设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【bảng xếp hạng giải vô địch bóng đá ý】Khống chế chi phí lãi vay 正文

【bảng xếp hạng giải vô địch bóng đá ý】Khống chế chi phí lãi vay

来源:88Point 编辑:Nhà cái uy tín 时间:2025-01-25 21:19:12
Bà Đinh Mai Hạnh,ốngchếchiphílãbảng xếp hạng giải vô địch bóng đá ý Phó tổng giám đốc Tư vấn thuế của Deloitte Vietnam.

Quy định khống chế chi phí lãi vay được khấu trừ thu nhập chịu thuế của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế. Song các doanh nghiệp, chuyên gia tài chínhcho rằng, quy định này còn bất cập và gia tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Theo bà, nguyên nhân của việc này là gì?

Quy định trần lãi vay được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao (EBITDA) tại Nghị định 20 được xem là một trong các giải pháp hạn chế việc lạm dụng vốn mỏng (vốn vay vượt quá nhiều lần so với vốn chủ sở hữu) và tài trợ vốn/tài trợ tài chính nội bộ giữa các thành viên trong tập đoàn đa quốc gia với mục đích tránh thuế.

Quy định khống chế chi phí lãi vay trong Nghị định 20 được đưa ra theo khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế(OECD) về chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) thông qua các khoản khấu trừ lãi tiền vay quá hạn mức và các khoản thanh toán tài chính khác. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nội địa gặp không ít khó khăn khi áp dụng quy định trần chi phí lãi vay.

Cụ thể, với Việt Nam, theo Luật Thuế TNDN, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi phí thực tế phát sinh cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nếu có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, hóa đơn. Việc khống chế chi phí lãi vay không được quy định trong Luật Thuế TNDN khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng, bởi đây là văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị định 20 và các văn bản hướng dẫn dưới luật khác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thắc mắc, dù có phát sinh giao dịch liên kết không liên quan đến giao dịch vay, vậy liệu chi phí lãi vay trả cho ngân hàngthương mại, tức là bên độc lập, có chịu mức khống chế chi phí lãi vay không.

Theo bà, việc khống chế chi phí lãi vay đã dẫn đến những bất cập gì?

Việc khống chế chi phí lãi vay tác động đến một số mô hình hoạt động đặc thù, như tập đoàn trong nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn như bất động sản. Tuy nhiên, để thực hiện dự ánđầu tưcần tiếp cận nguồn vốn lớn, các công ty thành viên của tập đoàn trong nước thường không đủ năng lực để được vay vốn từ các ngân hàng thương mại.

Do đó, các tập đoàn, tổng công ty phải huy động vốn tập trung tại công ty mẹ để chuyển vốn cho các công ty con, công ty thành viên với mức lãi suất ưu đãi hơn. Vì vậy, việc khống chế tổng chi phí lãi vay tạo rào cản trong việc cho vay nội bộ trong tập đoàn và cơ hội đầu tư dài hạn vào các ngành nghề cần vốn lớn, làm phát sinh thêm chi phí do phải nộp thuế trùng đối với một giao dịch kinh doanh.

Vậy theo BEPS, việc khống chế chi phí lãi vay nên thực hiện thế nào để chống chuyển giá và tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn?

BEPS khuyến nghị các nước có lịch trình áp dụng linh hoạt, đặt trong mối tương quan với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, môi trường đầu tư và tính thống nhất của hệ thống pháp luật ở từng quốc gia.

Cụ thể, các nước cân nhắc sử dụng chỉ tiêu chi phí lãi vay thuần, được tính bằng chi phí lãi vay trừ thu nhập lãi vay. Cách tính này sẽ hạn chế một khoản chi phí lãi vay bị loại trừ 2 lần khi tính thuế TNDN ở cả công ty mẹ và công ty con, nên giảm rủi ro trùng thuế.

Ngoài ra, mức khống chế có thể được tính theo tỷ lệ cố định, trong đó chi phí lãi vay thuần được trừ dao động trong khoảng 10 - 30% của EBITDA; hoặc tính theo tỷ lệ tập đoàn (công ty thành viên trong tập đoàn sẽ được khấu trừ chi phí lãi vay theo tỷ lệ EBITDA của công ty so với tổng EBITDA của tập đoàn).

BEPS cũng khuyến nghị các công ty trong tập đoàn nên xem xét cách tính theo tỷ lệ cố định hay tỷ lệ tập đoàn sẽ mang lại lợi ích cao hơn để áp dụng. Ở Anh, người nộp thuế được lựa chọn cách tính mức khống chế lãi vay có lợi hơn theo một trong hai cách: tỷ lệ cố định tính theo 30% EBITDA hoặc tính theo tỷ lệ tập đoàn.

BEPS khuyến nghị áp dụng cơ chế chuyển tiếp chi phí lãi vay vượt mức khống chế sang khấu trừ vào kỳ sau. Điều này giúp giảm tác động đến các doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu tư, mới hoạt động hoặc mở rộng sản xuất - kinh doanh.

Nhiều nước đã và đang làm gì để chống chuyển giá, vừa không gây khó cho doanh nghiệp bản địa, thưa bà?

Các nước hiện đang áp dụng nhiều cơ chế khác nhau về việc khống chế chi phí lãi vay nhưng có thể thấy một điểm chung là điều khoản này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có giao dịch liên kết liên quan đến lãi vay. 

Malaysia quy định, chi phí lãi vay phát sinh với bên liên kết trong các giao dịch xuyên biên giới bị khống chế ở mức 20% EBITDA tính thuế. Còn Indonesia quy định, tỷ lệ vốn vay trên vốn góp chủ sở hữu cho tất cả các doanh nghiệp là 4:1 (chi phí lãi vay của phần vốn vượt quá 4 lần vốn chủ sở hữu không được trừ khi tính thuế TNDN). Trong khi đó, Nhật Bản quy định, chi phí lãi vay phát sinh với bên liên kết không được vượt quá 50% thu nhập chịu thuế…

1.464s , 7586.0625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【bảng xếp hạng giải vô địch bóng đá ý】Khống chế chi phí lãi vay,88Point  

sitemap

Top