Đây có thể coi là những kết quả hợp tác kinh tếđầu tiên,Độngcơvĩnhcửuđangtăngtốsalernitana – frosinone đánh dấu chương mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ. Rất nhiều nhà đầu tưHoa Kỳ và Việt Nam không muốn bỏ lỡ dịp đặc biệt này. Sự có mặt của giám đốc điều hành các công ty hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực bán dẫn, công nghệ, hàng không... tại Việt Nam, như Google, Intel, Amkor, Marvell, GlobalFoundries, Boeing... cùng sự có mặt của các thương hiệu hàng đầu Việt Nam như VinFast, BRG, FPT, VNG, Momo... là chỉ báo về tính hiện thực trong tương lai gần của các kế hoạch hợp tác, đầu tư mới. Doanh nghiệpViệt Nam bày tỏ quan tâm hợp tác với doanh nghiệp Hoa Kỳ trong các lĩnh vực tài chính, công nghệ cao, năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, sản xuất nhiên liệu sạch, hydrogen, công nghệ hàng không vũ trụ, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo… Trong khi đó, các doanh nghiệp Mỹ cũng mong muốn và sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất chất bán dẫn, chip điện tử, phát triển mạng 5G, đào tạo nguồn nhân lực, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo… Và không chỉ trong những lĩnh vực nói trên, các “đại bàng Mỹ” như Apple, Walmart… cũng đang nghiên cứu, đầu tư mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam nhằm đảm bảo tính ổn định dài hạn của toàn chuỗi, kéo theo cơ hội trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh mới, các nhà đầu tư quốc tế, nhất là nhà đầu tư của các nước đồng minh với Mỹ cũng không muốn đứng ngoài. Nhiều nhà đầu tư cho biết, Việt Nam đang được xếp ở những vị trí hàng đầu, thậm chí là số 1, số 2 trong kế hoạch đầu tư hiện tại. Dường như, sự gia tăng mạnh mẽ các dòng đầu tư mới tới Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực đang được xác lập là trụ cột, đột phá của mối quan hệ mới, đó là công nghệ và đổi mới sáng tạo, đang là xu hướng khó cưỡng. Song, cũng chính vào thời điểm này, những đề xuất, kiến nghị thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được đưa ra từ chính các “đại bàng”. Có thể kể tới đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa yêu cầu về giấy phép lao động, chính sách visa cho nhà đầu tư, tăng tốc trong giải quyết thủ tục đầu tư - kinh doanh, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng, đảm bảo tính dự báo, ổn định của cơ chế, chính sách... Những đề xuất này không chỉ nhằm thu hút vốn đầu tư mới, mà còn để giữ chân, khuyến khích các nhà đầu tư hiện hữu chuyển dịch vốn vào công nghệ, đổi mới, sáng tạo... - là những ngành, lĩnh vực trọng tâm mà nền kinh tế Việt Nam đang ưu tiên. Có thể thấy, “động cơ vĩnh cửu” của quan hệ song phương - như các nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ nhấn mạnh trong các cuộc gặp vừa qua - là hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư đang vào guồng với nguồn năng lượng mới, hiện rất cần thêm động lực để tăng tốc... |