Ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh – cho biết,âyNinhquotĐánhthứcquottiềmnăngnănglượngtáitạnhận định tỷ số bóng đá tỉnh Tây Ninh thuộc vùng Đông Nam bộ, nơi có khí hậu tương đối ôn hòa, chia làm 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ tương đối cao (trung bình năm là 27,40°C) và ổn định với thời gian nắng trung bình trên 2.550 giờ/năm, mỗi ngày trung bình có đến hơn 6 giờ nắng. Tây Ninh có hồ thủy lợi Dầu Tiếng thuộc địa bàn huyện Dương Minh Châu và Tân Châu với diện tích mặt hồ 27.000 ha, dung tích 1,53 tỷ m3 nước là nguồn cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và xây dựng các dự án năng lượng mặt trời
Theo ông Lê Anh Tuấn, đây là cơ sở để xác định các khu vực tiềm năng, dành quỹ đất phát triển năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, thủy năng, năng lượng gió; đặc biệt là các dự án nối lưới; tránh trùng lắp, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên, công suất và sản lượng của các dạng năng lượng từ thủy năng, năng lượng gió, năng lượng sinh khối rất thấp so với năng lượng mặt trời.
Dự án điện mặt trời áp mái nhà nối lưới ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh |
Cụ thể, năng lượng thủy điện khoảng 9.500 KW (11 vị trí có thể triển khai, hiện tại mới triển khai được 2 dự án nhỏ với công suất 3 MW). Năng lượng điện gió hiệu quả thấp do tốc độ gió ở gần mặt đất thấp (< 3m/s); ở độ cao 80-100m là khoảng 4m/s. Năng lượng sinh khối từ rơm rạ khoảng 5,5 MW/năm; từ bã mía khoảng 20 MW/năm (1 dự án của Tập đoàn TTC công suất 34 MW). Trong khi năng lượng điện mặt trời đạt tới khoảng trên 5.720 MW.
Một lợi thế để phát triển nguồn năng lượng mặt trời là Tây Ninh có tổng diện tích hơn 8.000 ha trên địa bàn 9 huyện, thành phố với 72 vị trí được quy hoạch. Theo quy hoạch gồm 3 giai đoạn, giai đoạn 2016-2020 sẽ triển khai 19 dự án với công suất 1.280 MW; giai đoạn 2021-2025 sẽ trển khai 35 dự án với công suất khoảng 1.690 MW. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 160.000 tỷ đồng.
Hiện tại, Tây Ninh đã có 10 dự án đựợc bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất lắp đặt là 808MW. Trong đó, 7 dự án bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh gồm các Nhà máy điện mặt trời TTC 1 công suất 48MW, TTC2 công suất 50MW, Hoàng Thái Gia công suất 50MW, HCG công suất 50MW, Bách Khoa Á Châu 1 công suất 30MW, Trí Việt 1 công suất 30MW và Tân Châu 1 công suất 50MW.
Ba 3 dự án bổ sung vào Quy hoạch điện Quốc gia gồm các Nhà máy điện mặt trời: Dầu Tiếng 1 công suất 150MW, Dầu Tiếng 2 công suất 200MW và Dầu Tiếng 3 công suất 150MW. Các dự án nêu trên hiện đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành để sớm đóng điện vận hành thương mại; trong đó 2 dự án đã đóng điện vận hành thương mại (TTC1 và TTC2); 6 dự án dự kiến đóng điện vận hành thương mại trong nay mai (Hoàng Thái Gia, HCG, Bách Khoa Á Châu 1, Trí Việt 1, Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2). “ Khi các dự án được triển khai và vận hành sẽ đáp ứng được khoảng 33% nhu cầu phụ tải của địa phương, góp phần ổn định nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của Tây Ninh”, ông Tuấn chia sẻ.
Tiềm năng để phát triển nguồn năng lượng tái tạo là dồi dào, nhưng theo ông Tuấn mặc dù đã có một số chính sách về phát triển điện năng lượng tái tạo được triển khai, nhưng quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Chẳng hạn, hiện nay vẫn chưa có những quy định hướng dẫn cụ thể, thống nhất việc lập quy hoạch phát triển điện năng lượng tái tạo cấp tỉnh một cách đồng bộ và kịp thời. Các cơ chế, chính sách ưu đãi cho phát triển điện năng lượng tái tạo (về thủ tục, giá đầu vào, đất đai…) chưa đầy đủ, thiếu ổn định, sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước chưa cao. Mặt khác, nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho các dự án phát triển điện năng lượng tái tạo chưa nhiều, chưa khuyến khích được đông đảo nhà đầu tư tham gia.
Từ thực tế này, ông Tuấn kiến nghị nhà nước sớm ban hành và triển khai các quy định hướng dẫn việc lập, trình thông qua, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch, dự án sản xuất điện năng lượng tái tạo, giúp các địa phương triển khai thuận lợi, đồng bộ và thống nhất. Các bộ ngành sớm triển khai thực hiện nhiều hơn nữa những chính sách ưu đãi thật sự hấp dẫn và ổn định (về tín dụng, đất đai, nhập khẩu thiết bị, giá mua điện, thuế thu nhập doanh nghiệp…) nhằm thu hút sự quan tâm và triển khai thực hiện các dự án sản xuất điện từ năng lượng tái tạo của nhiều nhà đầu tư. Ngoài ra, chính quyền và các cơ quan chứng năng cần quan tâm hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện tốt các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư (công khai quy hoạch, lập và thẩm định hồ sơ dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, phát triển nhân lực, đổi mới công nghệ…) nhằm tạo thêm động lực để hấp dấn các nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Tấn Hùng- Giám đốc Công ty Điện lực Tây Ninh – cho biết, nguồn điện cung cấp cho Tây Ninh hiện nay chủ yếu từ các nhà máy thủy điện như Thác Mơ (công suất 2x75MW), Cần Đơn ( 2x38,8MW) và Srok Phu Miêng (2x25,5MW) qua hệ thống các trạm biến áp 220kV và 110kV trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Tây Ninh có tốc độ tăng trưởng phụ tải khá cao, trung bình khoảng 10 - 15%/năm, năm 2018 ngành điện đã cung cấp cho tỉnh hơn 3,4 tỷ kWh điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. "Từ nhu cầu của phát triển nền kinh tế và nhu cầu an sinh của xã hội, việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án năng lượng tái tạo đối với Tây Ninh là bức thiết và cần được khơi thông dòng chảy càng sớm càng hiệu quả”, ông Hùng đề xuất.