Phát biểu khai mạc hội nghị,ộinghịgiữakỳHọpnhómđốitáctrongquảnlýtàichínhcôkết quả trận bóng đêm qua ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cho biết: Đây là dịp để Bộ Tài chính cũng như phía các nhà tài trợ cùng kiểm điểm tiến độ triển khai quan hệ đối tác, rút ra những bài học kinh nghiệm và tìm ra biện pháp để tăng cường quan hệ đối tác trong thời gian tới. Ông Tuấn Anh nhấn mạnh, tiếp thu ý kiến của các nhà tài trợ tại cuộc họp Nhóm đối tác cuối kỳ 2012, Bộ Tài chính đang gấp rút xây dựng Kế hoạch hành động trung hạn cho giai đoạn 2013-2015. Bộ Tài chính hy vọng rằng, khi Tài liệu về Kế hoạch hành động hoàn thiện sẽ không chỉ giúp phía Bộ tổ chức thực hiện các hoạt động cải cách theo hướng hiệu quả, mà còn hỗ trợ tích cực cho các nhà tài trợ nước ngoài trong quá trình xem xét và ra quyết định tài trợ cho các hoạt động cải cách của ngành tài chính. Tại hội nghị, ông Nguyễn Bảo Thanh, Trưởng phòng Quản lý CT-DA (Vụ Hợp tác quốc tế) đã trình bày tổng quan tình hình quan hệ đối tác giữa Bộ Tài chính và các nhà tài trợ trong 6 tháng đầu năm 2013. Theo đó, trong 6 tháng qua, Bộ Tài chính đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020 và đang xây dựng Tài liệu chi tiết hóa 2013-2015; tiếp tục triển khai các sáng kiến về lĩnh vực quản lý tài chính công (PEMNA, GTL…). Ông Thanh cũng cho biết, hiện Bộ Tài chính và các nhà tài trợ đang xây dựng một số dự án mới: Tăng cường năng lực quản lý tài chính doanh nghiệp triển khai tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước (JICA tài trợ); Hỗ trợ năng lực phân tích kinh tế vĩ mô (SECO tài trợ); Tăng cường năng lực và đào tạo trong lĩnh vực tài chính (Luxembourg tài trợ)… Đề cập sâu hơn về vấn đề xây dựng Tài liệu chi tiết hóa Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tài chính 2020, bà Nguyễn Thị Hải Bình, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết: Tài liệu gồm 4 phần nội dung chính: Rà soát danh mục đề án; Nguyên tắc xác định thứ tự ưu tiên; Bảng chi tiết hóa Chương trình hành động giai đoạn 2013-2015 và Rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện. Về cơ bản, hiện Tài liệu chi tiết hóa đã được xây dựng xong khung và đang rà soát bổ sung. Dự kiến, trong khoảng thời gian từ tháng 9 tới tháng 10-2013, sẽ hoàn thiện kế hoạch chi tiết trung hạn và tới tháng 11-2013 sẽ trình lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt. Tại hội nghị, đại diện các nhà tài trợ đều khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ phía Việt Nam thực hiện nhiều chương trình cải cách ngành tài chính. Ông Sion Morton, Cán bộ chương trình, Ban Hợp tác phát triển, Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết: Thời gian tới, EU sẽ tiếp tục hỗ trợ thực hiện Chương trình Hiện đại hóa Tài chính công tại Việt Nam (EU-PFMO) theo hướng, ưu tiên hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược Phát triển ngành tài chính (FSD) với mục tiêu tổng thể và các mục đích cụ thể của Bộ Tài chính trong giai đoạn 2011-2020. FSD cũng sẽ được bổ sung bởi 9 chiến lược nhánh về: Cải cách thuế, hải quan, kho bạc Nhà nước, quản lý nợ, thị trường bảo hiểm, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, dự trữ quốc gia và kế toán, kiểm toán. Dự kiến, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ nhanh chóng hoàn thiện Tài liệu chi tiết hóa Chương trình hành động nhằm huy động nguồn lực thực hiện các hoạt động cải cách trong lĩnh vực quản lý tài chính công; đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước và đề án Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp Bảo hiểm; duy trì thường xuyên các cuộc họp nhóm đối tác giữa Bộ Tài chính và các nhà tài trợ với cách tiếp cận thay đổi đem lại hiệu quả làm việc cao hơn… Uyển Như |