (có luận chứng sự cần thiết EVN đầu tư). Để đảm bảo tiến độ đầu tư các dự án lưới điện, ông Nguyễn Tuấn Tùng kiến nghị EVN báo cáo các cấp có thẩm quyền hỗ trợ tạo điều kiện để EVNNPT đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai đã được ghi trong các Quy hoạch Điện VII cùng VII điều chỉnh và hiện có tên trong danh sách của Quy hoạch Điện VIII. Đối với các dự án mới cần giao cho địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Đối với dự án đường dây 500 kV mạch 3, mạch 4, EVNNPT kiến nghị EVN thành lập Ban chỉ đạo cấp Tập đoàn và kiến nghị các cấp có thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo do Thủ tướng hoặc Phó thủ tướng làm Trưởng ban. Tại cuộc họp, các ban chuyên môn của EVN, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Điện 1,2,3 đã đóng góp các ý kiến, giải pháp để EVN và các đơn vị triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII. Chủ trì cuộc họp, ông Đặng Huy Cường, Thành viên HĐTV EVN đã đề nghị các các đơn vị thành viên EVN rà soát đánh giá kỹ lưỡng tiến độ để triển khai nhanh chóng, thuận lợi nhưng tuân thủ đúng quy trình, quy định của pháp luật. Các ban chuyên môn cũng được yêu cầu phối hợp với các đơn vị, cập nhật tính toán cân bằng cung cầu đến năm 2030 và kiến nghị các giải pháp, cơ chế thực hiện; nghiên cứu cơ chế để triển khai nhanh các dự án, đặc biệt là công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn; tính toán khả năng huy động vốn trong giai đoạn đến 2030; nghiên cứu các cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện công tác đầu tư xây dựng các công trình đã được phê duyệt trong quy hoạch quốc gia, quy hoạch tỉnh… EVN cũng sẽ có báo cáo về các vấn đề cụ thể gửi Bộ Công thương để có thể đảm bảo tiến độ các công trình truyền tải được giao cho EVN/EVNNPT và các đơn vị thành viên tại các quy hoạch điện trước đó và hiện cũng đã nằm trong Quy hoạch Điện VIII nhưng chưa triển khai trong thời gian chờ Bộ xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII Khẩn trương phối hợp triển khai dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Hải Phòng và Ninh Bình Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua thành phố Hải Phòng và đoạn qua tỉnh Ninh Bình; khẩn trương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương liên quan triển khai Dự án theo đúng quy định pháp luật.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) có chiều dài khoảng 109 km, thuộc nhóm các tuyến đường bộ cao tốc khu vực phía Bắc; với điểm đầu tại đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, thành phố Ninh Bình, điểm cuối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Giải ngân đầu tư công của TP.HCM đạt 15% trong 6 tháng đầu năm 2023 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đâu năm 2023 do Cục Thống kê TP.HCM vừa công bố cho biết, tính đến hết ngày 23/6, tổng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 của Thành phố đã giải ngân là 10.244 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 15% tổng số vốn giao (68.490,566 tỷ đồng).
Về tình hình thực hiện một số công trình trọng điểm, cơ quan này cho biết Dự án tuyến đường sắt Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) được xây dựng dựa trên quan điểm TOD (lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị), phát triển hành lang vận tải dọc tuyến metro số 1. Hiện chủ đầu tư đang tiến hành xây dựng 9/11 cây cầu bộ hành bên cạnh cầu tại nhà ga Suối Tiên đã có sẵn, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2023. Sắp tới, tuyến buýt nhanh (BRT) số 1 cũng sẽ được đưa vào khai thác, chạy dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ và kết nối tuyến Metro số 1 tại ga Rạch Chiếc (TP. Thủ Đức). Đối với dự án mở rộng Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh dự kiến toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024. Đến nay, tổng khối lượng đắp cát xây lấp mặt bằng đạt 64%; xử lý nền đất yếu bằng cọc xi-măng đất đạt 29%. Hiện nay, dự án gặp khó khăn chính là mặt bằng chưa được bàn giao đầy đủ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được di dời xong nên làm chậm tiến độ thi công. Trong đó, có 597/725 hộ đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ với hơn 558,8 tỷ đồng, đạt 96,7% kế hoạch vốn; 607/725 hộ đã bàn giao mặt bằng với diện tích hơn 23,73ha; có 118 hộ chưa đồng ý bàn giao mặt bằng với diện tích gần 2 ha. “Đoàn giám sát của Thành phố đề nghị UBND huyện Bình Chánh sớm xử lý dứt điểm các hộ dân chưa đồng ý bàn giao mặt bằng thuộc dự án và sớm bàn giao 100% mặt bằng phục vụ thi công trước ngày 30/6/2023”, Cục Thống kê TP.HCM thông tin thêm. Đối với dự án Thành phần số 1 đường Vành đai 3, trong tháng 6, Ban giao thông nhận mặt bằng từ 4 huyện có đường Vành đai 3 đi qua và khởi công dự án Thành phần 1 vào ngày 18/6/2023. Đến thời điểm hiện nay, nguồn vật liệu cung cấp cho Dự án đường vành đai 3 đã sẵn sàng và sẽ có biện pháp bảo đảm phục vụ công tác thi công liên tục đến khi hoàn thành. Riêng dự án Thành phần số 2 đường Vành đai 3, tính đến giữa tháng 6, tỷ lệ bàn giao mặt bằng cho Vành đai 3 trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 87%, Hóc Môn là địa phương có tỷ lệ bàn giao mặt bằng cao nhất với hơn 95%. Huyện Bình Chánh, Củ Chi và TP. Thủ Đức cũng lần lượt đạt hơn 93%, 84% và 72%. Việc chi trả, bồi thường giải phóng mặt bằng hết tháng 6 ước đạt hơn 7.000 tỷ đồng. Về tình hình phát triển kinh tế TP.HCM, trong quý II/2023, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) tăng 5,87%. Ước tính GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,55% so với cùng kỳ. Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM đánh giá động lực chính cho tăng trưởng kinh tế thành phố là đầu tư công, đã khởi sắc khá nhiều so với quý I/2023 đầu năm. Ngoài ra, sản xuất công nghiệp giữ được đà phục hồi từ tháng 4/2023. Tăng trưởng 9 ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố cũng đã phục hồi tương đối khá. Dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống và lữ hành cũng giữ được đà phục hồi với tốc độ tăng trưởng khá cao; kỳ vọng vào dịp hè, nhu cầu du lịch sẽ tăng cao góp phần thúc đẩy tăng trưởng các hoạt động dịch vụ này. Nửa đầu năm 2023, vốn FDI vào TP.HCM đạt 2,8 tỷ USD, tăng 30,7% Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê TP.HCM, tổng số vốn đầu tư nước ngoài (tính từ đầu năm đến ngày 20/6/2023) vào TP.HCM đạt 2,8 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ. Trong đó có 514 Dự án cấp mới (tăng 69,1%), song số vốn đăng ký chỉ đạt 231 triệu USD (tương đương so với cùng kỳ năm trước). Đối với dự án điều chỉnh vốn đăng ký có 163 dự án (tăng 139,7%), với vốn đăng ký tăng 458 triệu USD, chỉ bằng 33,3% so với cùng kỳ.
