Triển lãm có sự tham gia của 200 thương hiệu hàng đầu đến từ 20 quốc gia. Chia sẻ tại buổi khai mạc 3 triển lãm đồng địa điểm “NEPCON Vietnam (NEV) 2017”,ệpNhậtampquotkêuampquottỷlệthumuanộiđịaởViệtNamthấket bong da c1 Triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (ICSV) 2017 và triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 7 diễn ra vào sáng 13/9, ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, mối quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản muốn làm ăn kinh doanh tại Việt Nam ngày càng tăng. Một cuộc khảo sát cho thấy, số dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản đã tăng lên 574 dự án vào năm 2016. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, việc thu mua linh kiện, phụ tùng của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vẫn còn là một khó khăn không nhỏ được nhiều doanh nghiệp nêu ra.
Theo báo cáo điều tra của JETRO về nhu cầu thu mua linh kiện phụ tùng của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, tỷ lệ thu mua nội địa của các nhà sản xuất Nhật Bản ở Việt Nam là 34,2% vào năm 2016. Con số này hoàn toàn là thấp hơn so với tỷ lệ 67,8% ở Trung Quốc; 57,1% ở Thái Lan và 40,5% ở Indonesia.
Thêm vào đó, ông Hironobu Kitagawa cũng đưa ra một lời cảnh báo về sự cạnh tranh từ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN sẽ hoàn toàn áp dụng vào năm 2018. "Các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà chế tạo từ các nước láng giềng cung cấp các sản phẩm với giá thành thấp hơn do việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan này”, ông Hironobu Kitagawa nói.
Với hiện trạng này, các chuyên gia nước ngoài cho rằng, Việt Nam phải đưa ra biện pháp thích hợp để vượt qua thách thức này.
Theo đó, việc tạo cơ hội kết nối kinh doanh cho các bên là nhà cung cấp phụ tùng của Việt Nam với các doanh nghiệp chế tạo, lắp ráp Nhật Bản là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm củng cố hơn nữa việc thu mua linh kiện, phụ tùng trong nước của doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, với việc tổ chức 3 triển lãm nói trên sẽ mang đến những cơ hội thiết thực để các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tiếp cận, học hỏi các xu thế mới của thị trường, các thành tựu đổi mới về kỹ thuật, công nghệ, gặp gỡ trực tiếp các đối tác tiềm năng đến từ Nhật Bản và quốc tế, đóng góp quan trọng cho những bước chuyển mình mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Được biết, triển lãm diễn ra từ ngày 13 đến 15/9 sẽ tập trung trình diễn công nghệ hàn linh kiện bề mặt SMT, thiết bị, công nghệ kiểm tra và các giải pháp sản xuất điện tử thông minh từ các nhà cung cấp công nghệ hàng đầu như Techvalley, Fuji, Sinfonia, Juki, Wkk , Sip, Hibex, Systech, Lintec và nhiều hơn nữa.
Ba triển lãm lớn đồng địa điểm sẽ mạnh mẽ "nhân ba" cơ hội kinh doanh và thúc đẩy chỉ số nội địa hoá cho ngành công nghiệp điện tử và công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam cùng hơn 200 thương hiệu hàng đầu, từ 20 quốc gia và bao gồm 7 gian hàng quốc tế từ các quốc gia công nghệ hàng đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. |