Bộ trưởng Bộ Công an: Số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ tăng 40,ĩnhPhúcThựchưChủtịchUBNDthịtrấnbịtuyênphạmtộivẫngiữquyềnđiềuhàmu bs97% |
Trước đó, tháng 2/2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố một số bị can là cán bộ lãnh đạo thị trấn Hợp Châu (Tam Đảo) để điều tra vụ án xảy ra tại dự án nâng cấp, cải tạo chợ Hợp Châu (thị trấn Hợp Châu).
Trong số những cá nhân bị khởi tố, có ông Đào Xuân Định, Phó Bí thư đảng ủy và ông Trần Văn Bình, Chủ tịch UBND thị trấn Hợp Châu, cùng ông Nguyễn Như Hùng, Phó trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng.
Ông Đào Xuân Định và Trần Văn Bình bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 1, Điều 360 của Bộ Luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, theo nhiều người dân phản ánh, kể từ khi bị khởi tố đến nay ông Trần Văn Bình, Chủ tịch UBND thị trấn Hợp Châu vẫn tham gia điều hành, chỉ đạo, ký nhiều văn bản về hành chính.
Chợ Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc |
Xác nhận về thông tin này, ông Nguyễn Khắc Đông, Bí Thư Đảng ủy thị trấn Hợp Châu cho biết, ông Bình đang điều hành chính quyền thị trấn Hợp Châu. Chức danh Chủ tịch UBND thị trấn thuộc thẩm quyền xử lý của Chủ tịch UBND huyện. Theo đó, UBND huyện sẽ đình chỉ chức vụ.
Theo ông Đông, vừa qua, tòa án đã đưa vụ án ra xét xử. Ông Định không kháng án, còn ông Bình tiếp tục kháng án. Về mặt Đảng, sau khi có quyết định khởi tố bị can, Đảng ủy thị trấn đã báo cáo Huyện ủy Tam Đảo. Sau đó, Huyện ủy đã có quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng với hai người này. Sau khi có quyết định truy tố, Huyện ủy tiếp tục đình chỉ sinh hoạt Đảng, Hội đồng nhân dân thị trấn cũng đã đình chỉ hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với hai người này.
Liên quan đến vụ án này, ngày 23/9 Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có bản án tuyên các bị cáo Phạm Văn Lợi, Nguyễn Như Hùng, Nguyễn Hồng Thắng phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong đó, Tòa án tuyên phạt Phạm Văn Lợi 3 năm tù, Nguyễn Như Hùng 18 tháng tù, Nguyễn Hồng Thắng 15 tháng tù hưởng án treo.
Riêng bị cáo Trần Văn Bình và Đào Xuân Định phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.Trong đó, bị cáo Đào Xuân Định bị phạt 15 tháng tù treo, bị cáo Trần Văn Bình bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ.
Khi được hỏi về việc này, ông Trần Văn Bình cho biết, mức án đối với ông là quá nặng và ông đang tiếp tục kháng án. Về việc điều hành UBND thị trấn, ông Bình cho biết, quyết định thế nào là do cơ quan quản lý cấp trên.
Ông Đinh Văn Mười, Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo cho biết, đối với trường hợp của ông Bình, UBND huyện đang đợi Ban Thường vụ Huyện ủy có ý kiến rồi mới giải quyết theo quy định.
Cấm đảm nhiệm chức vụ là bắt buộc
Trao đổi với Báo Công Thương, luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết, cải tạo không giam giữ là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội; mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát; giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.
Ngày 23/9, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tuyên bị cáo Trần Văn Bình - Chủ tịch UBND thị trấn Hợp Châu 12 tháng cải tạo không giam giữ về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"theo quy định tại Khoản 1 Điều 360 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều này người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
"Như vậy, việc áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là bắt buộc đối với ông Bình, không thuộc trường hợp tùy nghi để Tòa án xem xét có áp dụng hay không. Do đó, ông Bình không được tham gia điều hành, chỉ đạo, ký nhiều văn bản về hành chính"- luật sư Tiền nhấn mạnh.
Luật sư Tiền cho biết thêm, hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng nhằm mục đích phòng ngừa khả năng tiếp tục gây nguy hại cho xã hội của người bị kết án, đặc biệt đối với trường hợp người bị kết án nắm giữ những vị trí quan trọng mà việc tiếp tục cho họ giữ nguyên vị trí sẽ dễ dẫn đến nguy cơ gây ra những thiệt hại lớn hơn những thiệt hại đã từng gây ra.
Vì vậy, ông Bình phải chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật và UBND huyện Tam Đảo cần nhanh chóng chỉ đạo, ra các văn bản cần thiết để tránh những sai phạm đáng tiếc có thể xảy ra, đồng thời củng cố sự tin tưởng của người dân đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Theo luật sư Tiền, hành vi của chủ tịch UBND thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) không những vi phạm pháp luật mà còn làm xấu hình ảnh của người đảng viên cũng như ảnh hưởng đến tổ chức Đảng.
Vì vậy, việc xử lý về mặt Đảng đối với ông Trần Văn Bình phải kịp thời và nhanh chóng. Cụ thể, ông Bình sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng do vi phạm vi phạm pháp luật đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị Tòa án tuyên phạt cải tạo không giam giữ căn cứ tại khoản 9 Điều 2 của Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Bên cạnh đó, phải xem xét trách nhiệm bồi thường của ông Bình.
Dự án cải tạo, nâng cấp chợ Hợp Châu do UBND xã Hợp Châu (nay là thị trấn) làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 4 tỷ đồng. Dự án khởi công năm 2014, hoàn thành năm 2015. Thời điểm trên, ông Định giữ chức Chủ tịch UBND xã, còn ông Bình là Phó chủ tịch UBND xã. Theo kết luận của Thanh tra huyện Tam Đảo, chủ đầu tư là UBND xã Hợp Châu và đơn vị tư vấn giám sát là Công ty CP Đầu tư xây dựng Trường An có sai phạm nghiệm thu công trình không đúng thiết kế được phê duyệt. Việc triển khai huy động và thông qua mức đóng góp tự nguyện của nhân dân, Thường vụ Đảng ủy xã có họp và đưa ra mức thu, nhưng UBND xã Hợp Châu không báo cáo HĐND xã là chưa đúng với quy định tại Khoản 1, Điều 16 Luật Phòng chống tham nhũng... |