(CMO) Công tác xây dựng và ban hành các nghị quyết - văn bản khung để xã hội vận hành thuận lợi chưa bao giờ dễ dàng, kể cả với Trung ương. Thời gian gần đây, dư luận từng đề cập đến chuyện “Luật không ăn khớp với thực tế”. Xác định được vấn đề này, HĐND tỉnh Cà Mau đã dành nhiều tâm sức, thời gian xây dựng và chuẩn bị kỹ lưỡng từng văn bản.
Nói như ông Nguyễn Kiên Cường, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau: “Làm sao để văn bản ban hành ra người dân ý thức được trách nhiệm, quyền lợi. Từng văn bản ban hành phải mang hơi thở cuộc sống. Người có trách nhiệm bàn bạc, thảo luận, xây dựng và ban hành văn bản có trách nhiệm rất lớn trước Nhân dân”.
Nghị quyết phải bắt kịp xu thế
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng ban Văn hoá - Xã hội, HĐND tỉnh, có một so sánh thú vị: “Nghị quyết về mức phí liên quan đến lĩnh vực thể dục thể thao, tại sao Đồng Tháp phát triển thế mà vẫn ít hơn Cà Mau. Nghị quyết của anh phải hợp lý, phải khuyến khích để phát triển”. Vậy là, ngay trong buổi trao đổi, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ghi nhận: “Đồng ý sẽ giảm mức phí, chủ trương cổ động cho phong trào thể dục thể thao tỉnh nhà phát triển”.
Xây dựng, soạn thảo, thẩm tra và ban hành văn bản của HĐND luôn được tiến hành trên tinh thần ý thức trách nhiệm, tập trung cao độ. Quy trình xây dựng, thẩm tra và ban hành văn bản phải hết sức chặt chẽ. Ông Nguyễn Kiên Cường nhấn mạnh: “Các hoạt động xã hội rất phức tạp, văn bản không chỉ quy định mà phải có tính định hướng, dự báo. Văn bản không đuổi kịp thực tế là cảnh báo lớn nhất với người có trách nhiệm”.
Hiện tại, các văn bản dự thảo nghị quyết, các tờ trình được đăng tải rộng rãi trên trang website của HĐND tỉnh. Quy trình xây dựng, thẩm tra và ban hành văn bản thường được kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên có thể cụ thể hoá: Cơ quan phụ trách lĩnh vực sẽ xây dựng tờ trình, dự thảo nghị quyết, do lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt trình HĐND; sau đó, các ban của HĐND sẽ tổ chức lấy ý kiến, thẩm tra, chuẩn bị trình văn bản tại các kỳ họp chính thức; tiếp đó, tại các kỳ họp chính thức của HĐND, các dự thảo nghị quyết sẽ được thông qua. Kể từ đó trở đi, đây sẽ là văn bản pháp lý, quy định ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi của công dân.
Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng: “Văn bản ban hành phải theo kịp xu thế, trong bối cảnh tỉnh nhà đang trên đà phát triển”. Công việc đóng góp, thẩm tra các văn bản dự thảo luôn rất tập trung, căng thẳng và đôi khi là… tranh luận. Không ít những dự thảo có liên quan trực tiếp, sâu rộng đến từng cá thể trong xã hội được thảo luận sôi nổi. Cà Mau chưa phải là tỉnh xuất sắc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tuy nhiên, đối với hoạt động ban hành văn bản của HĐND, chúng ta có thể tin tưởng là chưa có văn bản nào trái luật, gây phiền hà cho Nhân dân.
Dân chủ trong ban hành văn bản
Thẩm tra văn bản là khâu vô cùng quan trọng. Các yếu tố kỹ thuật, nội dung, căn cứ hệ thống Hiến pháp, luật, bộ luật đều được tính toán kỹ càng. Ông Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, lưu ý: “Xây dựng văn bản pháp luật phải có tính kế thừa, song phải gắn chặt với thực tế”. Từng đại biểu - người được Nhân dân lựa chọn, phải nỗ lực với vinh dự của mình, có trách nhiệm trước cử tri, trước sự phát triển của quê hương, đất nước.
Ông Nguyễn Đức Tiến, Phó trưởng ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Cà Mau, băn khoăn: “Như lĩnh vực giáo dục, tình trạng thừa, thiếu giáo viên vẫn còn, chúng ta giải quyết thế nào để phù hợp”. Hay ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế, khẳng định: “Nghị quyết không phải là con số. Mỗi số liệu đều có ảnh hưởng sâu rộng. Mỗi số liệu có thể chi phối sự phát triển của tỉnh nhà”.
Một động thái được cho là rất tích cực của HĐND, khi mỗi văn bản thẩm tra đều có đối chiếu, so sánh với các địa phương trong khu vực và toàn quốc. Chính quá trình này sẽ xác định, Cà Mau đang ở vị trí nào và cần cải thiện nhược điểm nào trong quá trình phát triển. Nhất là ý thức bảo vệ tài nguyên, hướng đến một Cà Mau phát triển bền vững. Có đại biểu nói rằng: “Tại sao hồi xưa người ta chỉ bơm tay là nước lên ào ào, giờ phải xài máy bơm công suất lớn mà nước vẫn yếu”. Đó là tài nguyên nước cạn kiệt. Đó là việc khuyến khích phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp, nhưng đồng thời không để “Hoà Trung, Sông Đốc lần hai”.
Ông Trần Ngọc Diệp, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách, nhận định: “Nói gì thì nói, cái quan trọng là khi ban hành, nghị quyết phải nhận được sự đồng thuận của người dân, áp dụng dễ dàng với các cơ quan công vụ”.
Một yếu tố không thể không nhấn mạnh đó là sự quán xuyến, theo dõi, góp ý trực tiếp và xuyên suốt của Thường trực HĐND và UBND. Ý thức thượng tôn pháp luật và căn cứ thực tế được ông Nguyễn Kiên Cường nhắc đi nhắc lại. Văn bản ban hành phải hợp lệ, đúng quy trình nhưng quan trọng và ý nghĩa nhất là hợp lòng dân. Quá trình thảo luận, Thường trực HĐND và UBND luôn hướng đại biểu đến những dự báo, tính toán trong tương lai, so sánh và đối chiếu với điều kiện sống thực tế của người dân.
Quốc Rin
顶: 2踩: 4
【tỷ số vn hôm nay】Mỗi văn bản đều mang hơi thở cuộc sống
人参与 | 时间:2025-01-24 22:11:52
相关文章
- Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- Thêm một trường được đào tạo ngành kiến trúc
- Đề nghị lập Quỹ hỗ trợ thanh niên lập nghiệp
- Cơ quan dân cử tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
- Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- Xuân bên Mẹ
- Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
- Đổi mới sách giáo khoa lịch sử: Cần đưa vấn đề biển Đông vào giảng dạy
- Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- Tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế
评论专区