Sau khoảng thời gian đầu phiên giao dịch giằng co,áisinhChỉsốcầntiếptụchồiphụckèmkhốilượnggiaodịchcảithiệket qua benfica VN-Index chuyển sang trạng thái tăng điểm và nới rộng biên độ theo thời gian. Tuy nhiên, cung gia tăng trở lại tại vùng giá cao vào nửa cuối phiên chiều khiến mức tăng VN-Index thu hẹp lại, đóng cửa tại mức 988,13 điểm (+0,24%). VN30-Index cũng duy trì sắc xanh và tăng nhẹ 0,09% đạt 910,76 điểm.
Sàn Hà Nội chứng kiến diễn biến kém tích cực của các chỉ số. HNX-Index và HNX30-Index giảm lần lượt 0,35% và 0,43% về 104,01 điểm và 189,94 điểm.
VCB, VNM, VIC tăng tốt giúp nâng đỡ cho VN-Index, tuy nhiên áp lực bán tại SAB, MSN, CTG, PLX khiến chỉ số thu hẹp đà tăng. Đáng chú ý, VNM duy trì xu hướng tăng điểm hình thành từ tháng 8, thanh khoản của cổ phiếu tiếp tục vượt trội so với mức bình quân 10 phiên.
Sắc xanh chiếm ưu thế tại nhóm bất động sản. Bên cạnh VIC và VRE, các cổ phiếu DXG, NLG, KDH, HDG đều tăng từ 0,6% đến 1,4%. Dòng tiền tìm đến nhiều nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Cổ phiếu dệt may giao dịch khởi sắc. Nhóm cao su tự nhiên và săm lốp có diễn biến tương tự. Trong khi đó, cổ phiếu bán lẻ chỉ còn FRT duy trì sắc xanh. Lĩnh vực khu công nghiệp và cảng biển trải qua một phiên biến động phân hóa.
Thanh khoản trên HOSE chưa được cải thiện với giá trị giao dịch đạt 4,1 nghìn tỷ đồng, trong đó kênh thỏa thuận đóng góp hơn 1,3 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trở lại, tuy nhiên giá trị bán ròng không quá lón chỉ 15,6 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, toàn bộ các hợp đồng tương lai của VN30 đều tăng điểm tương tự xu hướng của chỉ số cơ sở. Cụ thể: HĐ F1910 tăng 2,9 điểm; F1911 tăng 2,5 điểm; F1912 tăng 1,3 điểm; F2003 tăng 0,3 điểm. Giá các hợp đồng tương lai có xu hướng thấp dần với các hợp đồng dài hạn và cùng thấp hơn VN30-Index từ -0,86 điểm đến -4,0 điểm cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
Thanh khoản thị trường phái sinh tăng khá so với phiên trước, khi khối lượng giao dịch tăng 21,4%, đạt mức 70.901 HĐ. Tổng giá trị giao dịch cũng tăng lên mức 6.473 tỷ đồng. Khối lượng mở tiếp tục tăng theo đà phiên hôm trước, đạt 18.772 HĐ.
Chỉ số VN30 một lần nữa tăng điểm khá tốt trong phiên vượt nhẹ mốc 914 điểm, tuy nhiên bên bán gia tăng trở lại vào nửa phiên chiều khiến chỉ số hạ thấp mức hồi phục, đóng cửa ở mức 910,76 điểm, tăng nhẹ 0,09 điểm. Khối lượng giao dịch nhóm VN30 ở mức hơn 50,4 triệu đơn vị, giảm mạnh so với phiên trước đó hơn 13 triệu đơn vị, chỉ còn cao hơn nhẹ so với khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên gần 0,5 triệu đơn vị.
Báo cáo phái sinh của SSI Retail Research cho thấy, trong biểu đồ kỹ thuật, nến ngày là một nến lưỡng lự xu hướng với khối lượng giao dịch sụt giảm sau 2 phiên giảm điểm trước đó có khối lượng giao dịch tăng cao. Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (stochastic oscillator) tiếp tục cắt mạnh xuống dưới mốc 80 điểm, đồng thời đường trung bình động (MACD) có thêm phiên giảm nhẹ, tuy vậy vẫn vận động trên đường tín hiệu.
Thị trường cơ sở phân hóa với 11 mã tăng và 15 mã giảm và khối lượng giao dịch có phần sụt giảm khá, do vậy, SSI Retail Research cho rằng, chỉ số VN30 cần tiếp tục hồi phục với khối lượng giao dịch cải thiện mạnh để duy trì đà hồi phục kỹ thuật ngắn hạn hiện tại. Mức đảo chiều phiên ngắn hạn cho chỉ số VN30 tăng nhẹ lên mức 909 điểm cho phiên giao dịch tiếp theo./.
D.T