【sudan vs】Nhiều tài liệu lần đầu công bố tại triển lãm trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”
VHO - Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024),ềutàiliệulầnđầucôngbốtạitriểnlãmtrựctuyếnHỡiđồngbàoThủđôsudan vs ngày 20.9 tại Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức lễ khai mạc triển lãm trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.
Đây là cuộc triển lãm công nghệ số đầu tiên do UBND quận Hoàn Kiếm và Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp tổ chức, mở đầu chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô như một "khúc ca khải hoàn" của người dân Hà Nội.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long nhấn mạnh, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Thăng Long - Hà Nội vẫn là Thủ đô yêu dấu và niềm tự hào của nhân dân cả nước, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ngàn năm của dân tộc.
Với vị trí trung tâm của Thủ đô Hà Nội, quận Hoàn Kiếm là mảnh đất gắn liền với bề dầy truyền thống 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, với vẻ đẹp cổ kính của quần thể di tích hồ Hoàn Kiếm - di tích Quốc gia đặc biệt, khu Phố cổ Hà Nội - di tích lịch sử Quốc gia. Hoàn Kiếm còn là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa của Thành phố, là nơi chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể với 190 di tích lịch sử văn hóa và di tích cách mạng - kháng chiến.
Nhằm mục đích tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về ý nghĩa lịch sử và truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất của dân tộc ta và hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), triển lãm trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!” trưng bày và giới thiệu một số tư liệu tiêu biểu lần đầu tiên được công bố tại triển lãm tới công chúng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và ngày Giải phóng Thủ đô.
Triển lãm được thực hiện với hình thức trực tuyến, áp dụng công nghệ số, vừa thể hiện sự năng động, đổi mới từng ngày của Thủ đô, vừa giữ lại được những nét truyền thống qua từng bức ảnh tư liệu quý giá được trưng bày. Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của quận Hoàn Kiếm nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.
Khẳng định triển lãm là một sản phẩm văn hoá – lưu trữ có giá trị đặc biệt được ra mắt ngay trước dịp kỷ niệm 70 ngày Giải phóng Thủ đô, ông Đặng Thanh Tùng (Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) cho rằng, trong khuôn viên của Toà nhà Bắc bộ phủ Xưa, di tích lịch sử cách mạng đặc biệt tại Hà Nội, gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám vẻ vang năm 1945, việc ra mắt một Triển lãm 3D trực tuyến về chủ đề đấu tranh cách mạng là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với người dân Thủ đô nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, đặc biệt trong công cuộc cách mạng chuyển đổi số mạnh mẽ ngày nay.
Đánh giá cao ý tưởng sáng tạo và những nỗ lực của UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khi thực hiện cuộc triển lãm này, ông Đặng Thanh Tùng nhấn mạnh, triển lãm sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về lịch sử Thủ đô Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, anh hùng và hoà bình trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và lòng tự hào của người dân Hà Nội, song hành với sự nghiệp phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô.
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trong thời gian tới quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục tập trung thực hiện công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá hơn nữa các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn quận tới người dân, du khách trong và ngoài nước thông qua các hoạt động văn hóa, sự kiện, lễ hội…
Nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá, triển lãm trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!” mang một ý nghĩa đặc biệt trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ngay từ tên gọi đến những hình ảnh, tài liệu được công bố tại triển lãm, nhân dân Thủ đô và công chúng trong nước, bạn bè quốc tế sẽ có dịp được sống lại những khoảnh khắc lịch sử thiêng liêng, đáng nhớ và rất đỗi tự hào.
"Hỡi đồng bào Thủ đô!" - Câu nói quen thuộc đã trở thành biểu tượng sống động của tinh thần đoàn kết và ý chí quật cường trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội; vang vọng qua từng giai đoạn lịch sử, từ những ngày đầu chống Pháp đầy gian khó, qua cao trào Cách mạng tháng Tám sôi sục, đến cuộc kháng chiến 9 năm đầy hi sinh và cuối cùng là thời khắc huy hoàng của ngày Giải phóng Thủ đô.
Triển lãm chia thành ba phần chính, mỗi phần đều mang đến cho người xem những trải nghiệm đặc biệt và cảm xúc khó quên.
Phần đầu tiên- "Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời" đưa người xem trở về những ngày đầu đầy biến động của cuộc chiến tranh. Qua những tài liệu và hình ảnh quý, người xem cảm nhận được không khí căng thẳng và bi tráng tại khu vực Thành Hà Nội, nơi diễn ra những cuộc đụng độ đầu tiên giữa quân đội xâm lược Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Nam. Những hình ảnh về một Hà Nội bị tàn phá và sự kiên cường của người dân Thủ đô, tất cả đều được tái hiện một cách sống động.
Phần thứ hai- "Hà Nội vùng đứng lên” là một hành trình xúc động và đầy cảm hứng qua các cuộc đấu tranh cách mạng từ năm 1930- 1954. Đây là giai đoạn đầy biến động, khi phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Đặc biệt ấn tượng là hình ảnh cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, khi 20 vạn người dân Hà Nội đổ ra đường phố, biến thành phố thành một biển người đấu tranh cho độc lập.
Triển lãm cũng tái hiện không khí căng thẳng của những năm tháng sau đó, khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta vào cuối năm 1946. Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn quân, toàn dân Hà Nội đã kiên cường chiến đấu, quyết hy sinh tất cả vì Thủ đô thân yêu.
Những hình ảnh về các chiến sĩ và người dân Hà Nội trong những ngày đầu kháng chiến, những mảnh đời, những câu chuyện đằng sau mỗi bức ảnh, tất cả đều góp phần tạo nên một bức tranh lịch sử đầy màu sắc và cảm xúc.
Phần cuối của triển lãm- "Hà Nội ngày về chiến thắng" là điểm nhấn đầy cảm xúc và tự hào. Những hình ảnh về ngày giải phóng 10.10.1954 được tái hiện sống động, đưa người xem sống lại những giây phút hân hoan khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên Cột cờ Hà Nội.
Triển lãm đặc biệt nhấn mạnh vào những ngày cuối cùng trước khi Hà Nội được giải phóng hoàn toàn. Thông cáo về kế hoạch tiếp thu Hà Nội của Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 8.10.1954 được trích dẫn, tái hiện lại không khí hồi hộp và phấn khởi của những ngày lịch sử:
"…Ngày mồng 9, quân ta theo nhiều đường tiến vào Hà Nội, quân Liên hiệp Pháp rút đến đâu thì quân ta tiến vào tiếp thu đến đó. Cuộc hành quân tiếp thu bắt đầu từ 6 giờ sáng, xuất phát từ đường đê La Thành, đến 16 giờ 30 thì quân đội Liên hiệp Pháp rút hết về phía Đông Cầu Long Biên, bộ đội ta hoàn toàn kiểm soát thành phố Hà Nội…".
Triển lãm "Hỡi đồng bào Thủ đô!" không chỉ là một cách nhìn lại quá khứ, mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho hiện tại và tương lai. Thông qua công nghệ 3D tiên tiến, cho phép công chúng trải nghiệm không gian Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp một cách sinh động và chân thực.
Triển lãm cũng là một minh chứng cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Bằng cách sử dụng công nghệ số để tái hiện lịch sử, không chỉ làm cho quá khứ trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn với công chúng hiện đại, mà còn mở ra những khả năng mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Câu nói "Hỡi đồng bào Thủ đô!" có lẽ sẽ vẫn tiếp tục vang vọng, không phải như một lời kêu gọi chiến đấu, mà là lời nhắc nhở về trách nhiệm của mỗi người dân Hà Nội trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô yêu dấu.
Đó là nguồn cảm hứng cho những nỗ lực xây dựng và phát triển Thủ đô, biến Hà Nội không chỉ là một thành phố của di sản và lịch sử, mà còn là một đô thị hiện đại, năng động, xứng đáng với vị thế của một Thủ đô ngàn năm văn hiến.