您现在的位置是:La liga >>正文

【kq bóng đá wap】3 kịch bản tác động của giá dầu thế giới đến kinh tế Việt Nam

La liga222人已围观

简介Giá dầu tác động nhiều chiều đến kinh tế Việt Nam. Ảnh: Lương Bằng 3 kịch bản giá dầuTại hội thảo d ...

3 kich ban tac dong cua gia dau the gioi den kinh te viet nam

Giá dầu tác động nhiều chiều đến kinh tế Việt Nam. Ảnh: Lương Bằng

3 kịch bản giá dầu

Tại hội thảo dự báo kinh tế Việt Nam 2016-2020 ngày 2-12 do Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức,ịchbảntácđộngcủagiádầuthếgiớiđếnkinhtếViệkq bóng đá wap TS Lương Văn Khôi cho rằng: Cú sốc giảm giá dầu thế giới sẽ có tác động nhiều chiều tới nền kinh tế Việt Nam và theo mức độ giá dầu thế giới giảm.

Việc giá dầu giảm có tác động tích cực tới khu vực kinh tế nên tăng nguồn thu thuế doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước, song cú sốc giảm giá dầu cũng khiến thu ngân sách Nhà nước giảm, tác động giảm chi tiêu Chính phủ, nên tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế.

Nếu nguồn thu từ thuế doanh nghiệp tăng lên không bù đắp được phần ngân sách giảm do giá xuất khẩu dầu thô giảm thì các cú sốc này sẽ có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Trong trường hợp ngược lại, nền kinh tế chỉ chịu tác động tiêu cực nhưng rất nhẹ.

Đưa ra 3 kịch bản tác động giá dầu đến kinh tế Việt Nam, TS Lương Văn Khôi cho biết: Kịch bản giá dầu 50 USD/thùng, nền kinh tế Việt Nam - nước vừa nhập khẩu xăng dầu thành phẩm vừa xuất khẩu dầu thô, chịu tác động cả tiêu cực và tích cực. Đối với Việt Nam, cú sốc giảm giá dầu này có tác động tới nền kinh tế nước ta khiến GDP giảm mạnh vào năm 2016, cụ thể giảm 1,36 điểm % trong năm 2016 (giả sử mục tiêu tăng trưởng GDP 2016 là 6,7%, thì mức giảm 1,36 điểm % này sẽ khiến GDP giảm còn 5,35% - PV). Song tốc độ giảm dần vào các năm sau do các nền kinh tế là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam được cải thiện.

Với kịch bản thứ 2, giá dầu giảm xuống mức 40 USD/thùng, so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 0,85 điểm % trong năm 2016. Do thu ngân sách giảm mạnh nên tác động tới chi tiêu Chính phủ và cầu trong nước, khiến quy mô GDP 3 năm giai đoạn 2016-2018 suy giảm mạnh so với kịch bản không có cú sốc giảm giá dầu này.

Trong kịch bản 3, khi giá dầu trung bình của thế giới giảm xuống mức 30USD/thùng, so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng kinh tế Việt giảm 1,36 điểm % trong năm 2016.

Cú sốc giảm giá dầu này khiến lạm phát Việt Nam giảm 3,95 điểm % và nền kinh tế Việt Nam ở trong tình trạng giảm phát sâu. Do tiền đồng tăng giá 4,04 điểm % nên tác động tới kim ngạch xuất khẩu. Do tăng trưởng kinh tế thế giới những năm sau được cải thiện nên có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Kinh tế 2016-2020 lạc quan

Giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã đề ra mục tiêu điều hành nền kinh tế với mức tăng trưởng GDP là 6,5-7%, kiểm soát lạm phát trong khoảng 5-7%. Bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 giảm xuống còn 4,8% GDP.

Tại hội thảo, TS Đặng Đức Anh, Phó Trưởng ban Phân tích và dự báo (Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế- xã hội Quốc gia) đánh giá: Đây là mục tiêu khá lạc quan bởi trong 7 năm qua Việt Nam đã phải trải qua hai đợt lạm phát tăng cao khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái kéo dài.

Đưa ra 3 kịch bản cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020, TS Đặng Đức Anh cho biết: Kịch bản trung bình - cũng là kịch bản chủ đạo với nhiều khả năng xảy ra nhất là tăng trưởng kinh tế toàn giai đoạn 2016-2020 có thể đạt mức 6,67% trong khi lạm phát duy trì ở mức thấp khoảng 5%.

Kịch bản 2 ít khả năng xảy ra hơn nhưng cũng có thể đạt được. Những nguy cơ đe dọa nền kinh tế như nợ công hay rủi ro hệ thống tài chính cụ thể là nợ xấu được giải quyết triệt để và có những thành tích bước đầu. Khi đó, không những kinh tế có thể đạt tăng trưởng 7,04% và lạm phát 6,1% mà còn có thể duy trì được sự phát triển bền vững, tạo tiền đề cho những giai đoạn kế hoạch 5 năm tiếp theo.

Kịch bản 3 tuy không nhiều khả năng những vẫn có thể xảy ra. Đó là tăng trưởng có thể chỉ ở mức 6% còn lạm phát cao trở lại trên 7% tùy vào mức độ rủi ro và hiệu lực điều hành tình huống của các chính sách.

Tags:

相关文章