Hôm nay,ềutranhluậnchờQuốchộiquyếtvềluậtđặkết quả tỷ số hạng nhất anh dự án luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (luật đặc khu) sẽ được Quốc hội bắt đầu dành thời gian trao đổi trước khi thông qua vào cuối kỳ họp.
"Đây là một dự án luật quan trọng của kỳ họp lần này và còn nhiều ý kiến tranh luận trái chiều" - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Sau khi trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 4, nửa năm vừa qua, đã có nhiều hội nghị, hội thảo được tổ chức để lấy ý kiến, góp ý cho dự thảo cho dự án luật. Đến nay, dự án luật đã có nhiều điều chỉnh, sửa đổi dựa trên việc tiếp thu ý kiến của nhiều giới, bao gồm việc thay đổi tên gọi và điều chỉnh nội dung.
Với các địa phương dự kiến xây dựng đặc khu, kỳ họp Quốc hội này có lẽ là khoảng thời gian được coi là “nín thở” để chờ luật được thông qua.
Nguồn lực ở đâu để xây đặc khu?
Theo Bộ Tài chính, để thực hiện 3 đề án đặc khu cần tới 1,57 triệu tỷ đồng. Đề án về đặc khu Vân Đồn cần vốn đầu tư khoảng 270.000 tỷ đồng giai đoạn 2018-2030. Phát triển đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong giai đoạn 2019-2025 cần tới 400.000 tỷ đồng. Còn Phú Quốc cần khoảng 900.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ 2016-2030.
Chia sẻ với Zing.vn, đại biểu Đỗ Thị Lan (Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh) băn khoăn về cơ chế hỗ trợ của ngân sách Nhà nước trong những năm đầu bắt đầu thành lập đặc khu còn chưa rõ. “Chưa rõ về cả mức độ, thời gian hỗ trợ, chưa thể hiện quyết tâm của Nhà nước để có giải pháp đột phá cho phát triển kinh tế xã hội”, bà nói.