【newcastle jets – ws wanderers】Vụ ‘siêu lừa’ Nguyễn Thị Hà Thành: Đại gia kháng cáo đòi 3 ngân hàng trả tiền 

Ngày 27/3,ụsiêulừaNguyễnThịHàThànhĐạigiakhángcáođòingânhàngtrảtiền newcastle jets – ws wanderers phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, ở Hà Nội) tiếp tục với phần thẩm vấn.

Theo bản án sơ thẩm, do kinh doanh thua lỗ, bà Nguyễn Thị Hà Thành nợ khoảng 80 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2018, bị cáo dùng chiêu vay tiền với lãi suất cao, lấy của người sau trả cho người trước để tạo lòng tin và cũng trở thành khách VIP của các ngân hàng.

Bà Thành vay tiền của ông Đặng Nghĩa T. và một số người khác bằng hình thức yêu cầu những người này gửi tiền vào các ngân hàng Việt Á, NCB, Pvcombank qua các sổ tiết kiệm, để bà Thành giữ các sổ tiết kiệm.

Sau đó, bị cáo dùng sổ tiết kiệm và giả chữ ký, lập hồ sơ vay tiền ngân hàng, rút ra chiếm đoạt. Bản án sơ thẩm xác định, “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành đã gây ra hàng chục vụ lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 433 tỷ đồng.

sieu lua ha thanh.png
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: DT

Liên quan đến phần trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng, HĐXX cấp sơ thẩm tuyên: Ngân hàng giữ lại toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm mang tên ông Đặng Nghĩa T. và vợ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án về trách nhiệm dân sự cho bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành và dành quyền cho ông T. và vợ khởi kiện vụ án dân sự khác.

Là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, ông Đặng Nghĩa T. kháng cáo một phần bản án. Đại gia này cho rằng, vợ chồng ông không cho bà Thành vay tiền mà chỉ gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng hợp pháp theo đúng quy định, trình tự của ngân hàng và các quy định của Ngân hàng Nhà nước. 

Theo ông T, bản án hình sự sơ thẩm tuyên ngày 24/3/2023 về phần trách nhiệm dân sự là không đúng quy định pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng ông.

Trong đơn kháng cáo ông T. Trình bày: Nếu bản án sơ thẩm kết luận giao dịch gửi tiền của vợ chồng ông vào các Ngân hàng NCB, VAB và PVcomBank là giả cách, nhằm che giấu giao dịch cho Nguyễn Thị Hà Thành vay thì phải giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu, tuyên buộc các ngân hàng phải hoàn trả lại tiền gửi tiết kiệm cho vợ chồng ông mới đúng quy định pháp luật.

Mặt khác, nếu HĐXX cấp sơ thẩm tuyên giao dịch gửi tiền là giả cách thì các bị cáo là nhân viên, giám đốc ngân hàng liệu có phạm tội "Vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” hay không?

Ông T. đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm tuyên buộc Ngân hàng NCB, Pvcombank và Việt Á bank hoàn trả lại tiền cho ông theo các sổ tiết kiệm đã gửi ngân hàng và tiền lãi phát sinh.

Trong khi đó, Ngân hàng Pvcombank kháng cáo đề nghị tòa án cấp phúc thẩm giải quyết yêu cầu của ngân hàng liên quan đến việc thu hồi khoản tiền lãi mà ngân hàng này đã trả cho vợ chồng ông T. phát sinh từ 3 sổ tiết kiệm, tính từ thời điểm tháng 10/2018 đến 11/2019, là thời điểm có quyết định tạm giữ của Cơ quan điều tra số tiền hơn 4 tỷ đồng.

Pvcombank cho rằng, do giao dịch gửi tiền tiết kiệm của vợ chồng ông T. là hợp đồng giả cách, được thực hiện nhằm mục đích che dấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để chuộc lợi, chiếm đoạt tài sản khi có sự vi phạm nghĩa vụ về hợp đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Ngân hàng NCB cũng đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm tuyên vô hiệu các giao dịch cho vay giữa ngân hàng và bà Thành, các giao dịch thế chấp, các giao dịch gửi tiền giữa ngân hàng và vợ chồng ông Đặng Nghĩa T. Từ đó, NCB đề nghị Tòa án buộc ông T. phải trả lại số tiền lãi đã nhận.

Cúp C2
上一篇:Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
下一篇:"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương