TheậnđịnhmụcđíchchuyếnthămTrungQuốccủanhàlãnhđạoTriềuTiêđá banh ngày maio báo Yomiuri, chuyến thăm Trung Quốc diễn ra cách chuyến thăm lần đầu chỉ khoảng 40 ngày cho thấy Bình Nhưỡng đang muốn tìm kiếm sự ủng hộ chắc chắn của Bắc Kinh để chuẩn bị bước vào đàm phán với Mỹ. Trong chuyến thăm lần đầu, ông Tập Cận Bình đã nhận lời mời của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sang thăm Triều Tiên. Mới đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng vừa có chuyến thăm Triều Tiên. Vậy mà Kim Jong-un đã vội vàng sang Trung Quốc lần nữa, một điều không phù hợp với các qui tắc ngoại giao thông thường, cho thấy Triều Tiên đang phải chịu sức ép nặng nề từ Mỹ. Bên cạnh đó, Triều Tiên dường như cũng muốn Trung Quốc kiềm chế bớt chủ trương gây áp lực tối đa của Nhật Bản và Hàn Quốc trong Hội nghị thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn diễn ra trong ngày 9/5. Trong khi đó, theo báo Nihong Keizai, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tới thành phố Đại Liên để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Điều đáng chú ý là vẻ mặt và tác phong của hai nhà lãnh đạo dường như hoàn toàn trái ngược. Chủ tịch Tập Cận Bình luôn tươi cười và chủ động trong khi Kim Jong-un dường như không dấu nổi vẻ lo lắng, căng thẳng. Sự lo lắng của Kim Jong-un cho thấy Bình Nhưỡng đang lo lắng trước các áp lực mà Mỹ tạo ra buộc Triều Tiên phi hạt nhân hóa trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều. Bước sang tháng 5/2018, khi đề cập tới vấn đề phi hạt nhân hóa, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã bắt đầu chuyển sang đòi hỏi thực hiện theo tiêu chuẩn được nâng cao hơn bao giờ hết. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích Mỹ với hành vi đe dọa đối phương đã "dội gáo nước lạnh vào bầu không khí đối thoại" trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên đang tiến bước tới hòa bình và hòa giải sau cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều. Đây là động thái hiếm thấy của Bình Nhưỡng từ khi chuyển hướng sang đường lối đối thoại, cho thấy sự sốt ruột và lo lắng của Triều Tiên. Rõ ràng, nếu cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Kim Jong-un thất bại thì không loại trừ khả năng Mỹ tiến hành tấn công quân sự Triều Tiên. Với Trung Quốc, cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un lần này cho thấy sự hiện diện "đằng sau" của Bắc Kinh nhằm kiềm chế thái độ cứng rắn của Mỹ. Ngay sau khi chuyến thăm kết thúc, ông Tập Cận Bình đã điện đàm với ông Trump và bày tỏ mong muốn tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên được tiến hành từng bước. Như vậy, Bắc Kinh đã mặc nhiên coi mình là trung gian giải quyết vấn đề khúc mắc giữa Mỹ và Triều Tiên. |