【kèo trận arsenal】Trời nóng, nước đá bẩn... tung hoành

时间:2025-01-25 11:31:22来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Đá cây được bày cạnh lề đường,ờinóngnướcđábẩntunghoàkèo trận arsenal bất chấp bụi bặm và sự mất vệ sinh

Bẩn từ sản xuất tới tiêu thụ

Những ngày qua, thời tiết Hà Nội trong tình trạng nắng nóng triền miên, số giờ nắng trong ngày kéo dài khiến đời sống người dân bị đảo lộn. Nhưng cũng chính nắng nóng là môi trường thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh các mặt hàng đồ uống giải khát thu lợi nhuận lớn.

Trải khắp các con phố, ngõ hẻm trên địa bàn thủ đô là hàng quán trà đá, trà chanh, nước mía… Những hàng quán này luôn đông khách vì giá mỗi cốc trà đá là 3.000 đồng, trà chanh 10.000 đồng, nước mía 8.000 đồng.

Theo khảo sát của phóng viên, phần lớn cơ sở sản xuất nước đá ở Hà Nội đều chưa đảm bảo về chất lượng vệ sinh thực phẩm. Toàn bộ quy trình từ khâu lấy nước, lọc nước, làm lạnh, đóng gói, bảo quản, đến việc vận chuyển tới nơi tiêu thụ đều mất vệ sinh.

Tại một cơ sở sản xuất và buôn bán nước đá ở Ngã Tư Vọng, chúng tôi không khỏi rùng mình về cách chủ cơ sở này bảo quản và vận chuyển nước đá. Loại đá viên tinh khiết được chủ cơ sở này bảo quản trong các thùng xốp đã cũ kĩ, bên trên che đậy bằng những bao tải và những mảnh vải cũ rách. Xung quanh bừa bộn những bảo tải bẩn và vật dụng mất vệ sinh. Kinh khủng hơn, chúng tôi còn trông thấy một người đàn ông dùng tay nhặt những viên đá rơi ra ngoài, cho vào một túi đá khác cho đỡ "lãng phí".

Ông Hàn Tự Do - Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết, trên địa bàn thủ đô hiện có hàng trăm cơ sở sản xuất nước đá, nhưng chỉ có 42 cơ sở sản xuất nước đá viên tinh khiết được cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, còn lại hầu hết không được cấp tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc nước đá bẩn tung hoành khắp nơi. Chỉ trong những ngày đầu hè, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra 10 cơ sở sản xuất nước đóng chai, đóng bình và đình chỉ hoạt động của 3 cơ sở, phạt vi phạm hành chính một số cơ sở khác.

Bên cạnh những thùng xốp chứa đá viên mà người ta vẫn gọi đá tinh khiết" là loại đá cây. Đá cây được bày ngay dưới lòng đường, đặt trên một bao tải gần rìa đường, xung quanh ướt sũng. Trong lúc lén chụp ảnh, phóng viên thấy người chủ hàng đi hẳn ủng lên những tấm đá, dùng dao đã hoen rỉ chặt nhỏ thành những tảng đá. Những tảng đá chặt nhỏ trộn lẫn với mồ hôi của người chặt cùng với màu hoen rỉ của dao chặt, cứ thế đến tận nơi có nhu cầu.

Tại nhiều cơ sở sản xuất đá, công nhân không mang dụng cụ lao động mà trực tiếp tiếp xúc với đá, thậm chí để thuận tiện cho việc đi lại, họ còn dẫm đạp lên đá. Nguồn nước để sản xuất đá chủ yếu là nước giếng khoan, chưa thanh lọc kĩ, khuôn đá bụi bặm, nhà xưởng chật hẹp, đá sản xuất ra để ngay dưới nền đất…

Tiêu chí mà Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đưa ra đối với việc sản xuất đá theo tiêu chuẩn vệ sinh là nguồn nước phải được lấy ở độ sâu 90m, xử lí qua hệ thống thẩm thấu ngược, diệt khuẩn bằng tia cực tím. Các bộ phận khuôn đá, dao cắt đá phải bằng inox không rỉ sét. Người sản xuất không trực tiếp tiếp xúc với đá.Thế nhưng phần lớn cơ sở sản xuất nước đá hiện nay chưa đáp ứng những yêu cầu này.

Sản xuất, vận chuyển nước đá đã mất vệ sinh, việc tiêu thụ cũng bẩn không kém. Sau khi đá được vận chuyển một cách mất vệ sinh tới các quầy hàng nhỏ lẻ, chúng được chủ quầy hàng bảo quản trong thùng xốp đã cũ, để ngay dưới nền đất đầy bụi bặm. Thành phần của một cốc nước trà đá bao gồm một ít nước trắng (không biết là nước sôi để nguội hay nước lã), một ít nước trà đặc và một ít đá được đôi bàn tay trần của chủ quán bốc cho thẳng vào cốc. Người uống cứ việc uống mà không mấy ai quan tâm đến chất lượng vệ sinh.

Nguy cơ nhiểm bệnh từ nước đá bẩn

Có lẽ câu chuyện về đá được sản xuất không đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và trở thành thủ phạm gây bệnh cho người uống thì ai cũng biết, nhưng tâm lí mọi người là khuất mắt trông coi, hoặc tặc lưỡi cho qua vì chỉ uống 1 cốc...

Tay trần bốc đá là hình ảnh thường thấy tại các quán trà vỉa hè

Theo một bác sĩ chuyên khoa nội Bệnh viên Bạch Mai, Hà Nội, các loại bệnh hay gặp nhất khi người dân uống loại nước đá bẩn là tiêu chảy, lị, ngộ độc… Nguy hiểm hơn là nước chưa được lọc để thải các hóa chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến chức năng thanh lọc của cơ thể, gây biến chứng áp xe gan, viêm đại tràng mãn tính, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, gây kích ứng dạ dày…

Một túi đá tinh khiết 5kg có giá bán 5.000 đồng, với đá cây lại còn rẻ hơn nhiều. Thử hỏi nếu nước đá được sản xuất đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, liệu có bán được với giá rẻ như vậy? Thực trạng hiện nay cho thấy, nhiều cơ sở sản xuất đá "sạch" đã chọn cách ít tốn kém để thu lợi nhuận cao và cuối cùng, chịu thiệt thòi nhất vẫn là những khách hàng của họ.

An Nghĩa

相关内容
推荐内容