Trong khuôn khổ sự kiện “Ngày không tiền mặt”,ẽdùngcăncướccôngdânthaymãsốthuếlive vs mu chiều 16/6, Vụ Thanh toán, Vụ Truyền thông (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) phối hợp cùng báo Tuổi trẻ, Công ty CP thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức Hội thảo “Kết nối dữ liệu, thanh toán thông minh - thúc đẩy phát triển xã hội”.
Tại sự kiện, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế), ông Phạm Quang Toàn chia sẻ, tới đây, sẽ bỏ mã số thuế và dùng luôn căn cước công dân làm mã số thuế. Tức là, khi người dân được cấp căn cước công dân sẽ coi như mã số thuế để thuận tiện phục vụ cho việc kê khai, thực hiện các thủ tục thuế.
Để thực hiện được việc này cần nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu bảo mật thông tin, kiểm tra hạ tầng mạng, máy chủ, hệ thống lưu trữ. Cơ quan thuế đang phối hợp với C06 (Bộ Công an) đồng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu về thuế, hiện, đã rà soát được khoảng 52 triệu mã số thuế.
Về thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phan Văn Mãi cho hay, ngành y tế, giáo dục, bảo hiểm, giao thông,... tại thành phố đang đẩy mạnh triển khai. Thông qua việc chuyển đổi lên dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (30% số lượng đơn vị), nhiều cơ quan đã áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong khi đó, tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống, người dân cũng có thói quen không dùng tiền mặt. Để thúc đẩy hơn việc thanh toán không tiền mặt, TP.HCM có thể quy định bắt buộc mức tiền thanh toán từ bao nhiêu thì không dùng tiền mặt. Ví dụ, thanh toán hàng hoá, dịch vụ có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng thông tin, ngành ngân hàng đang tích cực triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Trong đó, “dữ liệu” chính là điểm nhấn, góp phần phát triển hoạt động thanh toán thông minh, thúc đẩy phát triển xã hội. Hiện, tỷ lệ người dân Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng đạt khoảng 74,63%.
Trong 4 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng 52,8% về số lượng; qua kênh Internet tăng 83,76% về số lượng và 2,83% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 64,84% và 9,47%; qua phương thức QR code tăng 161,6% và 36,62% so với cùng kỳ năm 2022.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, sau hai năm triển khai Quyết định số 1813 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển chương trình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, những chỉ tiêu và kết quả đạt được hết sức ấn tượng.
Thanh toán không dùng tiền mặt đạt trên 7,59 triệu tỷ giao dịch với giá trị gần 219,5 triệu tỷ đồng, tăng 89% về số lượng và 32% về giá trị. Những con số trên cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong đề án (số giao dịch và giá trị giao dịch tăng 20-25%). Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng thanh toán trên di động, Internet hàng năm đạt trên 100%, nhiều dịch vụ ngân hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số với quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước đã 'làm sạch' 25 triệu thông tin tín dụngViệc hoàn thành xác thực hàng chục triệu thông tin khách hàng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của ngành ngân hàng như chấm điểm tín dụng, xác thực khách hàng trực tuyến, xác thực thông tin đa chiều...