当前位置:首页 > La liga > 【xembd live】Thỏa thuận hạt nhân Iran khi không có Mỹ

【xembd live】Thỏa thuận hạt nhân Iran khi không có Mỹ

2025-01-26 03:16:39 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point

thoa thuan hat nhan iran khi khong co my

Tổng thống Donald Trump cảnh báo Iran sẽ sớm phải hứng chịu các đòn trừng phạt của Mỹ.

Được ký kết năm 2015,ỏathuậnhạtnhânIrankhikhôngcóMỹxembd live JCPOA gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Iran để đổi lấy việc Tehran hạn chế chương trình hạt nhân của nước này, theo đó sẽ không thể có được bom hạt nhân. Đây vốn được xem là thành tựu chính sách đối ngoại mang dấu ấn cá nhân của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tuy nhiên, ông Trump cho rằng văn kiện này không giải quyết được vấn đề chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, các hoạt động hạt nhân của họ sau năm 2025 hay vai trò của nước này trong các cuộc xung đột tại Yemen và Syria.

Gạt sang một bên những nỗ lực ngoại giao cẩn trọng trong 15 năm qua của Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Iran, Nga và các chính quyền Mỹ trước đây, ông Trump đã kêu gọi “một thỏa thuận mới và lâu dài”. Ông nói: “Chúng ta không thể ngăn chặn bom hạt nhân của Iran dưới cấu trúc suy đồi của thỏa thuận hiện nay. Chúng ta sẽ không cho phép các thành phố của Mỹ bị đe dọa hủy diệt và chúng ta sẽ không cho phép một chế độ từng hô to ‘Cái chết cho nước Mỹ’ được tiếp cận với các vũ khí có tính sát thương nhất Trái Đất này”.

Quyết định của ông Trump làm gia tăng căng thẳng với liên minh xuyên Đại Tây Dương kể từ khi ông nhậm chức 16 tháng trước, đặc biệt sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu đã tiến hành chuyến thăm Washington và nhiều lần kêu gọi ông Trump ở lại thỏa thuận.

Chính quyền Trump đã để ngỏ về khả năng đàm phán một thỏa thuận khác với các đồng minh, nhưng hiện vẫn chưa rõ liệu các nước châu Âu có đi theo định hướng đó và liệu họ có thể thuyết phục Iran chấp nhận điều này hay không.

Việc từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran là một trong các quyết định chiểu theo chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của ông Trump mà theo đó ông đã đưa Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, tiến gần tới chiến tranh thương mại với Trung Quốc và rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Quyết định này dường như phản ánh ảnh hưởng ngày một gia tăng của các nhân vật theo quan điểm chủ chiến với Iran trong chính quyền Mỹ như tân Ngoại trưởng Mike Pompeo và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, cả hai vốn phản đối thỏa thuận này. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis từng ủng hộ việc ở lại thỏa thuận, nhưng sau đó ông đã giảm bớt tính quyết đoán của mình.

Tổng thống Trump nhấn mạnh sẽ tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ với Iran để làm xói mòn “thỏa thuận một chiều khủng khiếp mà lẽ ra không nên được ký kết”. Theo Bộ Tài chính Mỹ, các lệnh trừng phạt liên quan đến ngành năng lượng, ô tô và tài chính của Iran sẽ được tái áp đặt trong vòng 3 và 6 tháng tới.

Mặc dù vậy, cả Iran và các đồng minh châu Âu của Mỹ vẫn cam kết duy trì JPCOA, dù không có Washington.

Lãnh đạo các nước Anh, Pháp và Đức đưa ra tuyên bố chung có đoạn: “Chúng ta sẽ cùng nhau duy trì cam kết với JCPOA. Thỏa thuận này vẫn rất quan trọng với an ninh chung của chúng ta. Chúng tôi kêu gọi Mỹ đảm bảo rằng các cấu trúc của JCPOA không bị ảnh hưởng và tránh tiến hành các hành động gây trở ngại đến việc thực hiện thỏa thuận của các bên còn lại”. Tuyên bố chung này được văn phòng Thủ tướng Anh Theresa May đưa ra sau khi bà có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Nga cũng cho biết sẽ tập trung các nỗ lực để duy trì thỏa thuận và gọi quyết định của ông Trump là “vô cùng đáng thất vọng”.

Các nhà lãnh đạo EU hiện lo ngại rằng Wasington có thể sử dụng ảnh hưởng của họ với hệ thống tài chính thế giới để ngăn chặn các doanh nghiệp tại các nước khác vốn không tái áp đặt trừng phạt với Iran giao thương với nước này.

Như để nhấn mạnh vấn đề này, tân đại sứ Mỹ tại Đức, người vừa đệ trình ủy nhiệm thư tại Berlin sáng 8/5, đã viết trên Twitter rằng các doanh nghiệp Đức nên ngừng các hoạt động của họ tại Iran ngay lập tức.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读