Số vốn FDI tăng mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2023 tại TP.HCM là hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp khi có đến 1.089 nhà đầu tư nước ngoài thực hiện với vốn góp là 2,2 tỷ USD, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có số vốn góp đạt cao nhất với 1,5 tỷ USD, chiếm 68,3% tổng vốn góp; tiếp đến là hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ vốn góp 253,7 triệu USD, chiếm 11,5%; hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có số vốn góp đạt 229,1 triệu USD, chiếm 10,4%. Sau nhiều năm đứng top đầu về vốn góp, mua cổ phần, năm nay do thị trường bất động sản trầm lắng hoạt kinh doanh bất động sảnđã tụt xuống mức thấp với số vốn góp đạt 99,6 triệu USD, chiếm 4,5%. Theo thống kê, Nhật Bản và Singapore là hai quốc gia có tỷ trọng vốn góp cao nhất vào các doanh nghiệp ở TP.HCM lần lượt chiếm 69,6% và 16,7%. Vốn FDI vào TP.HCM “bật tăng” trong 6 tháng đầu năm đã cho thấy tình hình kinh tế của TP.HCM có sự khởi sắc trong quý II sau khi giảm sâu ở quý I/2023. Vốn FDI cũng có sự tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm nay, số liệu cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2023 vốn FDI vào TP.HCM giảm 23,4 % và 5 tháng đầu năm giảm còn 13,5 %, song đến 6 tháng đầu năm đã “bật tăng” lên 30,7 % so với cùng kỳ. Bộ Giao thông Vận tải giải ngân kỷ lục hơn 35.627 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023 Theo thông tin từ Bộ GTVT, tính đến ngày 29/6, các chủ đầu tư thuộc bộ này đã giải ngân được khoảng 35.627 tỷ đồng vốn đầu tư công (đạt khoảng 37,4% kế hoạch năm).
Mặc dù, tiến độ giải ngân chậm so với kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký đầu năm (35.627/38.154 tỷ đồng, đạt 93,3%). Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, kết quả giải ngân nói trên vẫn cao hơn cả về giá trị và tỷ lệ (gấp hơn 2 lần giá trị, tỷ lệ cao hơn 7%) . Trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân của Bộ GTVT luôn cao hơn mức trung bình của cả nước. Ông Bùi Quang Thái, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và đầu tư (Bộ GTVT) cho biết, giá trị giải ngân 6 tháng đầu năm 2023 của Bộ GTVT, tập trung vào các Dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 có kế hoạch hoàn thành trong năm 2023, thực hiện tạm ứng hợp đồng của các dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2. Trong đó, các dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1, giải ngân 7.017/17.157 tỷ đồng, đạt 40,9% kế hoạch năm; đáp ứng kế hoạch giải ngân các chủ đầu tư đăng ký (7.017/6.828 tỷ đồng, đạt 103%). Tuy nhiên, vẫn có một số dự án giải ngân chậm so với kế hoạch đăng ký như: đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn của Ban quản lý dự án 2 đạt 50%; Cam Lộ - La Sơn của Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đạt 62%; Nghi Sơn - Diễn Châu của Ban quản lý dự án 6 đạt 75%. Các dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2, giải ngân 17.448/45.474 tỷ đồng, đạt 38,4% kế hoạch năm; chậm so với kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký (17.448/21.172 tỷ đồng, đạt 82%). Một số dự án giải ngân chậm so với kế hoạch đăng ký như: 2 dự án của Ban quản lý dự án Thăng Long (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi đạt 69%, đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng đạt 59%); đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn của Ban quản lý dự án 2 đạt 66%; đoạn Bùng - Vạn Ninh của Ban quản lý dự án 6 đạt 69%. Các dự án trọng điểm, cấp bách, giải ngân 338/1.855 tỷ đồng, đạt 18,2% kế hoạch năm; chậm so với kế hoạch các chủ đầu tư đang ký (338/624 tỷ đồng, đạt 54%). Một số dự án giải ngân chậm so với kế hoạch đăng ký như: 2 dự án của Ban quản lý dự án đường sắt (cải tạo công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh đạt 15%, cải tạo công trình thiết yếu đoạn Vinh Nha Trang đạt 41%); dự án gia cố hầm yếu đoạn Vinh - Nha Trang của Ban quản lý dự án 85 đạt 43%; dự án đường nối cao tốc Hà Nội Hải Phòng với Pháp Vân Cầu Giẽ do Sở GTVT Hà Nam và Hưng Yên là chủ đầu tư đạt khoảng 10%. Trong 6 tháng cuối năm, số vốn còn lại cần giải ngân là rất lớn (khoảng 59.000 tỷ đồng), trong khi hầu hết các dự án cao tốc đều mới khởi công xây dựng, giá trị sản lượng không cao. Để giải ngân tối đa nguồn vốn còn lại cần sự nỗ, quyết tâm, đổi mới trong triển khai thực hiện của các chủ đầu tư. Hiện nút thắt cản trở tiến độ thi công và giải ngân vốn tại Dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 – một trong những mũi giải ngân chủ lực của Bộ GTVT là giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng. Vì vậy, các chủ đầu tư Dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 cần tăng cường phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để phục vụ thi công, đặc biệt tại các vị trí đường công vụ, đường tiếp cận, các công trình cầu lớn, hầm, các vị trí xử lý nền đất yếu, các vị trí có khối lượng đào lớn cần điều phối sang đắp...trong đó đặc biệt lưu ý dư địa để giải ngân cho công tác giải phóng mặt bằng còn rất lớn (đến nay mới giải ngân được 5.154/14.865 tỷ đồng, khoảng 30% giá trị). Bên cạnh đó, cần chủ động phối hợp với các địa phương hoàn thiện các thủ tục để sớm cấp mỏ vật liệu cho các nhà thầu khai thác phục vụ thi công. Trong thời gian chờ thủ tục cấp mỏ, căn cứ vào tiến độ thi công được duyệt chỉ đạo các nhà thầuchủ động mua và tập kết vật liệu để tổ chức thực hiện, bảo đảm không xảy ra hiện tượng thiếu vật liệu ảnh hưởng tới tiến độ triển khai các dự án. Các chủ đầu tư phải chỉ đạo nhà thầu tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai thi công bảo đảm tiến độ yêu cầu; thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng ngay khi có khối lượng theo đúng quy định. Được biết, năm 2023 Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao 95.222 tỷ đồng (trong đó: vốn giao năm 2023 là 94.161 tỷ đồng; vốn kéo dài năm 2022 sang năm 2023 là 1.061 tỷ đồng). Đến nay, Bộ GTVT giao chi tiết cho các dự án với tổng số 95.196/95.222 tỷ đồng (đạt 99,9%). Kế hoạch vốn năm 2023 chủ yếu tập trung giao cho 12 chủ đầu tư, Ban quản lý dự án do Bộ GTVT quản lý (được giao 86.795 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91,2% tổng số vốn được giao của Bộ GTVT). Các chủ đầu tư còn lại (gồm: 24 Sở GTVT, VEC và 2 trường cao đẳng) được giao 8.400 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 8,8%) chủ yếu tập trung để quyết toán dự án và hoàn vốn ứng trước. Để đạt mục tiêu tỷ lệ giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch được giao, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan hết sức tập trung nỗ lực chỉ đạo với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao nhất để triển khai nhiệm vụ này. "Đối với một số dự án sắp khánh thành, các Ban quản lý dự án chỉ đạo các nhà thầu khắc phục khó khăn, vướng mắc, tập trung nguồn lực, máy móc… làm “3 ca, 4 kíp” để phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ đề ra", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ rõ. Quảng Nam đề nghị nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14G Ngày 29/6, UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị mở rộng, nâng cấp, sửa chữa và bảo trì Quốc lộ 14G. Theo UBND tỉnh Quảng Nam, Quốc lộ 14G dài 67,6 km đi qua địa bàn TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Đoạn tuyến qua địa bàn Đà Nẵng đã được sửa chữa, rải mặt bê tông nhựa từ Km 0 đến Km 16+463.
