Nguyên Phó Chủ tịch nước |
Tôi vẫn nhớ,ựhàovớisựnăngđộngsángtạođổimớiliêntụccủangànhTàichíkết quả trận shanghai port thời điểm đất nước còn rất nhiều khó khăn khi vừa mới thành lập, Tuần lễ Vàng được phát động, nhằm động viên mọi người dân yêu nước tự nguyện góp công, góp của cho Tổ quốc. Khi ấy, sau khi nhận được bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng đã nói hết sức xúc động: “Nền tài chính của Chính phủ hiện thời rất khó khăn, quốc dân có lẽ ai cũng biết đến điều đó. Là bởi các chính phủ thực dân trước để lại cho chúng ta một gia tài không có gì cả. Những cuộc thu vào cố gắng cũng chả được là bao. Bây giờ chỉ còn sự đóng góp của đồng bào…”. Nhắc lại để thấy khi đất nước mới thành lập, nền tài chính non trẻ ấy đứng trước muôn vàn khó khăn, nhưng mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi đều bày tỏ tấm lòng yêu nước của mình trước vận mệnh dân tộc. Mọi người dân đều chung sức, đồng lòng tin tưởng vào Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể nói, chính sách “tài chính lấy dân làm gốc” được xác định từ khi đó.
Trải qua chặng đường dài đi lên cùng đất nước, đến nay, chúng ta có thể tự hào bởi với sự năng động, sáng tạo, đổi mới liên tục, ngành Tài chính đã góp phần quan trọng vào việc đã xây dựng được nền tài chính quốc gia lành mạnh, giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô. Các cân đối vĩ mô về ngân sách được đảm bảo; giảm bội chi; giữ vững an toàn nợ công; các thị trường tài chính như chứng khoán, bảo hiểm không ngừng phát triển… Nhờ cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) hiệu quả, đến nay chúng ta đã có “của ăn của để”, nguồn lực tốt hơn sẽ có điều kiện để đầu tư phát triển, cũng như dành chi cho con người, cho an sinh xã hội.
Thời gian gần đây, tôi rất ấn tượng và đánh giá cao hàng loạt chính sách tài khóa, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19. Các chính sách tài khóa đã lấy người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, để ứng phó với tác động xấu của thời tiết, các dịch bệnh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Đây là định hướng đúng, bởi trong bối cảnh đặc biệt, chúng ta có thể “hy sinh lợi ích kinh tế”, để “không bỏ lại ai ở phía sau”. Chỉ có đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó mới có nguồn thu cho NSNN, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong thời gian tới, tôi mong rằng, ngành Tài chính tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế, thực hiện tái cơ cấu NSNN và nợ công. Ngành Tài chính cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không cần thiết, thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn đầu tư từ nước ngoài, nhất là chuẩn bị tốt để đón dòng đầu tư mới ngay sau đại dịch Covid-19, thúc đẩy tăng trưởng và tiếp tục phòng chống dịch bệnh tốt. Tôi cho rằng, chỉ có giữ vững các cân đối lớn về tài chính - NSNN, mới góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước.
Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập ngành Tài chính, tôi gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Tài chính. Tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới, ngành Tài chính sẽ tiếp tục đổi mới sáng tạo, thống nhất ý chí, để gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Minh Anh (ghi)