【dư đoan kêt qua bong đa hôm nay】Tìm hiểu về cụm từ “bất cập”

作者:World Cup 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:21:09 评论数:

Bất cập là gì?ểuvềcụmtừldquobấtcậdư đoan kêt qua bong đa hôm nay

Thực tế hiện nay cho thấy, cụm từ “bất cập” đã và đang được sử dụng một cách bừa bãi, thiếu chính xác trong nhiều trường hợp. Nguyên nhân là do người viết hoặc nói không nắm rõ nghĩa của nó. Vậy, “bất cập” là gì? Ý nghĩa của cụm từ này là như thế nào? Và cụm từ này sử dụng trong những trường hợp hay nói cách khác là ngữ cảnh nào mới đúng? Bài viết không ngoài mục đích cùng bạn đọc đi tìm lời đáp cho những câu hỏi nêu trên. Trước hết, đây là một cụm từ Hán Việt, nói đúng hơn là cụm từ tiếng Việt gốc Hán, gồm 2 thành tố, hay 2 từ nghép “bất” và “cập” mà thành. Nghĩa đúng của cụm từ này hoàn toàn khác với cách hiểu cũng như cách diễn đạt - cách viết, của nhiều người hiện nay. 

Bởi vì, trong tiếng Hán, “bất” có nghĩa là “không hay chẳng”, ví dụ: bất nhân, bất nghĩa - tức là người nào đó sống bất nhân, bất nghĩa hoặc chẳng có nhân, cũng chẳng có nghĩa; hay bất công, tức là không công bằng. Còn từ “cập” có các nghĩa “kịp, bằng, đến, tới, với” là những hư từ. Và từ “kịp” trong tiếng Việt chính là biến âm của “cập” trong tiếng Hán. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, bản thân từ “cập” không tồn tại độc lập và nó không mang bất cứ ý nghĩa nào nếu không đi kèm với một từ khác và nó hoàn toàn xa lạ trong tâm thức ngôn ngữ của người Việt từ xưa cho đến nay.

Như vậy, xét về ngữ nghĩa thì cụm từ “bất cập” có nghĩa là “không bằng, không kịp, không đến”. Theo Từ điển Hán Việt (do tác giả Hoàng Phê chủ biên và được Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành năm 1992, đã ghi nhận từ này có 2 nghĩa là “Không kịp” và “Không đủ mức cần thiết” (tr.63). Và theo Từ điển Tiếng Việt do các tác giả Vĩnh Lộc, Bảo Đoan, Ngọc Hạnh, Quỳnh Tâm biên soạn và Nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 2002, thì “bất cập” có nghĩa là: Không ngang tới, không bằng, ví dụ: Lợi bất cập hại (Sđd trang 71). 
Còn theo giải thích của trang rung.vn, thì ở góc độ tính từ, “bất cập” có nghĩa là không kịp, ví dụ: Phải suy nghĩ cho kỹ, không thì hối bất cập; hoặc là không đạt yêu cầu, không đủ mức cần thiết, ví dụ: ý đồ thì lớn, nhưng tài năng thì bất cập. Ở góc độ là danh từ thì “bất cập” có nghĩa là điều chưa phù hợp, chưa đủ mức cần thiết, ví dụ: cách giải quyết còn nhiều vấn đề bất cập, hay khắc phục những bất cập. Còn theo từ điển Hán Nôm phổ thông thì bất cập là không đủ tốt, khiếm khuyết. Theo Từ điển Hán Việt của tác giả Nguyễn Quốc Hùng thì “bất cập” có nghĩa là không tới, không kịp, chưa đúng mức. Từ những phân tích đã nêu cho thấy, trong nghĩa gốc hay nguyên nghĩa của “bất cập” không hề mang ý nghĩa là “tồn đọng” hay “hạn chế”.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Hiện nay, không ít người ở các cơ quan báo chí hoặc tác giả của những bài viết đăng trên phương tiện thông tin đại chúng đã sử dụng cụm từ “bất cập” theo 2 hướng. Một là để chỉ việc “lợi bất cập hại”. Hai là những tồn đọng, hạn chế, vướng mắc, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật và đây là cách mà nhiều người sử dụng hơn. Cụ thể là trên trang Kiemsat online ngày 30-5-2020 có đăng bài với tựa đề: Những bất cập và kiến nghị hoàn thiện các quy định về quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của tòa án trong vụ án hành chính. Trong nội dung bài báo này có đoạn tác giả viết: Do pháp luật tố tụng hành chính hiện nay chưa nêu rõ về đối tượng bị áp dụng quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính, nên dẫn đến cách hiểu thiếu thống nhất như trên. Phân tích về logic ngôn ngữ thì tác giả bài báo nêu trên đã sử dụng phương pháp so sánh: Do vấn đề này nên đã dẫn đến sự việc kia, nhưng ở đầu đề của bài báo thì tác giả lại khẳng định đây là vấn đề “bất cập”. Trong khi đó, nguyên nhân của vấn đề mà tác giả nêu ra là do hạn chế, tồn đọng của pháp luật tố tụng hành chính. Vì vậy, việc sử dụng cụm từ “bất cập” ở đây là hoàn toàn thiếu chính xác và nói cách khác là không đúng.

Hay như trên báo Công an nhân dân online ngày 3-10-2019, có đăng bài: Những bất cập của Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Nội dung bài báo viết: Do một đạo luật cùng điều chỉnh 2 lĩnh vực khác nhau nên dẫn đến các quy định của luật hoặc chỉ phù hợp áp dụng cho lĩnh vực này, hoặc là chỉ phù hợp áp dụng cho lĩnh vực khác nên trong nhiều trường hợp đã gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc lựa chọn các quy định phù hợp để áp dụng thi hành. Mặt khác, do được quy định trong cùng một đạo luật nên việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chức năng chưa đúng, chưa rõ ràng, rành mạch và dẫn đến chồng chéo, bỏ trống chức năng, nhiệm vụ trong quá trình thực hiện, không có bộ, ngành nào chịu trách nhiệm chính… Với những vướng mắc trong việc thực thi Luật Giao thông đường bộ như đã chỉ ra ở trên…, và tác giả khẳng định đây là những “bất cập” trong đạo luật này. Cách dùng cụm từ “bất cập” theo nghĩa vướng mắc do quy định chồng chéo khó giải quyết dẫn đến “lợi bất cập hại”, tức “cái lợi không bằng cái hại” như trong bài báo này là lạm dụng từ ngữ. 

Từ phân tích nêu trên cho thấy, trong các tác phẩm báo chí hay văn bản điều hành của các cơ quan chức năng, chúng ta hoàn toàn có thể thay thế nghĩa đúng của cụm từ “bất cập” bằng những cụm từ tương đương trong tiếng Việt vừa rõ nghĩa, lại dễ sử dụng hơn rất nhiều như: “hạn chế”, “tồn đọng”... Để giữ gìn và phát huy sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, thì việc cần làm là sử dụng đúng ngôn ngữ tiếng Việt và không vay mượn những từ mà tiếng Việt đã có.                          

最近更新