发布时间:2025-01-27 17:42:19 来源:88Point 作者:Cúp C2
Năm 2015 là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng. Trong rất nhiều công việc phải chuẩn bị cho Đại hội thì việc lựa chọn nhân sự tham gia vào các cấp ủy Đảng giữ vai trò quan trọng. VOV.VN phỏng vấn TS Trần Văn Miều,ảilượnghóacáctiêuchívềđạođứcnănglựccủacánbộ91 phut link bóng đá nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên Trung ương.
PV: Trong Hội nghị Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đến nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nguyên tắc dân chủ trong đánh giá, sử dụng cán bộ. Theo ông, các vấn đề này quan trọng như thế nào trong việc lựa chọn nhân sự trong bối cảnh hiện nay?
TS Trần Văn Miều: Công tác lựa chọn nhân sự cho các cấp ủy Đảng là một quá trình chứ không phải chỉ là công việc diễn ra trong các kỳ Đại hội. Đó là công tác quy hoạch cán bộ của Đảng. Công tác này được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, từ khâu phát hiện đến tuyển chọn, đánh giá, đào tạo, bố trí, thử thách và đãi ngộ. 7 khâu này đều rất quan trọng, có mối liên kết chặt chẽ với nhau, có mối quan hệ hữu cơ, thống nhất và bổ sung cho nhau.
Để làm tốt công tác lựa chọn nhân sự tham gia vào các cấp ủy Đảng cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp dân chủ, công khai, minh bạch, tự phê bình và phê bình. Trong 7 khâu của quy trình thực hiện công tác quy hoạch cán bộ của Đảng đều cần thực hiện các nguyên tắc nêu trên. Trong phát hiện cũng như tuyển chọn, đánh giá, đào tạo, bố trí, thử thách và đãi ngộ đều phải thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, tự phê bình và phê bình.
TS Sử học Trần Văn Miều, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên Trung ương
Thực hiện tốt những nguyên tắc nêu trên làm cho công tác quy hoạch cán bộ, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ tham gia vào các cấp ủy Đảng được lựa chọn cẩn thận, có sự sàng lọc kỹ càng từ cấp thấp lên cấp cao và tạo ra sự thống nhất cao trong nội bộ của Đảng. Làm như vậy, Đảng ta sẽ lựa chọn được những đảng viên có đủ tầm và đủ tâm để tham gia vào các cơ quan lãnh đạo và tạo nên sự đồng thuận cao trong Đảng và trong nhân dân.
Một mặt, phải dân chủ, công khai, công bằng, tự phê bình và phê bình, công tác tuyển chọn đảng viên tham gia vào các cấp ủy Đảng cần có tiêu chí rõ ràng, cụ thể. Tiêu chí ấy phải được lượng hóa và có thể đo đếm được.
Hiện nay, ngoài các tiêu chí về tuổi, giới và dân tộc ra, còn lại các tiêu chí khác còn chung chung, khó lượng hóa. Phải lượng hóa được các tiêu chí về phẩm chất, đạo đức, lối sống, trình độ và năng lực của cán bộ. Các tiêu chí càng cụ thể bao nhiêu thì càng dễ cho công tác đánh giá và lựa chọn đảng viên tham gia vào các cấp ủy Đảng.
PV: Để việc phê bình và tự phê bình trong Đảng hiệu quả, theo ông có nên gắn liền với trách nhiệm của người đứng đầu? Làm thế nào để chọn được người đứng đầu có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, có kiến thức và dám chịu trách nhiệm?
TS Trần Văn Miều: Về cơ sở lý luận, cơ chế lãnh đạo của Đảng ta khác với cơ chế lãnh đạo của Nhà nước. Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc ghi ở khoản 1, Điều 9: “Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Tức là ở tất cả các cấp bộ Đảng, chỉ có cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành (BCH), Ban thường vụ (BTV), Bộ chính trị (BCT), Ban bí thư (BBT) do đại hội các cấp bầu cử lập ra. Bí thư cấp ủy các cấp là người chỉ đạo thực hiện nghị quyết, quyết định cuả BCH, BTV, BCT, BBT và điều hành các hoạt động của cấp bộ Đảng. Mặt khác, các Chương III quy định cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp Trung ương, Chương IV quy định cơ quan lãnh đạo của Đảng ở các cấp địa phương và Chương V quy định cơ sở của Đảng không có khoản nào quy định Bí thư các cấp ủy Đảng là người lãnh đạo của cấp bộ Đảng.
Phân tích như trên để thấy rằng, Bí thư cấp ủy các cấp không phải là người lãnh đạo và đương nhiên không phải là người đứng đầu cấp ủy cùng cấp.
Điều lệ của Đảng đã quy định như vậy, nhưng trong thực tế thì đã có sự chuyển động theo hướng: Bí thư đã trở thành người đứng đầu trong các cấp ủy Đảng. Tôi cho rằng, đây là vấn đề có sự khác biệt giữa lý luận và thực tiễn. Một khi thực tiễn đã thay đổi, đòi hỏi Đảng phải nghiên cứu tổng kết thực tiễn để khái quát hóa thành cơ sở lý luận. Hiện nay, vai trò của Bí thư các cấp ủy Đảng đã được mở rộng, không chỉ là người chỉ đạo và điều hành, mà còn là người đại diện, người quyết định các chủ trương và công tác của cấp ủy Đảng.
Như vậy, khái niệm người đứng đầu trong Đảng cần được nghiên cứu làm rõ trong thời gian tới. Nếu chúng ta thừa nhận có người đứng đầu trong các cấp ủy Đảng thì Đại hội lần thứ XII phải sửa Điều lệ cho phù hợp với thực tế đang diễn ra. Đây là vấn đề lớn, chưa có tiền lệ nên cần nghiên cứu thận trọng để có quy định xác thực. Tôi đề nghị, Điều lệ Đảng nên có quy định chức danh và quyền hạn của Bí thư các cấp ủy Đảng. Quy định như vậy sẽ phù hợp với vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam: “là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Nếu Đại hội lần thứ XII sửa Điều lệ theo hướng đề xuất của tôi thì trong Đảng có chức danh người đứng đầu. Và khi đó, người đứng đầu là Bí thư các cấp ủy Đảng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Tôi rất tán thành phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong các cấp ủy Đảng với thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Một khi người đứng đầu gương mẫu “thật thà” tự phê bình thì mọi ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và đảng viên sẽ học tập noi theo.
Người đứng đầu trong các cấp ủy Đảng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó, cần lựa chọn để bầu ra Bí thư các cấp ủy Đảng có đủ tầm và đủ tâm, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
PV: Tại Hội nghị Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có công tác chuẩn bị nhân sự cho Trung ương khóa tới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhấn mạnh đến việc chọn vào Trung ương tỷ lệ nhất định cán bộ trẻ. Ông bình luận gì về vấn đề này?
TS Trần Văn Miều: Tôi rất tán thành với chủ trương, trong Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII có nhiều độ tuổi (trên 60 tuổi, từ 50 đến 60 tuổi, từ 40 đến 50 tuổi và dưới 40 tuổi). Song tôi còn băn khoăn là cơ cấu tỷ lệ giữa các độ tuổi như thế nào là hợp lý? Hình như chưa có một nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi thực tế này.
Trong BCH Trung ương khóa XII cần xác định rõ tỷ lệ cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số và phải có quyết tâm chính trị cao để thực hiện bằng được cơ cấu đó. Ngoài ba cơ cấu “ưu tiên” đã nêu, theo tôi nên có thêm cơ cấu đảng viên đại diện cho giới doanh nhân và đại diện cho một số dòng đạo lớn của Việt Nam.
Tôi rất ủng hộ việc đưa cán bộ trẻ vào BCH Trung ương khóa tới. Làm như vậy là để thực hiên tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Riêng về cơ cấu cán bộ trẻ, cần xác định giới hạn đến bao nhiêu tuổi được coi là cán bộ trẻ? Cán bộ trẻ là cán bộ của Đoàn hay cán bộ dưới 30 tuổi được coi là cán bộ trẻ? Tôi nhận thấy, vấn đề tuổi cận trên của cán bộ trẻ chưa được minh bạch, thiếu một cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định một cách khoa học.
Tôi tán thành cần có cơ cấu hợp lý cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số và cán bộ đại diện cho giới doanh nhân, đại diện cho các dòng đạo lớn vào BCH Trung ương khóa XII. Song cần dựa trên tiêu chí để lựa chọn được những cán bộ ưu tú, có triển vọng tham gia vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.
PV: Xin cảm ơn ông.
Theo VOV
Triều Tiên: Bị phạt tù khổ sai vì ‘dám’ xem phim Mỹ
相关文章
随便看看