Đoạn qua tỉnh Quảng Nam từ Km 25 đến Km 66+600 đã được xây dựng mới 3 cầu và đường dẫn 2 đầu cầu, phần còn lại quy mô đường cấp V, kết cấu mặt đường thấm nhập nhựa, bề rộng mặt đường nhỏ hẹp. Do được xây dựng từ năm 2004, đường thường xuyên hư hỏng sau các mùa mưa lũ. UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, Bộ Giao thông vận tải đã cho phép lập dự án Đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14G tại Quyết định số 176/QĐ-BGTVT ngày 17/1/2014, tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường bộ Việt Nam đã bố trí nguồn vốn bảo trì để sửa chữa mặt đường một số đoạn xuống cấp nặng nhưng do nguồn vốn hạn chế nên chỉ thực hiện láng nhựa để đảm bảo giao thông. UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, với đặc điểm thời tiết mưa nhiều, địa hình tuyến đi qua là khu vực đồi núi và kết cấu mặt đường đã xây dựng quá lâu, tuyến đường phát sinh hư hỏng rất nhanh sau mỗi mùa mưa, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an toàn giao thông, nhất là mùa cao điểm vào các dịp lễ, Tết Nguyên đán. Ngoài ra, Quốc lộ 14G là tuyến đường độc đạo kết nối 2 huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam là huyện Đông Giang và huyện Tây Giang với khu vực đồng bằng và là tuyến đường huyết mạch kết nối cửa khẩu phụ Tây Giang - Kà Lùm với TP.Đà Nẵng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng cao trên tuyến, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh và đảm bảo an toàn giao thông UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm, bổ sung dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14G vào đầu tư trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để triển khai thực hiện. UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị, trước mắt, bố trí kinh phí bảo trì để sửa chữa, thảm bê tông nhựa các đoạn tuyến đã xuống cấp, kết hợp hoàn thiện hệ thống rãnh dọc, cống thoát nước và hệ thống báo hiệu đường bộ để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn. Động thổ hạng mục đầu tiên, Bình Dương mở màn Dự án đường Vành đai 3, TP.HCM Ngày 29/6, UBND tỉnh Bình Dương động thổ xây dựng nút giao Bình Chuẩn thuộc Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM. Đây là hạng mục đầu tiên được xây dựng trên đường Vành đai 3, TP.HCM đoạn đi qua tỉnh Bình Dương.
Nút giao Bình Chuẩn có chiều dài 1,3 km, là nút giao thông rất kỳ quan trọng trên tuyến Vành đai 3 để nối với các tuyến đường trong khu vực nên cần đầu tư cả cầu vượt và hầm chui để tránh ùn tắc giao thông. Nút giao này có tổng mức đầu tư hơn 571 tỷ đồng. Ngoài nút giao Bình Chuẩn, đường Vành đai 3, TP.HCM đoạn qua Bình Dương còn có 2 hạng mục lớn nữa là cầu Bình Gởi bắc qua sông Sài Gòn (nối Bình Dương và TP.HCM) dài 1,3 km và nút giao Tân Vạn (giao giao giữa xa lộ Hà Nội và đường Vành đai 3) dài hơn 2,3 km. Dự án đường Vành đai 3 đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 26,6 km, điểm đầu nối từ nút giao Tân Vạn, điểm cuối tại cầu Bình Gởi. Hiện nay, hơn 15 km đã đưa vào khai thác. Vì vậy, tỉnh Bình Dương sẽ xây dựng phần còn lại dài 10,7 km của Dự án đường Vành đai 3. Đường Vành đai 3, TP.HCM đoạn đi qua Bình Dương có tổng mức đầu tư 19.280 tỷ đồng bao gồm 5.752 tỷ đồng chi phí xây lắp và 13.528 tỷ đồng chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án. phương gồm TP.HCM dài hơn 47 km, Bình Dương 10,7km, Đồng Nai 11,2 km và Long An 6,8 km. Trước đó, ngày 18/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động lễ khởi công đường Vành đai 3, (đoạn qua TP.HCM). Sau TP.HCM các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương cũng sẽ đồng loạt khởi công vào cuối tháng 6 và tháng 7. Tây Ninh thu hút 515,4 triệu USD vốn FDI trong nửa đầu năm 2023 Ngày 29/6, Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế- xã hội trong 6 tháng đầu năm năm 2023. Thông tin tại buổi họp, ông Nguyễn Đình Bửu Quang, Cục trưởng Cục Thống kê cho biết, những tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt. Nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm lại, một số nước rơi vào suy thoái…đã tác động, ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh tế đầu tư, tiêu dùng toàn cầu. Trên địa bàn tỉnh, tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Một số thị trường lớn, truyền thống bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, giảm sản lượng. Nhiều lao động bị mất việc, thôi việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động, hoặc nghỉ việc không hưởng lương, đời sống một bộ phận người dân gặp khó khăn. Song với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đưa ra nhiều giải pháp kịp thời, đúng hướng, thống nhất từ Chính phủ, đến chính quyền các cấp ở địa phương, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tăng trưởng dần rõ nét hơn ở những tháng trong quý II/2023 và đạt được kết quả quan trọng trong các lĩnh vực. Đơn cử như lĩnh vực sản xuất nông nghiệp duy trì phát triển ổn định. Hoạt động thương mại dịch vụ sôi động, sức mua tăng (tăng 11,23 %), sản xuất công nghiệp có tín hiệu phục hồi tốt (tăng 4,30 %). Trong đó, nổi bật là lĩnh vực thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Cụ thể, thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt 515,4 triệu USD, tăng 130 % so cùng kỳ. Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 10 Dự án với vốn đăng ký 99,2 triệu USD; 20 dự án điều chỉnh tăng vốn với 416,7 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm vốn 0,45 triệu USD; 01 dự án nước ngoài chuyển thành dự án trong nước với vốn 1 triệu USD. “Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 355 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 9.511 triệu USD, trong đó có 242 dự án hoạt động với số vốn 7.638 triệu USD; 41 dự án đang xây dựng với số vốn 751 triệu USD”, ông Quang nói. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 367 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký là 2.756,8 tỷ đồng, giảm 13,44 % về số doanh nghiệp và cũng giảm 46,21 % về vốn đăng ký so với cùng kỳ. Có 157 doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động có thời hạn (giảm 8,19 %) và 66 doanh nghiệp giải thể (giảm 1,49 %) so cùng kỳ. Thông tin thêm về hoạt động giải ngân vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, bà Nguyễn Thị Kim Loan, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cho biết, tính đến thời điểm hiện tại thì tỉnh đã được giao 100% vốn (4.567 tỷ đồng) cho năm 2023. Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh đã giải ngân khoảng 1.918,36 tỷ đồng, đạt 47% so với chỉ tiêu Chính phủ giao (đạt 42 % kế hoạch năm do HĐND tỉnh giao), tăng 1,43% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 1.629 tỷ đồng, bằng 42,03 % dự toán và giảm 2,02 %; vốn ngân sách cấp huyện đạt 288,7 tỷ đồng, đạt 41,14 % dự toán và tăng 26,61 % so cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 5/2023, tỉnh Tây Ninh xếp thứ 5/63 tỉnh thành về giải ngân vốn đầu tư công. Mục tiêu trong nửa cuối năm 2023, tỷ lệ giải ngân sẽ đạt 100%. Tỉnh sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện tại các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, phát triển kinh tế. Đồng thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc nhằm giải ngân kịp thời các nguồn vốn đầu tư công đã giao trong năm 2023. Quảng Trị: Xây dựng Thành phố Đông Hà lên đô thị loại 1 vào năm 2045 Ngày 29/6, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đông Hà đến năm 2045. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đông Hà đến năm 2045 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1234/QĐ - UBND, ngày 15/6/2023.
