【bóng đá anh kết quả】Sắp xếp ban quản lý dự án, TP.HCM giảm trên 100 biên chế
Theo thông tin từ UBND TP.HCM, trên địa bàn TP.HCM có tổng cộng 44 Ban quản lý dự án có nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng và một số sở-ngành không có Ban Quản lý nhưng có thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Mặc dù các Ban Quản lý đã nỗ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhưng mô hình tổ chức như hiện nay đã làm cho nguồn vốn đầu tư phân tán, dàn trải.
Nhằm giảm đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, UBND TP.HCM đã trình HĐND TP.HCM Đề án sắp xếp lại các Ban Quản lý dự án của thành phố, quận-huyện, Ban Quản lý đầu tư các khu đô thị, Ban Quản lý đầu tư các dự án ODA theo phương án hình thành các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành và khu vực có đủ điều kiện và năng lực hoạt động giúp UBND TP.HCM thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư, quản lý có hiệu quả các dự án trên địa bàn.
Theo đó, TP.HCM thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp trực thuộc UBND TP.HCM trên cơ sở hợp nhất các Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc các Sở Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa và Thể thao, Lao động - Thương binh và Xã hội và sáp nhập vào Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng công trình Nâng cấp đô thị;
Thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông trực thuộc UBND TP.HCM trên cơ sở tách chức năng quản lý dự án về giao thông của Khu giao thông đô thị, Khu Quản lý đường thủy nội địa (trực thuộc Sở Giao thông vận tải) và sáp nhập Ban Quản lý dự án nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 2) (trực thuộc Sở Giao thông vận tải) vào Ban Quản lý Đầu tư - Xây dựng Công trình Giao thông đô thị;
Thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị trên cơ sở tách chức năng quản lý dự án của Trung tâm Chống ngập và hợp nhất với Ban Vệ sinh môi trường;
Thành lập Ban Quản lý phát triển đô thị TP.HCM trên cơ sở sáp nhập Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm, Ban Quản lý Khu Nam và Ban Quản lý Khu Tây Bắc;
Tổ chức lại Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc thành Ban Quản lý Công viên Lịch sử Văn hóa - Dân tộc trực thuộc UBND TP.HCM; thành lập Ban Quản lý dự án khu vực quận - huyện trên cơ sở kiện toàn Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc quận - huyện;
Giữ nguyên Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp phát triển nông thôn, Ban Quản lý các dự án đầu tư - xây dựng Khu Công nghệ cao thành phố, Ban Quản lý đường sắt đô thị, Trung tâm Khai thác hạ tầng (thuộc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao); chuyển Ban Quản lý xây dựng Trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM từ trực thuộc UBND TP.HCM thành đơn vị trực thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
Theo UBND TP.HCM, với mô hình dự kiến sắp xếp như trên (không tính các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng), TP.HCM sẽ giảm được 11 đầu mối. So với biên chế, số lượng người làm việc được giao năm 2017, việc sắp xếp dự kiến giảm khoảng 110 biên chế hành chính trở lên và có khả năng giảm số lượng người làm việc khoảng 245 người.
相关推荐
- 4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- Mỹ trợ cấp 12 tỷ USD cho nông dân chịu thiệt vì chiến tranh thương mại
- Quán mỳ vằn thắn tươi đông kín khách ở Hà Nội
- Sông Bến Giá 20 năm chảy vào lòng ngoại
- Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- Hội An sang Nhật quảng bá thế mạnh du lịch, thu hút du khách
- Hãi hùng cảnh voi điên cuồng tấn công nữ du khách tại điểm du lịch nổi tiếng
- Những dòng sông giới tuyến: Từ Hiền Lương, lên Bến Tắt