Khi trẻ phạm lỗi, cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và lắng nghe, khuyên nhủ con một cách bình tĩnh. Ảnh: J.P. |
Nếu phải chọn đâu là kỹ năng quan trọng nhất khi giáo dục và giúp đỡ trẻ em trong quá trình phát triển, tôi sẽ nói đó là “khả năng thấu cảm”. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong quá trình phát triển cảm xúc của trẻ, điều quan trọng nhất là trẻ cảm thấy được thấu hiểu.
Về cơ bản, não bộ là một bộ vi xử lý dữ liệu khổng lồ. Khi bạn nhìn thấy một chiếc điện thoại và có thể chạm vào hoặc nghe nó, não của bạn sẽ nhận biết chiếc điện thoại đó là có thật. Khi bạn ngửi thấy mùi bít tết và nếm thử, não bạn sẽ biết đó là món ăn thật.
Tương tự như vậy, khi em bé ngậm ti mẹ, bé biết hai điều: Mẹ là có thật và cơn đói của bé cũng là thật. Vì cơn đói biến mất sau khi ăn. Các đồ vật từ thế giới bên ngoài rất dễ đối chiếu, dễ “xử lý” đối với trẻ, vì trẻ chỉ cần đưa tay ra là có thể chạm vào, ngửi hoặc nghe thấy âm thanh khi bé lắc chúng.
Tuy nhiên, cảm giác và cảm xúc khó xác minh hơn nhiều vì không có cách nào để tiếp cận. Cách duy nhất để một đứa trẻ biết rằng cảm xúc và cảm giác của mình thật sự tồn tại là có một người lớn ở bên cạnh, đáp ứng hài hòa nhu cầu, cảm xúc và cảm giác đó.
Ý tưởng đơn giản này có tác động rất lớn đến sự phát triển cảm xúc của trẻ. Theo những nghiên cứu gần đây nhất, việc đáp lại một cách nhất quán (để trẻ biết rằng chúng ta hiểu và quan tâm đến nhu cầu của trẻ) là yếu tố quan trọng nhất để trẻ có thể phát triển mối quan hệ gắn bó an toàn.
Mối quan hệ gắn bó an toàn có thể được mô tả là mức độ tin cậy mà đứa trẻ cảm thấy đối với thế giới; là cảm giác an toàn mà nhờ đó, trẻ sẽ có đủ nguồn lực và kỹ năng để tự mình đương đầu và rằng người nào đó sẽ chăm sóc trẻ nếu trẻ không thể tự chăm sóc bản thân. Nói cách khác, đó là sự tự tin về mặt cảm xúc của trẻ.
Chúng ta biết rằng khi chăm sóc một đứa trẻ đang đói, chúng ta đang củng cố sự tự tin của bé vì bé cảm thấy được quan tâm. Khi chúng ta ôm một em bé một tuổi đang sợ hãi vào lòng, bé cũng củng cố sự tự tin của mình, biết rằng cha mẹ sẽ giúp đỡ và cha mẹ đang xác nhận nỗi sợ hãi của bé là có thật.
Khi trẻ lớn lên, không dễ đáp ứng các nhu cầu của trẻ vì đó không còn là các nhu cầu nguyên thủy (đói khát, sợ hãi, ngủ) nữa và trẻ trở nên khó hiểu hơn vì có nhiều cảm xúc và phức tạp hơn.
Ví dụ, một bé gái ba tuổi cảm thấy không vui sau khi em trai chào đời có thể cảm thấy ghen tị và thốt ra những cụm từ mà cha mẹ khó nghe lọt tai, chẳng hạn như: “Con ghét em”. Trong trường hợp này, nhiều bậc cha mẹ có thể trở nên tức giận hoặc cố gắng khiến cô con gái nhỏ suy xét lại những gì mình đã nói. Mặc dù sự thật là cô bé rất sợ hãi và bộ não hay nói nôm na là bộ vi xử lý dữ liệu, cần ai đó phản hồi thông tin tương tự và củng cố niềm tin của bé.
Lúc này, cha mẹ hãy giải thích cho bé rằng: Không phải bố mẹ vì có em mà không yêu thương con, vì em bé hơn và cần sự chăm sóc nhiều hơn, nên bố mẹ dành nhiều thời gian ở bên em. Cha mẹ hãy cho trẻ tham gia chăm sóc em bé mới sinh, từ những việc nhỏ, phù hợp với khả năng của con như giúp mẹ lấy bỉm, quần áo cho em. Cha mẹ đừng quên khen ngợi bé khi con làm tốt.
Dần dần, bé sẽ hiểu được một điều: Cha mẹ yêu thương mình và em bé như nhau. Có em, được trở thành anh/chị là điều tuyệt vời. Lúc này, những hành vi phản kháng cực đoan sẽ biến mất một cách tự nhiên.
Bình luận
(责任编辑:World Cup)