Trong đó, phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ ranh giới hành chính của TP. Đông Hà với diện tích khoảng 7.308,5 ha. Phạm vi ranh giới cụ thể như: Phía Bắc giáp huyện Gio Linh, Cam Lộ; phía Nam giáp huyện Triệu Phong; phía Đông giáp huyện Gio Linh, Triệu Phong; phía Tây giáp huyện Cam Lộ. Phạm vi nghiên cứu hướng phát triển không gian đô thị đảm bảo tính kết nối với các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, đáp ứng nhu cầu phát triển của TP. Đông Hà trong tương lai. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Đông Hà đến năm 2045 với tính chất là đô thị tỉnh lỵ; trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, dịch vụ, thương mại, tài chính, du lịch, công nghiệp của tỉnh và có vị thế cấp vùng Bắc Trung Bộ; một trong những đô thị động lực trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây. Quy hoạch xác định mục tiêu đến năm 2030, Thành phố Đông Hà trở thành đô thị loại 2; xây dựng đô thị xanh, thân thiện, năng động, hiệu quả với hệ thống hạ tầng đô thị, đồng bộ theo hướng phát triển bền vững, thông minh, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2045, xây dựng thành phố Đông Hà cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại 1; trở thành đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững; là đô thị động lực trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, một trong những trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung bộ. Thành phố Đông Hà sẽ được phát triển theo mô hình, cấu trúc không gian đô thị gồm một trung trung tâm hiện hữu; ba tuyến; bốn điểm đột phá. Trong đó, ba tuyến gồm tuyến trung tâm là tuyến cảnh quan đô thị sông Hiếu gắn với thương mại – dịch vụ - du lịch; tuyến phía Bắc là tuyến hành lang thương mại – dịch vụ, y tế, thể dục thể thao; tuyến phía Nam là tuyến hành lang công nghiệp công nghệ cao thân thiện môi trường, kho tàng. Bốn điểm đột phá của Thành phố Đông Hà gồm: Khu thương mại dịch vụ, trung tâm động lực phía Bắc; khu đô thị sinh thái phía Nam; khu đô thị thương mại – dịch vụ phía Đông; khu sinh thái hồ Khe Mây và Trung Chỉ. Dự kiến, thành phố Đông Hà sẽ có 6 phân khu. Trong đó, phân khu 1 có diện tích 1.324ha; phân khu 2 diện tích 1.760ha; phân khu 3 diện tích 338ha; phân khu 4 diện tích 780ha; phân khu 5 diện tích 1.152ha; phân khu 6 diện tích 1.955ha. Foxconn đầu tư 2 dự án mới hơn 246 triệu USD vào KCN của Amata tại Quảng Ninh Cuối chiều ngày 29/6, UBND tỉnh Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án có tổng mức đầu tư hơn 246 triệu USD của Foxconn vào KCN Sông Khoai, tại KKT ven biển Quảng Yên. Hai Dự án này gồm Nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh và Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh, của Công ty Foxconn Singapore PTE Ltd (Foxconn).
Trong đó, dự án Nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh có diện tích là 6,3 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 4.755,84 tỷ đồng, tương đương 200,24 triệu USD. Dự án được thực hiện nhằm xây dựng một nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, sạc điện, bộ điều khiển sạc điện xe điện. Tiến độ thực hiện dự án được nhà đầu tư cam kết là trong 18 tháng. Dự kiến tháng 01/2025, dự án sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất chính thức. Dự án sau khi vào hoạt động sẽ mang lại việc làm thường xuyên cho khoảng 1.143 lao động, với mức thu nhập ổn định trung bình đối với công nhân sản xuất khoảng 13 triệu đồng/người/ tháng, tương đương 550 USD/người/tháng. Còn dự án Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh có diện tích 4,1 ha, với tổng vốn đầu tư là1.094,25 tỷ đồng, tương đương 46 triệu USD. Nhà máy này sẽ đảm nhận sản xuất, gia công linh kiện, khuôn mẫu linh kiện của sản phẩm công nghệ thông tin và sản phẩm truyền thông. Tiến độ thực hiện dự án là trong 16 tháng. Dự kiến tháng 10/2024, dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động, tạo việc làm cho khoảng 738 lao động. Mức lương dự kiến đối với lao động phổ thông là khoảng 10 triệu đồng/tháng. Đại diện Foxconn cho biết, dây chuyền công nghệ và máy móc, thiết bị của cả 2 dự án đều sử dụng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ có nguồn gốc Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam. “Dự án Nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh và Dự án Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh của Công ty Foxconn Singapore PTE Ltd được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày hôm nay đã tiếp tục khẳng định mục tiêu ưu tiên lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp sạch của Tỉnh theo Nghị quyết số 01-NQ/TU. Đồng thời thể hiện quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lấy công nghiệp chế biến, chế tạo làm trọng tâm, trọng điểm”, ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định tại buổi lễ trao giấy chứng nhận đầu tư. Không những thế, theo chia sẻ của ông Hoàng Trung Kiên, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, hai dự án này của Foxconn còn là minh chứng cụ thể cho hiệu quả cải cách hành chính của tỉnh khi mà thời gian giải quyết thủ tục cho 2 dự án chỉ thực hiện trong 12 giờ làm việc, kể từ khi nhà đầu tư nộp hồ sơ từ chiều ngày 27/6 và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong chiều ngày 28/6/2023. Tính đến hiện tại, Tập đoàn Foxconn đã có 3 dự án đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 383 triệu USD. Cụ thể là 2 dự án được trao giấy chứng nhận chiều nay và 1 dự án S - Việt Nam của Công ty TNHH CTTV tại KCN Đông Mai có tổng vốn đầu tư đăng ký 137,1 triệu USD. Ông Châu Nghĩa Văn, Phó tổng giám đốc phụ trách Tổng bộ Tập đoàn KHKT Hồng Hải tại Việt Nam (Foxconn Việt Nam) chia sẻ: "Năm 2019, Tập đoàn quyết định đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh, với số vốn ban đầu là 47 triệu USD. Một năm sau chúng tôi đã tăng vốn và thành lập thêm một pháp nhân mới tại tỉnh. Trong suốt thời gian đầu tư tại tỉnh, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của các vị lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, cùng các sở, ngành trong tỉnh đặc biệt là Ban Quản lý khu kinh tế". Từ những ngày đầu tiên này, theo ông Châu, nhà đầu tư đã được tư vấn chi tiết về các địa điểm, hướng dẫn về thủ tục, quy trình đầu tư, chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư FDI. Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh, nếu doanh nghiệp có phát sinh những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các thủ tục đầu tư, quy hoạch xây dựng, lao động…. đều nhận được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời từ các lãnh đạo cao nhất của tỉnh cho đến lãnh đạo các sở, ban, ngành. Việc này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp rất nhiều trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư tại Quảng Ninh. Chấp thuận kết quả nghiệm thu có điều kiện 53,67 km cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng vừa ban hành Thông báo số 84/TB- HĐKTNN về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào khai thác Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Theo đó, Hội đồng thống nhất chấp thuận kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tư đưa đoạn tuyến chính cao tốc dài 53,67/63,37km từ nút giao Mai Sơn (Km274+111.86) đến nút giao Đông Xuân (Km327+780) của Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 vào khai thác tạm theo thiết kế được duyệt, bao gồm: 4 nút giao liên thông (Mai Sơn, Gia Miêu, Hà Lĩnh, Đông Xuân); 26 cầu gồm 15 cầu trên tuyến chính, 4 cầu trong nút giao, 1 cầu trên đường nối, 6 cầu vượt ngang); hầm Tam Điệp (dài 245m), Thung Thi (dài 680m) và hạng mục an toàn giao thông. Hội đồng yêu cầu trong quá trình khai thác, chủ đầu tư và các chủ thể tham gia xây dựng công trình có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thực hiện hoàn thành các nội dung công việc nêu tại các Biên bản nghiệm thu hoàn thành gói thầu theo kế hoạch. Hoàn thiện các vị trí lề đường, mái ta luy đảm bảo độ chặt, độ dốc theo thiết kế. Quan trắc, theo dõi lún định kỳ các đoạn tuyến xử lý nền đất yếu, vị trí tiếp giáp các đường đầu cầu, cống trên tuyến để có biện pháp xử lý kịp thời nếu có diễn biến lún bất thường bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác. Đặc biệt, Hội đồng yêu cầu chủ công trình và các nhà thầu tổ chức theo dõi để có biện pháp xử lý kịp thời khi xuất hiện hư hỏng mặt đường bê tông nhựa trên tuyến (nếu có), đặc biệt là với thiết kế mặt đường có 2 làn xe chạy, bề rộng làn 3,5m, không có làn dừng khẩn cấp khi điều kiện khai thác ở nhiệt độ cao, mức tải trọng và lưu lượng tải trọng lớn sẽ tiềm ẩn hiện tượng hằn lún vệt bánh xe. Đối với những vị trí bê tông nhựa còn một số chỉ tiêu chưa đáp ứng hết yêu cầu kỹ thuật được nêu trong báo cáo kết quả kiểm định, phải có biện pháp xử lý để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của dự án trước khi được xem xét chấp thuận nghiệm thu chính thức đối với công trình. Hội đồng đề nghị Bộ GTVT sớm tổ chức phê duyệt quy hoạch và triển khai thi công xây dựng các vị trí trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc để đưa vào hoạt động. Dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45 do Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư, đi qua địa bàn 2 tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hoá. Điểm đầu (Km274+111,86) tại nút giao với Đường tỉnh 477 (trùng với điểm cuối Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cao Bồ - Mai Sơn), thuộc địa phận huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình; điểm cuối (Km337+478,11) tại nút giao với đường Nghi Sơn - Thọ Xuân (trùng với điểm đầu Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn), thuộc địa phận huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Chiều dài tuyến khoảng 63,37 km. Đối tượng công trình được kiểm tra công tác nghiệm thu đợt này là đoạn tuyến chính cao tốc dài 53,67/63,37km từ nút giao Mai Sơn (Km274+111.86) đến nút giao Đông Xuân (Km327+780). Trước đó, đoạn tuyến này đã được thông xe, đưa vào khai thác tạm vào ngày 28/4/2023. Xây cầu vượt phá Tam Giang với kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, việc đầu tư xây dựng cầu qua phá Tam Giang nối thị trấn Phú Đa đi xã Vinh Xuân là phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông - vận tải tỉnh đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã được HĐND tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 113/NQ-HĐND ngày 26/10/2022.
Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối từ TP Huế và thị trấn Phú Đa, Phú Vang đi các xã ven biển theo hai hướng gồm hướng đi theo TL10D - TL18 (qua cầu Trường Hà) và hướng đi theo TL10A - QL49A (qua cầu Thuận An). Các tuyến giao thông trên hiện đã xuống cấp, nhỏ hẹp, đi qua các khu vực đông dân cư, khó khăn trong thông thương đi lại của người dân. Việc kết nối hiện trạng giao thông hai bờ Đông - Tây phá Tam Giang trên địa bàn huyện Phú Vang gặp khó khăn và hiện chỉ có hướng di chuyển qua cầu Trường Hà, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, đặc biệt là phát triển du lịch biển, đầm phá. Theo đó, Dự án Cầu qua phá Tam Giang nối thị trấn Phú Đa đi xã Vinh Xuân có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km, bao gồm cầu qua phá Tam Giang dài khoảng 1,4 km và đường dẫn 2 đầu cầu dài khoảng 1,6 km. Thời gian thực hiện dự án 4 năm kể từ ngày khởi công; dự kiến sẽ khởi công trong năm 2024. Dự án được đầu tư sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông chính trong khu vực theo quy hoạch đã được duyệt, nâng cao năng lực thông hành, chống ùn tắc và giảm tải lưu lượng giao thông cho tuyến, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đường giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Vang và sự phát triển chung của tỉnh; tạo động lực thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội, du lịch dịch vụ và cải thiện đời sống dân sinh. Dự án còn hình thành, phát triển các đô thị vệ tinh, khu đô thị mới; khai thác hiệu quả các quỹ đất được quy hoạch hai bên tuyến dự án, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các xã ven biển như Vinh Xuân, Phú Diên... đi đến UBND huyện Phú Vang ở thị trấn Phú Đa khoảng 15 km, trong khi đó theo đường thẳng qua phá Tam Giang chỉ khoảng 3 km. Do đó, việc đầu tư xây dựng cầu qua phá Tam Giang nối thị trấn Phú Đa đi xã Vinh Xuân là hết sức cần thiết, nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội, phát triển du lịch của huyện Phú Vang nói chung và các xã ven biển, đầm phá thuộc huyện Phú Vang nói riêng; đồng thời rút ngắn thời gian vận hành, đáp ứng nhu cầu vận tải trong khu vực. Về khả năng huy động vốn, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chínhcân đối bổ sung một phần vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho dự án từ nguồn của các dự án khả năng không sử dụng hết và các dự án khác không có khả năng triển khai trong giai đoạn 2021-2025 hoặc nguồn vượt thu ngân sách tỉnh năm 2023 và các năm tiếp theo nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn khởi công dự án trong năm 2024; phần vốn còn lại của dự án sẽ chuyển tiếp sang kế hoạch trung hạn giai đoạn tiếp theo. Ngoài các đồ án quy hoạch, kỳ họp lần này cũng thông qua chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án: Trụ sở làm việc Công an các xã, thị trấn (tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng từ 104,105 tỷ đồng thành 122,891 tỷ đồng, tăng 18,786 tỷ đồng); Hạ tầng kỹ thuật khu xen ghép CTR10 thuộc khu E - khu đô thị mới An Vân Dương (tổng mức đầu tư điều chỉnh từ 43,268 tỷ đồng thành 63,787 tỷ đồng; hệ thống cây xanh cách ly theo quy hoạch tại các khu đất tiếp giáp đường nối Quốc lộ 1A ra cảng Chân Mây và đường giữa Khu công nghiệp số 2 và số 3 (tổng mức sau khi điều chỉnh là122, 530 tỷ đồng, tăng 63,251 tỷ đồng so với dự án được duyệt là 59,279 tỷ; điều chỉnh từ dự án nhóm C sang dự án nhóm B). Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã thống nhất cao đối với tờ trình liên quan đến Đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 của UBND tỉnh. Hải Phòng thêm 174 tỷ đồng được giải ngân từ vốn đầu tư công Khởi công và khánh thành 3 dự án giao thông, văn hóa tại huyện Tiên Lãng, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Tiên Lãng phá càn thắng lợi (28/8/1953 – 28/8/2023). Cụ thể, số vốn này đã được huyện Tiên Lãng thông qua việc khởi công mới 2 dự án mới gồm: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường huyện lộ 212 vào Cụm Công nghiệp xã Quang Phục và Dự án sửa chữa khuôn viên Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao huyện (khu vực Tượng đài Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Ngọc Đa). Cùng đó là khánh thành Dự án cải tạo mở rộng đường Tỉnh lộ 354 đoạn từ chân cầu Khuể đến cầu Minh Đức qua Cụm công nghiệp thị trấn Tiên Lãng. Tổng mức đầu tư của 3 dự án trên là hơn 174,2 tỷ đồng. Trong đó, Dự án Cải tạo mở rộng đường Tỉnh lộ 354 đoạn từ chân cầu Khuể đến cầu Minh Đức qua Cụm công nghiệp thị trấn Tiên Lãng có số vốn đầu tư là hơn 65,2 tỷ đồng. Mặt đường rộng 15 m, dài gần 1,1 km cùng hệ thống vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng, thoát nước. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường huyện lộ 212 vào Cụm Công nghiệp xã Quang Phục có vốn đầu tư là 105 tỷ đồng. Trong đó, sẽ thi công tuyến đường dài 1,78 km bề rộng nền đường 18 m, bề rộng nền đường 12 m cùng hệ thống điện chiếu sáng, rãnh thoát nước, cống ngang đường, cây xanh, điểm đầu tuyến kết nối với đường 212, điểm cuối tuyến kết nối với đê sông Văn Úc. Công trình sửa chữa khuôn viên Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao huyện (khu vực Tượng đài Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Ngọc Đa) với số vốn đầu tư là 4 tỷ đồng. Việc khánh thành và khởi công mới các dự án, công trình đã góp phần chỉnh trang đô thị, hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn Huyện. Từ đó, tạo tiền đề thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt, góp phần khắc phục tình trạng tắc nghẽn giao thông qua những giờ cao điểm, công nhân tan tầm, học sinh tan học tại trung tâm thị trấn huyện Tiên Lãng. Huyện Tiên Lãng có 3 mặt giáp sông, 1 mặt giáp biển, có lợi thế sa bồi và mở rộng diện tích tự nhiên ra phía biển… Có thể thấy, Tiên Lãng là vùng đất nhiều tiềm năng và dư địa phát triển rất rộng mở, các định hướng phát triển đã khá rõ ràng. Một số chỉ tiêu kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 của huyện tiếp tục duy trì ổn định và đạt trên 50% kế hoạch đề ra như: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 55,8%; tổng diện tích gieo trồng đạt 54,2%; giá trị sản xuất toàn ngành đạt 51%; tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 50,5%... Việc tiếp tục triển khai các dự án đầu tư công đã tác động tích cực đến sự phát triển của huyện Tiên Lãng. Theo ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải phòng thì Tiên Lãng là địa phương giàu truyền thống cách mạng, trong xây dựng và phát triển kinh tế, Tiên Lãng cũng đi đầu trên nhiều lĩnh vực. Đây chính là nguồn lực quan trọng nhất của huyện, là động lực để Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong huyện nỗ lực vươn lên, thực hiện bằng được khát vọng phát triển. Vì thế, Tiên Lãng càng phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực quan trọng này để phát triển Tiên Lãng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển mạnh mẽ của Hải Phòng hôm nay. Bình Định sẽ có thêm nhà máy sản xuất gạch ốp lát granite vốn gần 1.000 tỷ đồng Dự án Nhà máy sản xuất gạch ốp lát Granite với tổng vốn gần 1.000 tỷ đồng, tổng công suất 18 triệu m2/năm; tổng diện tích 22 ha. Dự án dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động tháng 9/2024. Dự án này được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư vào hồi tháng 12/2022.
Đây là Dự án mang tính động lực, với quy mô lớn, có tác động lan tỏa, triển khai trên địa bàn có truyền thống về sản xuất vật liệu xây dựng. Sau khi Dự án hoàn thành đi vào sử dụng sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất hàng hóa của tỉnh, tạo việc làm và thu nhập cho lao động địa phương, tăng thu cho ngân sách Nhà nước; đồng thời, cùng với Nhà máy sản xuất gạch ốp lát cao cấp và ngói tráng men Takao Bình Định, định hình Tây Sơn trở thành trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng ốp lát của tỉnh Bình Định và cả khu vực miền Trung… Phát biểu tại Lễ động thổ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn đánh giá cao sự quyết tâm của Nhà đầu tư khi chọn Bình Định để triển khai Dự án này. Chủ tịch UBND tỉnh tin rằng với năng lực, trách nhiệm và sự nỗ lực của Nhà đầu tư, cùng với sự đồng hành, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân huyện Tây Sơn, Dự án sẽ sớm hoàn thành đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích kỳ vọng cho Nhà đầu tư; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tây Sơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung. Để Dự án sớm hoàn thành và đi vào hoạt động, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn đề nghị Nhà đầu tư tập trung nguồn lực để triển khai Dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ cam kết; tuân thủ đúng quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan. Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành và chính quyền huyện Tây Sơn tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công. Về phía UBND tỉnh, cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai Dự án. Doanh nghiệp cơ khí chính xác Nhật Bản đầu tư gần 19 triệu USD vào Quảng Ninh Chiều 30/6, tại UBND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), Công ty TNHH Castem Việt Nam (Castem Việt Nam) đã chính thức ký hợp đồng thuê đất tại KCN Sông Khoai để triển khai dự án. Công ty Castem Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ cuối tháng 5/2023 để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và kinh doanh các chi tiết cơ khí chính xác (đúc, cắt, các chi tiết cơ khí chính xác). Vị trí được Castem Việt Nam lựa chọn để xây dựng là Lô CN-S-04 đường số 7 thuộc giai đoạn I trong KCN Sông Khoai (thị xã Quảng Yên ), do Công ty CP Đô thị Amata Hạ Long (Tập đoàn Amata) đầu tư hạ tầng. Dự án có quy mô sử dụng đất là 2 ha, với tổng mức đầu tư là hơn 433 tỷ đồng, tương đương với 18,6 triệu USD. Dự án được chia thành 2 giai đoạn để thực hiện. Trong đó, giai đoạn I được triển khai từ tháng 5/2023 đến tháng 12/2024. Giai đoạn II được triển khai trong vòng 4 tháng, từ tháng 5/2026 đến cuối tháng 8/2026. Dự án có nhu cầu sử dụng khoảng hơn 500 lao động. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Nhân, Tổng giám đốc Công ty CP Đô thị Amata Hạ Long, dự án của Castem Việt Nam là dự án của nhà đầu tư Nhật Bản đầu tiên vào KCN Sông Khoai. Sau dự án này sẽ có thêm ít nhất 7 dự án khác cũng đến từ các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào khu công công nghiệp của Amata tại Quảng Ninh. Chiều hôm qua (ngày 29/6), UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án của Công ty Foxconn Singapore PTE Ltd (Foxconn), có tổng mức đầu tư hơn 246 triệu USD vào KCN Sông Khoai. Trong đó, dự án Nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh có diện tích là 6,3 ha, với tổng vốn là 200,24 triệu USD. Dự án được thực hiện nhằm xây dựng một nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, sạc điện, bộ điều khiển sạc điện xe điện. Dự kiến tháng 1/2025, dự án sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất chính thức. Dự án còn lại là Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh có diện tích 4,1 ha, với tổng vốn đầu tư 46 triệu USD. Nhà máy này sẽ đảm nhận sản xuất, gia công linh kiện, khuôn mẫu linh kiện của sản phẩm công nghệ thông tin và sản phẩm truyền thông. Dự kiến tháng 10/2024, dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Dự án đầu tư, kinh doanh hạ tầng KCN Sông Khoai, do Công ty CP Đô thị Amata Hạ Long làm chủ đầu tư, được phân kỳ thành 5 giai đoạn với tổng diện tích 714 ha, tổng mức đầu tư trên 3.500 tỷ đồng. Dự kiến, đến hết năm 2023, KCN Sông Khoai sẽ hút hút được khoảng hơn 1 tỷ USD vốn đầu tư thứ cấp. Hà Nội: Thu hút vốn FDI 6 tháng đầu năm đạt 2.265 triệu USD, dẫn đầu cả nước Tại buổi họp báo, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Vũ Duy Tuấn cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 220.121 tỷ đồng, đạt 62,4% dự toán, bằng 122,9% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương 39.769 tỷ đồng, đạt 37,8% dự toán, bằng 126,8% so với cùng kỳ. Xuất, nhập khẩu suy giảm do ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 8.084 triệu USD, giảm 2,7% (cùng kỳ tăng 17,1%). Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt 17.386 triệu USD, giảm 16,3% (cùng kỳ tăng 24,5%). Tổng vốn đầu tư xã hội 6 tháng đầu năm 194.656 tỷ đồng, tăng 8,5% (cùng kỳ tăng 8,8%);. Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát; bình quân 6 tháng đầu năm CPI tăng 1,22%, thấp hơn cùng kỳ (tăng 3,25%) và đạt mục tiêu đề ra (dưới 4,5%). Đáng chú ý, tăng trưởng GRDP được duy trì, tuy nhiên mức tăng thấp hơn cùng kỳ và thấp hơn kịch bản đầu năm. GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,97%. Đây là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng kép từ sự mất cân đối cung – cầu và tác động chính sách thắt chặt tiền tệ của các quốc gia. Các ngành kinh tế duy trì phát triển, tuy nhiên một số lĩnh vực có xu hướng tăng chậm lại. Trong đó du lịch và vận tải hành khách phục hồi mạnh. Tổng khách du lịch tăng 42%, khách quốc tế tăng 7 lần. Số lượt hành khách vận chuyển tăng 25,1% (cùng kỳ giảm 20%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngvà vận tải hàng hoá tăng khá, tuy nhiên mức tăng thấp hơn cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,4% (cùng kỳ tăng 13,6%); khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 20,8% (cùng kỳ tăng 30,8%). Sản xuất công nghiệp, xây dựng duy trì tăng trưởng (3,28%), tuy nhiên mức tăng thấp hơn cũng kỷ (6,31%). Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Trâu, bò, lợn, gia cầm đều tăng; Các huyện, thị xã đẩy mạnh cơ cấu lại cây trồng theo hướng tăng lúa chất lượng cao, cây rau màu và chuyên canh cây lâu năm. Thu hút vốn FDI 6 tháng đầu năm đạt 2.265 triệu USD, dẫn đầu cả nước và vượt kết quả năm 2022; doanh nghiệp tiếp tục phát triển với 15.618 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 5%. Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; Phát triển hạ tầng số, hạ tầng khoa học và công nghệ gắn với đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp được chú trọng; Công tác quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; các hoạt động đối ngoại tiếp tục duy trì và phát triển; Cải cách hành chính, thực hiện chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, 4 hành động, sáng tạo, phát triển” được đẩy mạnh… Công tác quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ. Dự kiến trình phê duyệt trong tháng 10/2023 Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. UBND TP. Hà Nội đã trình và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, 13 nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt (14/14 nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện được duyệt); 1 đồ án quy hoạch chi tiết; 2 đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Hà Nội: Hoàn thành dứt điểm 293 dự án chậm triển khai trong năm 2023 Chiều 30/6, UBND TP. Hà Nội tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội quý II/2023. Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới tiến độ xử lý 712 Dự án chậm triển khai, Chánh Văn phòng UBND TP. Trương Việt Dũng cho biết: Việc xử lý các dự án chậm triển khai đã được TP. Hà Nội thực hiện từ năm 2011, đã “vắt qua” 3 nhiệm kỳ và nhiệm này, lãnh đạo TP. Hà Nội chỉ đạo rất sát sao. Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội khóa XVII đã họp 2 lần, đã có nghị quyết và kết luận và Thành ủy đã có 2 quyết định thành lập 2 Ban Chỉ đạo, giao Phó Bí thư Thường trực Thành ủy và Chủ tịch UBND TP. Hà Nội làm trưởng ban chỉ đạo. CŨng theo Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội, sau 1 năm triển khai, số liệu xử lý các dự án chậm triển khai cho thấy rất tích cực. Trong tổng số danh mục báo cáo rà soát có 712 dự án, đến nay có 66 dự án UBND TP. Hà Nội có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã chấm dứt dừng thực hiện dự án; 60 dự án đang hoàn thiện thủ tục, dự kiến hoàn thiện trong tháng 7. Còn 293 dự án tiếp tục phương án xử lý. “Như vậy chúng ta đã giảm 419 dự án do với danh sách ban đầu đã có rà soát, xử lý, thúc đẩy, hỗ trợ. Như vậy chỉ còn khoảng 41,2% so với tổng số dự án ban đầu. Mới đây UBND TP. Hà Nội đã có báo cáo khẳng định sẽ hoàn thành dứt điểm 293 dự án trong 2023. Việc này thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của TP. Hà Nội, sự nỗ lực rất lớn của Ban chấp hành, Thường trực Thành ủy, UBND TP. Hà Nội”, ông Trương Việt Dũng nhấn mạnh. Theo Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội, đây là kết quả rất tích cực sau nhiều năm. Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã có chỉ đạo sau này sẽ công khai danh mục tới cấp xã, trên các phương tiện thông tin đại chúng để chính quyền người dân tổ chức giám sát nội dung này. Trên cơ sở đó xây dựng các kịch bản đối với các dự án tiếp tục triển khai, các phương án xử lý với dự án bãi bỏ, chấm dứt hoạt động. Đây là lần đầu tiên TP. Hà Nội thực hiện công khai nội dung này và sẽ thực hiện thường xuyên, liên tục. Ông Trung Việt Dũng thông tin thêm, sáng 30/6, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo tập trung rà soát khoảng 50 dự án chậm triển khai trên địa bàn quận Nam Từ Liêm; Dự án trong tuần sau sẽ ký thông báo rà soát các dự án tại quận Cầu Giấy. TP. Hà Nội xác định đây là công việc thường xuyên, các Sở ngành TP. Hà Nội vào cuộc rất tích cực, không chờ giám sát HĐND TP. Hà Nội… Long An thu hút vốn FDI gần 473 triệu USD trong nửa đầu năm 2023 Theo UBND tỉnh Long An, nhằm tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước, từ đầu năm đến nay, tỉnh tổ chức thành công nhiều sự kiện xúc tiến đầu tư như: đón tiếp đoàn Thị trưởng thành phố Yangsan, tỉnh Gyeongsangnam-do (Hàn Quốc); tỉnh Okayama (Nhật Bản); tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM; Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tổ chức thành công Đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư và kết nối giao thương tại Đài Loan (Trung Quốc); Hàn Quốc. Tiếp, làm việc và hỗ trợ nhà đầu tư khảo sát vị trí đầu tư vào tỉnh như Tập đoàn Cobi, FPT... Đối với công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức các đoàn đi thăm, động viên doanh nghiệp vượt qua khó khăn tại các huyện trọng điểm phát triển công nghiệp như: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa và TP. Tân An… Nhờ việc tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư nên trong 6 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký của Dự án đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh Long An tăng cao so với cùng kỳ. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Long An đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 32 dự án trong nước, với tổng vốn đăng ký mới là 35.492 tỷ đồng. So với cùng kỳ, giảm 21 dự án, nhưng số vốn đăng ký đầu tư tăng gần 263% (tăng 21.995,5 tỷ đồng); điều chỉnh vốn cho 12 dự án với số vốn đầu tư tăng thêm 4.206,1 tỷ đồng. Về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), lũy kế từ đầu năm đến nay, tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 dự án (tăng 15 dự án), vốn đầu tư cấp mới 408,5 triệu USD (tăng 162 triệu USD); điều chỉnh vốn cho 35 dự án, với vốn đầu tư tăng 64,29 triệu USD. Về phát triển doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh thành lập mới 801 doanh nghiệp (tăng 5,8% so với cùng kỳ), với tổng số vốn đăng ký 9.391 tỷ đồng (giảm 23%); giải thể 117 doanh nghiệp (tăng 17%); số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 426 doanh nghiệp (tăng 33,9%); số doanh nghiệp hoạt động trở lại 184 doanh nghiệp (tăng 9,5%). Đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An có 2.173 dự án trong nước với số vốn đăng ký hơn 253.656 tỷ đồng và 1.191 dự án FDI có tổng vốn đăng ký gần 10.403 triệu USD; trong đó có 588 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 3.624 triệu USD. Bên cạnh tăng cường hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, Long An quan tâm thực hiện việc rà soát tiến độ các dự án đầu tư trên địa bàn. Qua rà soát, trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh thu hồi 32 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư là 3.263,4 tỷ đồng và 7 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 20,3 triệu USD. Công tác kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư cũng được tiến hành thường xuyên. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/6/2022, tỉnh đã thực hiện thanh tra, phối hợp kiểm tra, rà soát 45 dự án. Qua đó, đã ban hành 21 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực kế hoạch và đầu tư 3 dự án trong khu công nghiệp và 18 dự án ngoài khu công nghiệp do hoạt động không đúng mục tiêu, trễ tiến độ, không báo cáo hoạt động đầu tư; lập biên bản nhắc nhở 17 dự án. Đồng thời, xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp đối với 6 doanh nghiệp, đã ban hành 6 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 151,5 triệu đồng. Song song đó, tỉnh đã quan tâm giải quyết vướng mắc, kiến nghị đối với một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đà Nẵng: Khánh thành cầu hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Ngày 1/7/2023, Da Nang Mikazuki tổ chức lễ khánh thành cầu đi bộ bắc ngang qua đường Nguyễn Tất Thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023). Cầu hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản là cầu vượt đi bộ bắc ngang qua đường Nguyễn Tất Thành do Tập đoàn Mikazuki đầu tư xây dựng với tổng vốn đầu tư hơn 42 tỷ đồng. Cây cầu cao gần 11m, dài hơn 140m với diện tích sàn khoảng 655m2. Cây cầu được thiết kế với phong cách kiến trúc Nhật Bản hiện đại, lối dẫn lên cầu được thể hiện như nút thắt trong nghệ thuật đan dây của người Nhật, thể hiện sự tiến chất trong mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc. Hình dáng công trình được lấy cảm hứng từ những con sóng biển, tạo nên sự nhẹ nhàng và thư thái, đồng thời gắn kết với cảnh quan khu vực. Sự kết hợp giữa đường cong bằng vật liệu gỗ với những chi tiết gần gũi trong văn hóa Nhật Bản vừa tạo nên tính hiện đại của công trình nhưng vẫn đậm tính truyền thống. Bên ngoài hai đài vọng cảnh cũng bố trí cầu thang xoắn bằng thép với thang máy được lắp đặt để người khuyết tật có thể lên cầu một cách dễ dàng. Ông Odaka Yoshimune, Chủ tịch tập đoàn Mikaziki cho hay, cây cầu đi bộ này không chỉ để cho người dân Đà Nẵng qua đường một cách an toàn nhất và cầu đi bộ này còn có một tầm nhìn và khung cảnh rất đẹp khi nằm từ trên cầu. Đặc biệt đây cũng sẽ là nơi giao lưu để gắn kết tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản. “Chúng tôi rất vui khi có thể trao tặng cho TP. Đà Nẵng một cây cầu hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Và 50 năm sau sẽ là kỷ niệm 100 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa giữa Nhật Bản – Việt Nam, chúng tôi sẽ đồng hành cùng mục tiêu đó”, ông Odaka Yoshimune chia sẻ. Sau một năm khai trương Khách sạn Mikazuki đón hơn 490.000 lượt khách nghỉ dưỡng, vui chơi và sử dụng các dịch vụ sự kiện, hội nghị, tiệc cưới. Hơn thế nữa, khu nghỉ dưỡng còn được biết đến như một Nhật Bản thu nhỏ giữa lòng Đà Nẵng. Du khách luôn được đắm chìm trong vô vàn những nét văn hóa đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc. Được biết, Da Nang Mikazuki Japanese Resorts & Spa là tổ hợp nghỉ dưỡng có vô vàn những dịch vụ vui chơi, giải trí độc đáo, thích hợp cho mọi thành viên trong một gia đình ba thế hệ. Từ Công viên nước Mikazuki 365, khu vực tắm khoáng nóng Onsen và xông hơi chuẩn Nhật, hồ bơi vô cực với tầm nhìn ôm trọn vịnh biển, đến Nami Beach Club... Dự án do Công ty TNHH ODK Mikazuki Việt Nam đầu tư có diện tích hơn 13ha, tổng vốn 3.900 tỷ đồng. Vừa qua, Công ty TNHH ODK Mikazuki Việt Nam vừa điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ hơn 942 tỷ đồng lên hơn 1.613 tỷ đồng, đều là vốn nước ngoài. |