Luật Doanh nghiệp (DN) đã được Quốc hội khóa XI,ậtDoanhnghiệpvagravenhữngbấtcậpcầnsửađổsoi kèo cadiz vs real madrid kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29-11- 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2006. Sau hơn 7 năm được áp dụng vào cuộc sống, Luật DN đã tạo ra một thay đổi căn bản trong việc hoàn thiện khung khổ pháp luật về môi trường kinh doanh, góp phần thiết lập môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng và không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, Luật DN còn tồn tại nhiều hạn chế cần sớm được chỉnh sửa, bổ sung, nhất là những quy định về đăng ký kinh doanh và giải thể DN. Theo quy định trong Luật DN hiện hành, cơ quan đăng ký kinh doanh đang gặp phải lúng túng khi giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh. Vì theo quy định của luật, cơ quan đăng ký kinh doanh là đơn vị phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ và giấy chứng nhận đăng ký DN sẽ chỉ được cấp khi có đủ 5 điều kiện theo điều 24, như sau: 1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh; 2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của luật này; 3. Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của luật này; 4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật; 5. Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có cách hiểu thống nhất giữa các phòng đăng ký kinh doanh, giữa cơ quan đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp về vấn đề như thế nào là “hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ”. Hậu quả của sự thiếu rõ ràng và thống nhất về khái niệm này đã dẫn đến việc người thành lập DN có thể bị gây khó khăn bằng yêu cầu bổ sung, sửa đổi bổ sung hồ sơ nhiều lần hoặc nhiều nội dung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh. Chính vì vậy, dẫn đến việc người thành lập DN không phải làm thủ tục “đăng ký” mà là “xin phép” để được thành lập doanh nghiệp. Mà đã là cơ chế “xin cho” thì người xin bao giờ cũng phải chịu “lép” và người cho luôn ở “chiếu trên”. Bất cập thứ hai là hiện nay có không ít DN nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn ở nông thôn đăng ký kinh doanh rất nhiều ngành nghề khác nhau. Thế nhưng trong thực tế những DN này chỉ thực sự kinh doanh một vài ngành nghề đã đăng ký. Điều này làm ảnh hưởng đến việc sử dụng số liệu thống kê cho công tác quản lý nhà nước ở đị phương. Bất cập thứ ba là những quy định tại Điều 3, Luật DN còn nhiều điều chưa hợp lý. Cụ thể là nội dung của điều này quy định việc áp dụng theo Luật DN và luật liên quan trong trường hợp đặc thù: Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của DN được quy định tại luật khác thì áp dụng theo quy định của luật đó. Theo quy định này thì việc đăng ký doanh nghiệp là thủ tục khai sinh ra DN xuất phát từ ý tửng thành lập DN, còn việc DN hoạt động hay đầu tư như thế nào là quá trình phát triển ý tưởng kinh doanh. Tức là, mọi DN được thành lập, tổ chức, quản lý theo Luật DN, còn hoạt động thì có thể theo luật chuyên ngành, nếu như hoạt động đó liên quan đến luật chuyên ngành. Thêm nữa, một số quy định của luật hiện không còn phù hợp với thực tế và không cần thiết. Ví dụ như việc yêu cầu trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có xác nhận về vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân khác… Bất cập thứ tư là mâu thuẫn giữa Điều 20 của Luật DN với Điều 50 của Luật Đầu tư và Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH và Điều 17 trong Nghị định số 102/2010/NĐ-CP. Nhưng điều luật trên đã “gộp” thủ tục đăng ký thành lập DN với thủ tục về đầu tư trong một số trường hợp, nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế việc gộp này lại là một hạn chế của Luật DN và Luật Đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài thành lập DN theo trình tự, thủ tục của Luật DN nếu đáp ứng đồng thời 2 điều kiện: Nhà đầu tư nước ngoài không phải là đối tượng lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam và có sở hữu dưới 49% vốn điều lệ của DN dự định thành lập. Theo điều kiện này thì rất ít trường hợp đáp ứng cả hai điều kiện trên. Bất cập và khó khăn thứ năm là trong việc giải thể DN. Cụ thể là có nhiều DN ngừng hoạt động mà không làm thủ tục giải thể và nhiều DN gặp khó khăn cũng như mất nhiều thời gian để làm thủ tục giải thể. Mặt khác, có một số trường hợp chủ DN là người nước ngoài đã bỏ mặc DN, bỏ trốn về nước và để lại những khoản nợ. Trong khi đó, các cơ quan nhà nước có liên quan rất khó khăn, lúng túng khi giải quyết những trường hợp này. Nguyên nhân của những vướng mắc trong giải thể DN là do một số khái niệm có liên quan chưa rõ ràng, khó xác định trên thực tế. Ví dụ như khái niệm: “Không hoạt động liên tục 6 tháng” theo khoản 2d Điều 165 Luật DN. Bên cạnh đó, luật lại thiếu những biện pháp chế tài, quy định ràng buộc trách nhiệm của người quản lý DN thực hiện việc giải thể DN theo đúng trình tự, thủ tục. Đó là chưa kể đến quy định tại Khoản 6 Điều 158 Luật DN chưa hợp lý và có nhiều tác động tiêu cực. Vì trong thực tế đã có không ít DN lạm dụng quy định này để được giải thể “tự động” mà không mất thời gian, chi phí để làm thủ tục giải thể. Thực tế cho thấy, khi thực hiện giải thể thì thủ tục khó khăn và tốn kém thời gian nhất đối với chủ DN là xin thủ tục xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, sau đó mới tiến hành trả dấu cho cơ quan công an và cuối cùng mới được nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh hoặc đầu tư. Quá trình này mất 6-9 tháng trong khi DN đã không còn tồn tại kể từ khi ra quyết định giải thể. Mong rằng những bất cập trên đây sớm được các cơ quan chức năng kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung để Luật DN thực sự đi vào cuộc sống, với những quy định phù hợp và là động lực cho sự phát triển của DN. NN |