【bản xếp hạng fifa】Thêm 2.500 ca tử vong; Gần 50% dân số thế giới có thể đã mắc bệnh
作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:16:14 评论数:
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Singapore. |
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (195.370 ca), Đức (179.888 ca) và Pháp (146.926 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (307 ca), Nga (267 ca) và Mỹ (228 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 82 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 521.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30 triệu ca mắc và trên 661.000 ca tử vong.
Gần 50% dân số thế giới có thể đã mắc COVID-19
Một số nhà nghiên cứu ước tính gần 50% dân số thế giới có thể đã nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 ít nhất một lần trong 2 năm qua. Kết quả nghiên cứu mới này do Viện Đo lường và Đánh giá sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington (Mỹ) công bố trên tạp chí The Lancet.
Do biến thể Omicron có khả năng lây lan mạnh, số ca mắc COVID-19 đã tăng vọt trong vài tháng qua. Vào đầu năm 2022, thế giới chính thức ghi nhận gần 300 triệu ca mắc COVID-19. Nhưng chỉ một tháng sau khi bước sang năm mới, tổng số ca mắc trên thế giới đã vượt 400 triệu. Hiện số liệu của Đại học Johns Hopkins cho thấy đã có hơn 500 triệu ca mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát đầu năm 2020. Tuy nhiên, con số này được cho là chưa thực sự phản ánh đúng mức độ lây lan thực sự của virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu.
Nghiên cứu của IHME đưa ra báo cáo toàn diện về số ca mắc COVID-19 khi phân tích dữ liệu của 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Báo cáo đưa ra số ca mắc mà các nhà nghiên cứu gọi đây là phát hiện “gây sửng sốt”. Cụ thể, đến giữa tháng 11/2021, ước tính có 3,39 tỷ người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 ít nhất một lần, tương đương với khoảng 44% dân số thế giới. Đáng chú ý, con số ước tính này chỉ được đưa ra vào thời điểm trước khi biến thể Omicron có khả năng lây lan mạnh xuất hiện.
Các nhà nghiên cứu IHME đã tính toán và phát hiện tính đến ngày 14/11/2021, thế giới có 400 triệu ca mắc COVID-19. Dù nghiên cứu mới này không đưa tác động của biến thể Omicron vào mô hình tính toán, nhưng các tác giả cho rằng vào đầu năm 2022 có thêm hàng tỷ ca mắc nữa, trong đó có những ca mắc dù đã tiêm vaccine và ca tái nhiễm.
Các tác giả nghiên cứu nêu rõ các mô hình tính toán cho thấy hơn 50% dân số thế giới có thể đã nhiễm biến thể Omicron. Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ phải chờ dữ liệu mới về huyết thanh học trong những tháng tới để đưa ra bản phân tích chi tiết. Theo đó, số ca mắc COVID-19 tính đến tháng 3/2022 có thể tăng gần gấp đôi số ca mắc tính đến ngày 14/11/2021.
Số liệu cũng cho thấy những khu vực có tỷ lệ nhiễm cao không đạt được miễn dịch cộng đồng. Thậm chí, nghiên cứu phát hiện tỷ lệ mắc COVID-19 giảm không đáng kể ở khu vực đã có 80% dân số mắc bệnh.
Kể từ đầu dịch, nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh số ca mắc COVID-19 được công bố chính thức thấp hơn nhiều so với số ca mắc thực tế. Hàng loạt công trình nghiên cứu theo dõi số ca mắc tại nhiều nơi trên thế giới và phát hiện rất nhiều ca mắc chưa được ghi nhận. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính gần 25% số ca mắc chưa được báo cáo chính thức.
Tuần trước, một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân tích hơn 150 nghiên cứu và cho rằng tính đến cuối năm 2021, khoảng 65% dân số ở châu Phi có thể đã mắc COVID-19, cao hơn khoảng 97 lần so với con số công bố chính thức.
WHO cảnh báo không nên mất cảnh giác trước đại dịch COVID-19
Chủ tịch Ủy ban Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Didier Houssin ngày 13/4 cho biết, ủy ban này hoàn toàn nhất trí rằng hiện nay không phải là thời điểm hạ thấp cảnh giác trước đại dịch COVID-19.
