当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bảng xếp hạng series a】Cơ hội phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch cho Huế

Tái hiện vàng son một thời cung cấm

Đêm Hoàng Cung luôn là chương trình để lại ấn tượng đối với du khách trong những kỳ Festival Huế. Năm nay,ơhộipháttriểnđadạngcácsảnphẩmdulịchchoHuếbảng xếp hạng series a Đêm Hoàng Cung tiếp tục được bổ sung nhiều nội dung phù hợp, chất lượng chương trình phong phú và đa dạng hơn nhằm tái hiện vẻ đẹp lung linh của Đại Nội về đêm, đưa công chúng ngược về quá khứ với những ký ức của một thời cung điện vàng son.

Tái hiện sinh động đời sống cung cấm ngày xưa    

Tâm điểm của Đêm Hoàng Cung là “Dạ yến tiệc cung đình" tại sân điện Cần Chánh, được kết hợp độc đáo giữa ẩm thực và các ca múa nhạc tiêu biểu của cung đình Huế xưa. Đây cũng là cách mà Đêm Hoàng Cung giới thiệu với du khách về đặc trưng văn hóa ẩm thực cung đình Huế, với các món ăn được lựa chọn, chế biến, trình bày tỉ mỉ và tinh tế. “Ngoài trải nghiệm và được giới thiệu chi tiết các món ẩm thực của hoàng cung, chúng tôi thỏa thích thưởng thức các tinh hoa trong nghệ thuật diễn xướng của cung đình Huế, kết hợp hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và nghệ thuật trình chiếu hiện đại, mới lạ, thật hấp dẫn…” – anh Quách Hải Phúc, một du khách đến từ phố biển Đà Nẵng thổ lộ.

Ngoài “Dạ yến tiệc cung đình”, nhiều chương trình được tổ chức trong Đêm Hoàng Cung như: “Đám cưới công chúa” tại Cung Trường Sanh, đưa du khách tham dự vào một đám cưới cung đình với đầy đủ các lễ nghi truyền thống. Trục Tây điện Thái Hòa với các điểm nhấn tôn vinh Cửu Đỉnh và lễ Niêm hương ở Thế Miếu, Âm sắc Việt tại cung Diên Thọ… Trục Đông điện Thái Hòa với các điểm khám phá thượng uyển Cơ Hạ, hoạt cảnh hoàng tử, công chúa nô đùa, các vương tôn xướng họa, ca Huế; trình diễn các ngành nghề thủ công truyền thống ở phủ Nội Vụ, Cấm vệ quân luyện võ tại Đông Khuyết Đài. Chương trình “Thời trang cung đình và ký ức Huế xưa” trong không gian lộng lẫy, lấp lánh ánh vàng và hoa đăng của lầu Tứ Phương Vô Sự mở ra một không gian huyền ảo, lung linh, hình bóng của các vị Vua, Hoàng hậu, Quan viên, Hoàng tử, Công chúa và giai nhân trong quá khứ như đang hiện hữu giữa hiện tại.

Chương trình “Ca múa nhạc truyền thống” được tổ chức ở sân điện Thái Hòa, kết hợp mỹ thuật sắp đặt mặt nạ tuồng, sắp đặt “bãi triều” và triển lãm trưng bày cổ vật ngự thiện, ngự bút châu phê của Hoàng đế, họa tiết cung đình, Huế xưa… tạo nên chuỗi liên hoàn trong Đại Nội giúp du khách có những trải nghiệm, khám phá không thể nào quên.

Du khách tham gia các trò chơi trong Đêm Hoàng Cung  

Đặc sắc làng quê xứ Huế

Khác với chốn cung cấm, lễ hội Chợ quê - Cầu ngói Thanh Toàn lại giúp du khách “thưởng thức” một bức tranh toàn cảnh về một làng quê nông thôn đặc trưng của Huế.

Màn tái hiện chợ quê xưa trên bến dưới thuyền xuất hiện với sự tham gia của những người phụ nữ chân chất, mộc mạc mà cùng với họ, những sản vật địa phương trong quang gióng trên đôi vai tảo tần, đã mang hồn quê từ quá khứ về với hiện tại. Rồi người người chen chân cùng những trò chơi dân gian như bịt mắt đập om, bắt vịt trên sông, bài chòi, cùng trải nghiệm những hoạt động gắn liền với đời sống hằng ngày của người dân địa phương như xay lúa, giã gạo, chằm nón, đan lát, gói bánh tét hay chèo đò dạo chơi trên sông.

Bên cạnh những sản vật đặc trưng như gạo Thủy Dương, nếp Thủy Tân, bánh tráng Thủy Lương…, nhiều du khách chọn thưởng thức những món ăn điền dã mang đậm hương vị của miền quê xứ Huế như bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ú, bánh phu thê, chè bắp, chè hạt sen, chè bông cau và những món ăn riêng có của Huế như cơm hến Vỹ Dạ, bánh canh cá lóc… Mệ Nguyễn Thị Hoa, một người dân địa phương bày tỏ: Mệ rất mong những phiên chợ xưa như thế này được tổ chức thường xuyên để bà con như mệ ở đâytăng thêm thu nhập…

Chợ quê xưa trên bến dưới thuyền đã mang hồn quê từ quá khứ về với hiện tại

Có thể nói, Festival Huế 2016 tiếp tục tái hiện nhiều lễ hội cung đình độc đáo, các chương trình lễ hội đầy sắc màu và hoạt động văn hóa cộng đồng rất phong phú. Đây là một điểm nhấn quan trọng, giúpdu khách trong và ngoài nước biết đến Huế nhiều hơn. Cùng với những lễ hội chính như Đêm Hoàng cung, các chương trình như: “Chợ quê ngày hội”, “Hương xưa làng cổ Phước Tích”... đều được tổ chức với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn các kỳ Festival trước đây.

Tuy nhiên, mong muốn của người dân cũng như du khách là sau kỳ Festival lần này, các “sản phẩm” du lịch đặc sắc và dịch vụ phụ trợ được duy trì, phát huy để thật sự tạo thế mạnh phát triển du lịch. Những Đêm Hoàng cung, tour du lịch làng nghề, hay chương trình văn hóa cộng đồng, các lễ hội dân gian, dịch vụ ẩm thực tuyền thống, tái hiện không gian chợ quê... nếu được tổ chức thường xuyên sẽ tạo cơ hội cho du khách luôn được đắm mình trong không khí lễ hội của Huế, được tham gia trực tiếp vào các hoạt động vui chơi giải trí, làm điểm đến hấp dẫn đối với người dân các tỉnh, thành công nghiệp. Đó sẽ là thế mạnh để mời gọi, liên kết phát triển dịch vụ du lịch, là thành tố quan trọng đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch sẽ thực chất và hiệu quả khi những thế mạnh được phát huy với sự nỗ lực, sự quan tâm đầu tư từ nhiều phía về cơ chế, chính sách đến những việc làm cụ thể.

Bài, ảnh: Quốc Tuấn

分享到: