Doanh nghiệp ốp lát Vitaly (VTA) thua lỗ 3 năm liên tiếp,ệpốplátVitalyVTAthualỗnămliêntiếpcắtgiảmnhiềunhânsựvillarreal – celta cắt giảm nhiều nhân sựTrước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024, CTCP Vitaly (UPCoM: VTA) thông báo thay đổi nhân sự cấp cao trong Ban quản trị và Ban điều hành của Công ty. Doanh nghiệp này đã 3 năm thua lỗ liên tiếp, phải thu hẹp sản xuất và cắt giảm một phần lực lượng lao động tại chỗ.Thay đổi nhân sự cấp cao HĐQT Vitaly đã chấp thuận cho ông Cao Trường Thụ thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT kể từ ngày 12/03/2024 theo nguyện vọng cá nhân và sẽ trình ĐHĐCĐ chấp thuận việc từ nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 của ông Thụ. Ông Cao Trường Thụ sinh năm 1983, có trình độ Thạc sĩ Kinh tế (ngành Tài chính). Ông được bầu vào HĐQT VTA và trúng cử làm Chủ tịch HĐQT từ tháng 5/2020 với tư cách đại diện sở hữu của Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 - CTCP (FiCO, UPCoM: FIC). Sau gần 4 năm tại vị, ông Thụ sẽ không còn làm Chủ tịch HĐQT VTA. Tại FiCO, ông Thụ đang đảm nhiệm vị trí Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty. Ông cũng giữ chức Chủ tịch HĐQT tại các công ty con, công ty liên kết của FiCO như CTCP Gạch men Thanh Thanh (HNX: TTC); CTCP Hóa An (HOSE: DHA). Ngoài ra, ông còn làm Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ khí Đông Anh LICOGI (UPCoM: CKD). Căn cứ nhân sự được FiCO giới thiệu và đề cử, HĐQT VTA cũng đã thông qua việc bầu ông Phạm Việt Thắng giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty, thay cho ông Thụ kể từ ngày 14/03/2024. Ông Nguyễn Việt Thắng sinh năm 1978, có trình độ Thạc sĩ Kinh tế. Ông Thắng được FiCO đề cử và trúng cử vào HĐQT VTA từ tháng 5/2020 với vị trí Thành viên HĐQT. Tại FiCO, ông đang làm Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, ngoài ra giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát tại DHA và Thành viên HĐQT tại TTC. Trước đó, Nghị quyết HĐQT FiCO thông qua việc kiện toàn người đại diện phần vốn tại VTA. FiCO đã đề cử ông Võ Văn Tùng - Tổng Giám đốc VTA, thay ông Thụ đại diện phần vốn góp FiCO và giới thiệu làm Ủy viên HĐQT VTA nhiệm kỳ 2020-2025. Như vậy, danh sách đại diện 30.75% vốn của VTA được nắm giữ bởi FiCO, bao gồm ông Phạm Việt Thắng, bà Nguyễn Thanh Hà và ông Võ Văn Tùng - mỗi người nắm giữ 10.25%. Liên quan đến tình hình nhân sự, HĐQT VTA cũng đã chấp thuận cho ông Lưu Hữu Thùy thôi giữ chức Phó Tổng Giám đốc theo nguyện vọng cá nhân. Đồng thời, bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Dũng giữ chức Phó Tổng Giám đốc - Phụ trách công tác sản xuất và bổ nhiệm Trợ lý Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Sơn làm Phó Tổng Giám đốc - Phụ trách công tác Kinh doanh. Các quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm trên đều có hiệu lực từ ngày 06/03/2024. Động thái VTA thay thế loạt lãnh đạo diễn ra ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024, dự kiến tổ chức ngày 12/04 tại hội trường Công ty - đường N1, khu SXTT Bình Chuẩn, khu phố Bình Phú, phường Bình Chuẩn, TP Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Thua lỗ 3 năm liên tiếp VITALY (VTA) được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước là Công ty Gạch Ốp Lát Số 1 trực thuộc FiCO, hiện có vốn điều lệ 80 tỷ đồng. Công ty chuyên sản xuất các loại gạch ốp lát cao cấp, bao gồm gạch ốp tường, gạch lát nền, gạch sân vườn... Về tình hình kinh doanh, năm 2023, VTA đạt doanh thu thuần hơn 152 tỷ đồng (chủ yếu là bán gạch thành phầm), giảm 46% so với năm trước. Do kinh doanh dưới giá vốn, Công ty lỗ gộp gần 11 tỷ đồng, trong khi năm trước lãi 18 tỷ đồng. Sau cùng, Công ty không thể hoàn thành kế hoạch lãi ròng 300 triệu đồng đề ra cho năm 2023 khi lỗ ròng hơn 28.5 tỷ đồng. Đây là năm thứ ba liên tiếp VTA thua lỗ kể từ 2021, qua đó nâng tổng lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2023 lên gần 51 tỷ đồng. Công ty cho biết do ảnh hưởng của yếu tố thị trường, VTA đã phải thu hẹp sản xuất từ 80% công suất xuống còn 20% và cắt giảm một phần lực lượng lao động tại chỗ làm tăng chi phí trợ cấp mất việc, thôi việc. Cộng thêm dây chuyền cũ, sản xuất nhiều dòng sản phẩm, việc thay đổi khuôn thường xuyên dẫn đến chi phí sửa chữa cao, tỷ lệ hao hụt lớn, làm cho giá thành sản phẩm cao, sự cạnh tranh về giá đối với sản phẩm rất khó khăn. Những điều trên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh 2023 của Công ty. Trước đó, năm 2022, Vitaly ghi nhận tổng doanh thu 283,5 tỷ đồng - tăng gần 34% so với cùng kỳ năm 2021; lỗ ròng ở mức 7,7 tỷ đồng và có năm thứ 2 liên tiếp báo lỗ. Lỗ lũy kế đến 31/12/2022 gần 22,2 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của công ty ghi nhận mức 215 tỷ đồng trong đó có tới 123 tỷ là hàng tồn kho (trích lập dự phòng giảm giá 6 tỷ đồng); nợ phải trả tăng 24% so với đầu kỳ lên 147 tỷ. Trong số này, nợ ngắn hạn chiến tới 99%. Tại thời điểm đó, VTA có khoản nợ vay tài chính 52 tỷ đồng bao gồm 31,5 tỷ đồng tại BIDV và gần 20,6 tỷ đồng tại Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1. Các khoản vay này được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, máy móc sản xuất của công ty. Hiện nay, trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VTA giảm gần 57% từ đỉnh ngắn hạn vào cuối tháng 8/2023, ngày 18/3, VTA có giá 3,400 đồng/cp. Khối lượng khớp lệnh trung bình từ đầu năm 2024 chỉ hơn 2,800 cp/ngày. |