【lịch thi dấu】“Mục tiêu cổ phần hóa phải là cải cách tận gốc DN”

  发布时间:2025-01-10 09:47:11   作者:玩站小弟   我要评论
Phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn Thạc sỹ Dương Thị Nhi, nguyên thành viên Nhóm tư vấn chính sách lịch thi dấu。

muc tieu co phan hoa phai la cai cach tan goc dn

Phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn Thạc sỹ Dương Thị Nhi,ụctiêucổphầnhóaphảilàcảicáchtậngốlịch thi dấu nguyên thành viên Nhóm tư vấn chính sách (Bộ Tài chính) về vấn đề này.

Là chuyên gia nghiên cứu nhiều năm về lĩnh vực DN và CPH, bà có bình luận gì về quyết tâm này của Bộ Tài chính, bởi việc CPH các DNNN mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) đã "dậm chân tại chỗ" nhiều năm nay?

Thực ra với bối cảnh CPH chậm như mấy năm vừa qua thì con số CPH do Bộ Tài chính công bố khiến nhiều người bất ngờ. Nhưng nếu suy cho cùng thì đều có nguồn gốc của nó. Những con số này không phải Bộ Tài chính đưa ra mà nó đã nằm ở các đề án do các bộ, các TĐ, TCT. Mấy năm vừa rồi chậm là thời gian chuẩn bị. Các phương án đã được chuẩn bị cơ bản xong. Trường hợp của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) chẳng hạn, họ đã đánh giá được giá trị các DN và đến thời điểm này có thể xong rồi. Về dài hạn không thể nói sang năm hay sang năm nữa là mọi việc có thể tốt hơn được. Nhưng mọi việc đến "giờ G" vẫn phải bấm, bởi CPH không phải là chỉ nhằm vào lợi ích kinh tế đơn thuần mà mục tiêu CPH phải là cải cách tận gốc DN, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị, tính minh bạch của DN…

Như vậy có nghĩa là có cơ sở khi Bộ Tài chính đưa ra quyết tâm thực hiện CPH gần 100 DNNN trong năm nay, thưa bà?

Đúng vậy. Có thể kết quả không được như mong muốn nhưng con số CPH 93 DN đó không phải là quá viển vông và chắc chắn sẽ phải làm và sang năm sẽ phải làm nhiều hơn. Đơn giản vì làm như thế thông tin của các TĐ, TCT mới công khai hóa, minh bạch hóa với tất cả các chủ sở hữu theo Luật DN và phải công bố thông tin theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nếu là các công ty đại chúng.

CPH tuy là biện pháp kỹ thuật nhưng nhờ nó mà huy động được các nhà đầu tư bên ngoài vào. Không CPH thì cải cách thế nào cũng vẫn chỉ là DNNN một chủ. Cả giai đoạn dài chúng ta chưa CPH được nhưng bù lại là cả giai đoạn dài chuẩn bị nên kế hoạch CPH mà Bộ Tài chính công bố là có cơ sở.

Có nghĩa bây giờ là thời điểm chín muồi để thực hiện CPH?

Bây giờ là thời điểm thuận lợi để thực hiện CPH xét theo nghĩa đó là phương cách hữu hiệu để cải cách DNNN. Khi kinh tế khủng hoảng, buộc phải tái cơ cấu, sắp xếp lại, khi đó tất cả các điểm yếu nó mới bộc lộ ra. Cho nên bản thân các DN đưa lên là đã có cơ sở. Trong danh sách 93 DN CPH trong năm nay, thực ra nặng nhất là nhiệm vụ của 2 Tập đoàn xây dựng trong khi hiện nay ngành này cũng chịu hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế.

Kết quả thực hiện kế hoạch CPH vẫn rất khó đoán nhưng quan trọng nhất là sau CPH thì DN mới so với DNNN cũ đã được cải cách thực chất tới đâu. Dù ít hay nhiều, với hình thức là công ty cổ phần thì rõ ràng tính minh bạch của DN, năng lực quản trị tiên tiến, năng lực cạnh tranh toàn diện được nâng lên sẽ vẫn là kết quả đáng quý.