Phát biểu họp báo sau khi Ủy ban Khẩn cấp WHO kết luận rằng đại dịch vẫn gây ra tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế (PHEIC) - mức cảnh báo cao nhất mà WHO có thể đưa ra, ông Houssin khẳng định: “Hiện nay không phải là lúc hạ thấp mức độ cảnh giác của chúng ta, trái lại, đây là lời khuyến nghị cực kỳ mạnh mẽ. Đại dịch COVID-19 còn lâu mới chấm dứt, mức độ lây lan của virus SARS-CoV-2 vẫn còn rất mạnh, tỷ lệ tử vong vẫn cao và virus SARS-CoV-2 đang tiến hóa một cách không thể dự đoán được”.
Trung Quốc khẳng định thực hiện nghiêm "chính sách không COVID linh hoạt"
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc |
Ngày 13/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định nước này sẽ không nới lỏng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch COVID-19.
Theo Đài Truyền thanh nhà nước Trung Quốc, phát biểu trong chuyến thăm tới đảo Hải Nam, ở miền Nam, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh phải tiếp tục thực hiện nghiêm "chính sách không COVID linh hoạt". Việc làm này cần được thực hiện song song với nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động của các biện pháp phòng dịch đối với hoạt động kinh tế và xã hội.
Những phát biểu trên được nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh nước này đang đương đầu với đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong hơn hai năm qua. Thành phố Thượng Hải, trung tâm sản xuất và cửa ngõ giao thương quan trọng, đang là tâm dịch với hơn 25.000 ca mắc mới ghi nhận trong ngày 13/4. Thành phố này đã áp dụng các biện pháp phong tỏa từng phần từ đầu tháng 4, khiến nhiều nhà máy tại đây phải dừng hoạt động.
Hàn Quốc công bố kế hoạch tiêm mũi 4 cho nhóm nguy cơ cao
Ngày 13/4, Chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho người cao tuổi.
Đối tượng tiêm là người từ 60 tuổi trở lên và đã tiêm mũi 3 được 120 ngày. Thời gian đặt lịch tiêm bắt đầu từ ngày 18/4 và thời gian tiêm phòng bắt đầu từ ngày 25/4.
Quan chức thuộc Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) Jeong Eun-kyeong cho biết hơn 90% người Hàn Quốc ở độ tuổi 60 trở lên đã được tiêm mũi 3 (mũi tăng cường) nhưng vẫn được khuyến nghị tiêm mũi 4 vì tác dụng của vaccine bắt đầu giảm đi đáng kể khoảng 2 tháng sau mũi 3. Có khoảng 10,66 triệu người Hàn Quốc trong độ tuổi trên thuộc nhóm nên tiêm mũi 4.
Nhật Bản chưa áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm
Ngày 13/4, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định mặc dù số ca nhiễm mới COVID-19 tại nước này đang có xu hướng tăng, nhưng tại thời điểm hiện nay, Nhật Bản chưa cần áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm.
Lý giải vấn đề này trước Quốc hội, Thủ tướng Kishida cho biết mặc dù số ca nhiễm mới đang có xu hướng tăng trên toàn quốc, nhưng tỷ lệ sử dụng giường dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19 nói chung và các bệnh nhân COVID-19 nguy kịch nói riêng vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, có tới 85% người cao tuổi ở nước này, vốn là nhóm có nguy cơ bệnh nặng cao hơn so với các nhóm đối tượng khác, đã được tiêm 3 mũi vaccine phòng COVID-19. Ngoài ra, cho tới thời điểm này, chưa có chính quyền địa phương nào đề nghị áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm.
Hy Lạp tạm dỡ bỏ các hạn chế trong mùa du lịch Hè 2022
Hy Lạp ngày 13/4 cho biết, các biện pháp phòng dịch COVID-19 như đeo khẩu trang và các chứng nhận liên quan COVID-19 sẽ được dỡ bỏ trong mùa du lịch Hè năm nay và nhà chức trách sẽ cân nhắc tái áp đặt các biện pháp này vào tháng 9 tới.
