游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:03:10
Hiện nay,ạythêmhọcthêmHọcsinhvẫnvấtvảvìlịchchạbang xep hang 2 ha lan các điểm học thêm tại gia vẫn cứ tồn tại, biến tướng hoặc bình chân… như cũ. Học sinh (HS) từ lớp 1 đến 12 vẫn ken dày lịch chạy “cua”.
Ở Huế rất dễ bắt gặp những điểm dạy thêm, học thêm
Bức tranh chung
Theo phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm 2016 tình hình DTHT trên toàn tỉnh giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc quản lý DTHT vẫn còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức. Một số cơ sở chưa đăng ký, hoặc giấy phép hết hạn vẫn tồn tại. Lý do là các trường thiếu sự kiểm tra, giám sát, không kịp thời chấn chỉnh, xử lý. Những điểm có giấy phép cũng có nơi không thực hiện đúng quy định về công khai danh sách người dạy, thời khoá biểu và học phí.
Việc DTHT, theo quy chế, được tổ chức trong nhà trường trên cơ sở tự nguyện của HS. Trường phải khảo sát, phân chia lớp học theo cấp độ học lực, trình độ của học trò. Danh sách lớp học thêm, nội dung và chương trình giảng dạy do hiệu trưởng quyết định. Hiện, Thừa Thiên Huế có 15 trường và 46 điểm dạy thêm ngoài trường có đăng ký là con số không sát thực tế, cho thấy vẫn chưa quản được vấn đề DTHT.
Kinh nghiệm xử lý tiêu cực trong DTHT là phải quán triệt đội ngũ giáo viên. Các trường đều có hộp thư hoặc đường dây nóng để phụ huynh, HS phản ánh các biểu hiện tiêu cực của giáo viên, thế nhưng phương án này không khả thi. Một là, cách xử lý của đường dây nóng chưa hiệu quả từ khâu tiếp nhận thông tin. Hai là, tâm lý phụ huynh, đã cho con đi học thêm thì dù bức xúc vẫn không muốn tố cáo giáo viên cũng như tâm lý “việc ai kệ họ”. Nhà nước đã có quy định về xử lý kỷ luật giáo viên vi phạm, tuy nhiên đến nay quy định này chưa được áp dụng trên diện rộng cấp quốc gia.
Cần có lộ trình
Dạy, học thêm diễn ra vì nhiều nguyên nhân, trong đó không phải chỉ vì vấn đề thu nhập của giáo viên mà còn vì chương trình học hiện nay quá tải, vì điều kiện quản lý con em của các gia đình khó khăn nên từ lớp 1, các phụ huynh đã có nhu cầu cho con học thêm để “nhờ giữ” và nếu “học thêm ít chữ” càng tốt. Riêng bậc trung học, theo đánh giá của giáo viên, thời lượng phân bổ cho mỗi môn không đủ để thầy cô đào sâu kiến thức, trong khi đó, những kỳ thi như chuyển cấp vào lớp 10, tuyển sinh vào đại học luôn hỏi những kiến thức sâu. Phụ huynh lo ngại con em học trên lớp sẽ không đủ trình độ vượt qua...
Việc đổi mới kỳ thi THPT quốc gia 2017, giáo viên phải điều chỉnh cách dạy, soạn lại giáo án để truyền tải đầy đủ kiến thức cần thiết cho các em. Nếu ngay từ đầu thầy cô được dạy thêm trên tinh thần tự nguyện của HS, họ sẽ có nhiều thời gian hơn để giúp học trò làm quen cách thi mới. Với suy luận như thế, việc tổ chức DTHT vẫn được xem là cần thiết. Theo ý kiến chung, cần quản lý để hạn chế tiêu cực, phát huy tích cực.
Về vĩ mô, muốn chấm dứt nạn DTHT, ngành giáo dục phải biên soạn lại chương trình sách giáo khoa phù hợp, tăng cường cơ sở vật chất để học 2 buổi/ngày ở các bậc học; nâng cao chất lượng dạy của giáo viên, giảm sĩ số trên lớp… Nhà trường phải tập cho HS khả năng tự học và chủ động trong học tập. Phụ huynh cần giảm áp lực “bệnh thành tích” cho chính con em mình.
Cùng với mong muốn có lộ trình cụ thể, rõ ràng cho vấn đề DTHT, nhiều giáo viên, phụ huynh đề nghị Sở GD & ĐT phát huy yếu tố tích cực của đường dây nóng để thanh tra và xử lý nghiêm những giáo viên có biểu hiện chèn ép HS, bắt các em đi học thêm để tăng thu nhập. Cần xử phạt nghiêm minh mới chấn chỉnh được.
Bài, ảnh: Hương Giang
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接