【hạng ba anh】Tận dụng lợi thế từ EVFTA: Doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm vấn đề xuất xứ

Muốn hưởng "tiệc" EVFTA,ậndụnglợithếtừEVFTADoanhnghiệpcầnthựchiệnnghiêmvấnđềxuấtxứhạng ba anh tiên quyết phải đáp ứng quy tắc xuất xứ
Tọa đàm “Chính sách thuế và thủ tục hải quan khi thực hiện EVFTA”: Đón nhận cơ hội bứt phá thành công
Truyền thông cần tuyên truyền sâu rộng về Hiệp định EVFTA
Tận dụng lợi thế từ EVFTA: Doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm vấn đề xuất xứ
Ông Âu Anh Tuấn- Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thái Bình

Nắm bắt rõ chính sách

Ông Âu Anh Tuấn cho biết, ngày 15/6/2020 Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Thông tư hướng dẫn các quy tắc xuất xứ, cũng như kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi theo các cam kết của EVFTA.

Trong đó quy định rất rõ hình thức chứng nhận xuất xứ hàng hóa; quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi EU và ngược lại; hình thức giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thời điểm hiệu lực, cũng như việc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan Hải quan để hưởng ưu đãi…

Hiệu lực của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Thông tư 11/2020/TT-BCT và Nghị đinh thư số 1 của Hiệp đinh quy định rõ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực một năm kể từ ngày phát hành và phải nộp cho cơ quan Hải quan trong thời gian hiệu lực. Quy định này cũng tương đồng các hiệp định khác mà Việt Nam đã tham gia.

“Tại Điều 27 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định rất cụ thể nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi. Cụ thể để hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được nộp cho cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu phù hợp quy định của nước thành viên đó. Cơ quan Hải quan có thể yêu cầu bản dịch nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ không phải bằng tiếng Anh” – ông Âu Anh Tuấn cho biết.

Bên cạnh đó, về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hiện đã được quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 62/2019/TT-BTC, gần đây nhất Bộ Tài chính ban hành Thông tư 47/2020/TT-BTC hướng dẫn về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cũng như hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong giai đoạn dịch Covid.

Đối với các thông tư này, DN cần lưu ý một số nội dung. Cụ thể đối với Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định DN nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan khi đăng ký tờ khai, trong trường hợp không có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm đăng ký tờ khai cho phép chậm nộp 30 ngày.

“Đặc biệt, tại Thông tư 47/2020/TT-BTC tháo gỡ vướng mắc liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong giai đoạn dịch Covid-19. Theo đó, với tờ khai đăng ký trong giai đoạn hiện nay cho phép DN nộp trong thời hạn hiệu lực, có nghĩa là tại thời điểm đăng ký tờ khai DN chưa có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do vướng vấn đề cách ly xã hội thì DN có thể nộp trong thời hạn hiệu lực. Có nghĩa là không chỉ giới hạn trong 30 ngày mà trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa”- ông Âu Anh Tuấn cho biết.

Tránh vi phạm quy tắc xuất xứ

Để thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA, ông Tuấn cho rằng DN cần tham khảo kỹ các quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BCT, Thông tư 38/2018/TT-BTC, Thông tư 62/2019/TT-BTC và Thông tư 47/2020/TT-BTC để tận dụng được ưu đãi từ hiệp định đối với mặt hàng có mức thuế giảm sâu so mới mức cam kết MFN hiện nay.

Cũng liên quan đến vấn đề xuất xứ hàng hóa, ông Âu Anh Tuấn cho biết, thời gian qua cơ quan Hải quan phát hiện một số tình trạng DN lợi dụng xuất xứ hàng hóa Việt Nam để xuất sang nước khác trong khi hàng hóa không đáp ứng quy tắc xuất xứ theo quy định hiệp định.

“Hiện Việt Nam đang thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do. Hàng hóa Việt Nam khi NK vào các quốc gia đã ký kết các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi. Trong khi đó Việt Nam nằm ngay cạnh Trung Quốc, tuy nhiên Trung Quốc lại chưa có hiệp định thương mại tự do với một số đối tác. Ví dụ Trung Quốc không tham gia CPTPP hoặc chưa có hiệp định tự do với một số đối tác lớn. Trong bối cảnh hàng hóa Trung Quốc bị áp mức thuế rất cao, qua kiểm soát cơ quan Hải quaqn phát hiện số DN lợi dụng chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lấy xuất xứ Việt Nam để xuất sang nước khác. Các vụ việc đã được cơ quan Hải quan kiểm tra phát hiện ngăn chặn kịp thời” – ông Âu Anh Tuấn cho biết.

Ông Âu Anh Tuấn đề nghị cac DN nghiên cứu rất kỹ quy tắc xuất xứ quy định tại các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là EVFTA có một số điểm khác biệt. Cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nắm tình hình hàng hóa NK và XK đi các thị trường, đặc biệt EU để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Chẳng hạn như có sự gia tăng đột biến, vượt quá năng lực sản xuất, hoặc có dấu bất thường để áp dụng biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tránh trường hợp khi EU phát hiện gian lận sẽ áp dụng biện pháp về thuế đối với hàng hóa xuất xứ Việt Nam.

Cúp C2
上一篇:Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
下一篇:Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt