【xem bong da truc tiep.】Vải thiều chinh phục thị trường bằng chất lượng, thương hiệu
Kỳ II: Linh hoạt trong xúc tiến thương mại
Dán tem truy xuất nguồn gốc |
Xúc tiến trọng tâm, trọng điểm
Theo ông Phạm Thanh Hải - Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương - những năm qua, tỉnh Hải Dương luôn quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường cho trái vải. Hàng năm, tỉnh đã phối hợp với các bộ, ngành và các tỉnh bạn tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ quả vải và nông sản của tỉnh; tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp (DN) tham gia nhiều hội chợ, triển lãm; tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát thị trường trong nước và quốc tế; liên kết với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để tiêu thụ vải thiều.
"Tin vui cho quả vải Hải Dương, vào những ngày đầu tháng 6/2018, Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ đã xuất khẩu (XK) thành công 1,2 tấn vải sớm sang Australia. Công ty cũng đang chuẩn bị cho các lô hàng tiếp theo. Ngoài thị trường Australia, Rồng Đỏ sẽ mở rộng thị trường XK sang khu vực EU và Trung Đông. Công ty Chế biến nông, lâm sản XK Thanh Hà (Hải Dương) cũng vừa xuất khẩu thử 5 tạ vải sớm sang thị trường Anh sau thành công đưa quả vải vào nước Pháp" - ông Hải thông tin thêm.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trần Quang Tấn - Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang - cho biết, nhằm khai thông các thị trường tiềm năng, có giá trị kinh tế cao, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều để các ngành, địa phương chủ động từ khâu sản xuất, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ. Đến nay, vải thiều Lục Ngạn đã được kết nối tiêu thụ ngay từ đầu vụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị lớn: Metro, Co.opmart, Hapro, Big C, các chợ đầu mối hoa, quả trong cả nước. Năm 2018, dự kiến tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ trong nước khoảng 80.000-90.000 tấn, chiếm 50%; XK đạt 50%.
Bắc Giang xác định, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận là thị trường quan trọng và Trung Quốc vẫn là thị trường XK truyền thống. Ngoài ra, tỉnh cũng tiếp tục nâng cao sản lượng XK vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia; mở rộng sang các thị trường XK khác như Trung Đông, Thái Lan, Canada… "Hiện nay, đã có nhiều DN đăng ký thu mua vải thiều để đưa vào thị trường Mỹ, Australia, EU, Trung Đông, Canada và Thái Lan" - ông Tấn chia sẻ.
Nối dài thành công
Quả vải thiều Bắc Giang và Hải Dương đã và đang có sự chung sức vào cuộc, phối hợp, hỗ trợ tìm đầu ra của chính quyền các cấp cũng như DN. Tuy nhiên, chỉ khi nào DN, người trồng vải cùng "bắt tay", liên kết chặt chẽ hơn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ thì sẽ không còn tình trạng "được mùa mất giá", quả vải sẽ mang lại niềm vui trọn vẹn hơn cho người nông dân.
Trên cơ sở kết quả đạt được năm 2017, niên vụ vải thiều 2018, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng như XK. |
Theo ông Dương Thái Trung- Phòng Thương mại nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng - Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - để đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, rất cần các chương trình như "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Đồng thời, cần sự vào cuộc của lãnh đạo địa phương trong cả nước, kết nối thị trường tiêu thụ, đa dạng các kênh phân phối để quảng bá sản phẩm. Công tác xúc tiến thương mại phải luôn được coi trọng, tạo chuỗi liên kết trong sản xuất, thu mua và tiêu thụ.
Để có mùa vải bội thu, hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đề nghị hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương cần chú trọng cân đối thị trường trong nước và nước ngoài. Không chỉ xúc tiến thương mại trong nước mà còn tổ chức các hội nghị quảng bá sản phẩm ngay tại những thị trường XK mới mở, đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, Nhật Bản, Australia…
"Thời gian qua Bắc Giang và Hải Dương đã hết sức quan tâm đầu tư lớn cho các diện tích áp dụng quy trình sản xuất Viet Gap, Global Gap, vì vậy cần tăng cường xúc tiến khẳng định sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua áp dụng công nghệ có thể truy xuất nguồn gốc vải thiều để gia tăng giá trị và lượng tiêu thụ" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý.
Sẽ có thêm nhiều "mùa quả ngọt" nữa cho Bắc Giang và Hải Dương nếu có sự chung sức đồng lòng cùng vào cuộc của người dân, chính quyền các cấp. Theo đó, người dân tập trung đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật mới để tăng năng suất, chất lượng cây trái, chính quyền các cấp tạo cơ chế cho DN thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng, thuận tiện.
TIN LIÊN QUAN | |
Vải thiều chinh phục thị trường bằng chất lượng, thương hiệu | |
Chung tay đưa trái vải thiều Lục Ngạn vươn xa | |
Vải thiều Thanh Hà: Đột phá trong xúc tiến thương mại, tiêu th |
(责任编辑:Thể thao)
- Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- Chile coi trọng vai trò của Việt Nam tại Đông Nam Á
- Hàng loạt bất cập quản lý trường ngoài công lập: Lãnh đạo Sở GD
- Điện máy Nguyễn Kim 28 tuổi: Loạt ‘ưu đãi 28’ tri ân khách hàng
- Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- Hà Nội dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới
- Mỗi lượng vàng giảm gần 2 triệu đồng, người dân TPHCM phản ứng ra sao?
- Hà Nội công bố điểm chuẩn các trường THPT công lập
- Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- Cổ phần hóa, thoái vốn khó hoàn thành kế hoạch năm 2018
- Kho bạc Hà Nội hiện đại hóa mang lợi ích đến khách hàng
- Đề xuất nâng dư nợ vay của Hà Nội lên mức 90%
- Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- Hướng dẫn mới về xử lý tài sản khi hợp tác xã giải thể
- Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- 9 tháng đầu năm 2024, Nam A Bank ‘cán đích’ nhiều chỉ tiêu quan trọng
- Làm sao để người dân không “chê” y tế cơ sở?
- Nộp vào NSNN trên 144.577 tỷ đồng từ cổ phần hóa DNNN
- Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- Thầy giáo làm lọt đề thi môn Toán là người coi thi thay cho giáo viên bị ốm