Bộ trưởng Y tế Hy Lạp Thanos Plevris nêu rõ quyết định nới lỏng các hạn chế là dựa trên số liệu dịch tễ và đề xuất của các chuyên gia. Theo đó, từ ngày 1/5 đến 31/8 tới, người dân sẽ không còn phải xuất trình chứng nhận tiêm vaccine hay chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 khi vào các không gian trong nhà hay ngoài trời như nhà hàng, đồng thời nhà chức trách cũng đang xem xét dỡ bỏ yêu cầu trình chứng nhận điện tử về COVID-19 của Liên minh châu Âu (EU) khi nhập cảnh nước này.
Ngoài ra, đeo khẩu trang tại các không gian trong nhà cũng không còn là bắt buộc kể từ ngày 1/6 và sinh viên sẽ quay trở lại trường học sau kỳ nghỉ Lễ Phục sinh mà không cần định kỳ trình kết quả tự xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Bồ Đào Nha gia hạn các biện pháp phòng dịch
Chính phủ Bồ Đào Nha đã quyết định gia hạn các biện pháp chống dịch COVID-19 đến ngày 22/4 trong bối cảnh có nhiều cảnh báo từ giới chuyên gia về nguy cơ làn sóng dịch mới có thể bùng phát tại một số nước. Như vậy, tình trạng cảnh giác dịch bệnh COVID-19 tại nước này sẽ kéo dài thêm 4 ngày so với quy định trước đó.
Theo thông báo của Hội đồng Bộ trưởng Bồ Đào Nga, nước này sẽ tiếp tục duy trì các quy định phòng dịch, trong đó có yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang tại các không gian kín thuộc khu vực công cộng, cơ sở khám chữa bệnh và phương tiện giao thông công cộng.
Những người chưa tiêm mũi vaccine tăng cường và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 cũng buộc phải thực hiện quy định đeo khẩu trang khi tới thăm khám tại các cơ sở y tế và nhà dưỡng lão.
Mexico chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên diện rộng cho trẻ em
Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador cùng ngày thông báo Chính phủ Mexico đã đề nghị cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX cung cấp vaccine ngừa COVID-19 dành cho trẻ em để chuẩn bị tiêm chủng trên diện rộng cho nhóm đối tượng này, sau khi Mexico hoàn thành chiến dịch chủng ngừa cho người trưởng thành vào cuối tháng 4/2022.
Nhà lãnh đạo Mexico cho biết, nước này đã thanh toán trước một lô vaccine từ COVAX và dự kiến COVAX sẽ phản hồi yêu cầu của Mexico trong vài ngày tới. Tổng thống Lopez Obrador cũng cho hay Mexico có đủ vaccine để tiêm mũi tăng cường cho người trưởng thành.
Lo ngại về khả năng ứng phó hạn chế với một làn sóng mới của dịch COVID-19 tại Mỹ
Việc gia tăng số ca mắc mới COVID-19 tại một số vùng của Mỹ mặc dù chương trình xét nghiệm để xác định các ca nhiễm mới đã thu hẹp làm dấy lên những lo ngại về khả năng khó phát hiện một làn sóng dịch mới tại quốc gia vốn chịu ảnh hướng lớn nhất của dịch COVID-19 này.
Ảnh minh họa |
Trong vài tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 đã bắt đầu gia tăng tại nhiều địa phương của Mỹ như New York, Massachusetts và Chicago. Một số chính quyền địa phương đã bắt đầu kêu gọi sự cảnh giác trước dịch bệnh.
Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) Mỹ, "biến thể tàng hình" BA.2 của Omicron chiếm hơn 85% số ca nhiễm mới tại nước này (tính đến tuần kết thúc ngày 9/4), tăng so với con số 75,4% ghi nhận 1 tuần trước và 65.8% của 2 tuần trước đó.
Theo báo cáo của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ (AAP) và Hiệp hội bệnh viện nhi khoa, kể từ đầu dịch COVID-19 đến nay, gần 12,9 triệu trẻ em tại Mỹ có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 114.000 trường hợp được ghi nhận trong 4 tuần qua.
Báo cáo cũng cho biết trẻ em chiếm tới 19% tổng số ca mắc COVID-19 toàn nước Mỹ. AAP nhấn mạnh tới sự cần thiết thu thập thông tin dữ liệu về từng nhóm tuổi của bệnh nhân COVID-19, qua đó đánh giá hậu quả lâu dài của dịch COVID-19 đối với sức khỏe, tinh thần và phúc lợi xã hội đối với thế hệ trẻ em trưởng thành trong giai đoạn dịch bệnh./.