Việc Bộ Tài chính công bố kịp thời ngay khi có thể về danh sách các DNNN được CPH trong năm 2012 theo kế hoạch từ các bộ, ngành, địa phương đã thể hiện quyết tâm của Bộ Tài chính. Đó cũng là cam kết của các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch. Việc công bố rộng rãi kế hoạch này để toàn dân theo dõi, đánh giá thể hiện rất rõ quyết tâm ý chí của Bộ Tài chính trong vấn đề CPH.

Dài hơi hơn, Bộ Tài chính quyết tâm đến năm 2015 sẽ sắp xếp, CPH 899 DNNN. Theo bà, phải quyết tâm lắm mới thực hiện được hay không?

Tất cả đều do quan điểm. Khi quan điểm đã sáng rồi, xác định rõ quyền lợi kinh tế trong CPH của Nhà nước đến đâu và quyết định CPH với phương án chi tiết nào. Có cách nào để DN gột rửa hoàn toàn cái vỏ cũ tốt hơn CPH đâu. Vì khi chúng ta chia sẻ quyền lợi về mặt tài chính thì mới chia sẻ quyền lợi về mặt quản trị cũng như các hoạt động khác của DN. Nếu vẫn còn nửa vời ví dụ như cho thuê nhưng kèm theo một loạt các điều kiện người ta không thể thuê nổi thì không thể CPH được. Chỉ có cách này là cách thị trường nhất.

Và cũng dễ thực hiện nhất khi chúng ta đủ các điều kiện kỹ thuật, đã có phương pháp định giá kinh nghiệm hơn trước qua bao nhiêu năm CPH , đã có một đội ngũ các cơ quan thẩm định, nhiều công ty sẵn sàng làm việc này... Hơn nữa, cũng có nhiều nhà đầu tư đã nhòm ngó đến các TĐ, TCT vì các lợi thế về đất đai, về con người... nên với bề dầy thương hiệu của mình, các TĐ, TCT sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình CPH.

Câu chuyện nhà đầu tư ngoại muốn tham gia các đợt đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) từ các DNNN nên được giải quyết như thế nào, bởi các nhà đầu tư ngoại có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị rủi ro tốt?

Điều này không phải chúng ta không có kinh nghiệm, thành công cũng như thất bại. Ngay trong ngành Tài chính, Bảo Việt có HSBC tham gia vào. Vấn đề là phải chọn được nhà đầu tư chiến lược đúng. Cả hai cùng cần nhau thì người ta sẽ không tính đến lợi ích trước mắt. Cả hai cùng chung sức để DN được phát triển hơn lên vì khi IPO xong rồi thì cùng một thực thể mới, cùng một công ty cổ phần, có cũ có mới, phải tốt hẳn lên và hai bên cùng được hưởng lợi về lâu dài. Theo tôi chính sách CPH hiện đã thể hiện rõ quan điểm và tạo điều kiện cho việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược theo hướng này.

"Xốc" lại quyết tâm này, vai trò của các bộ, ngành, địa phương là vô cùng quan trọng, thưa bà?

Đúng là như vậy. Vì cả quá trình lâu dài, các bộ, ngành, địa phương là những người quản lý, giai đoạn trước là chủ quản nhưng sau đó là đơn vị quản lý trực tiếp các TĐ, TCT. Do đó sẽ những ảnh hưởng nhất định. Nếu nhiệt tình, nhìn thấy công việc này là cần thiết, là lợi ích của các DN và xa hơn là lợi ích của nền kinh tế, để các DN phát triển được thì các bộ, ngành, địa phương phải là tác nhân để thúc đẩy nhanh hơn quá trình này. Ý chí quyết tâm CPH phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơ quan quản lý. Bản thân cơ quan quản lý, bộ, ngành, địa phương ấy phải quyết tâm thì người mà họ bổ nhiệm là lãnh đạo DN mới quyết tâm được.

Xin cảm ơn bà!

Minh Anh(thực hiện)

相关文章

最新评论