【bảng xếp hạng cúp quốc gia nga】Con chữ ở đất rừng

时间:2025-01-12 06:05:08来源:88Point 作者:Thể thao

Báo Cà Mau(CMO) Ngày nay, việc học ở xứ rừng U Minh Hạ không còn là nỗi ám ảnh nữa. Những tuyến lộ nối liền xóm, ấp, trường học đã có mặt ở vùng quê nghèo xa xôi, hẻo lánh này. Những người thầy, người cô không ngại khó khăn bám lớp, dìu dắt bao lớp trẻ vùng sâu từng bước trưởng thành.

Dù điều kiện còn thiếu thốn nhưng xóm, ấp vùng sâu hẻo lánh đều có điểm trường. (Ảnh chụp tại điểm lẻ Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, xã Khánh Thuận).

Vượt qua khó khăn...

Vậy là đã 17 năm, kể từ ngày cô Trần Thị Quỳnh Mai (quê Hà Tĩnh, hiện là giáo viên Trường THCS U Minh Hạ) nhận nhiệm vụ về huyện U Minh công tác. Hành trang trong tay của cô giáo trẻ không có gì ngoài sự cần cù và yêu nghề, và chính nó đã giúp cô vượt qua biết bao gian lao thử thách. 

Trường THCS U Minh Hạ, nơi cô Mai công tác, được tách ra năm 2013 từ điểm lẻ của Trường THCS Lê Hồng Phong nên cơ sở vật chất vẫn còn rất khó khăn. Trường có 4 phòng học cũ mượn lại từ Trường Tiểu  học Nguyễn Bỉnh Khiêm. Do không đủ phòng nên trường phải mượn nhà công vụ giáo viên để làm văn phòng. Năm học này, trường có 232 học sinh nhưng có đến 113 em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.

Mới được tách nên điều kiện dạy và học của Trường THCS U Minh Hạ còn hết sức khó khăn.

Thầy Trịnh Quốc Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS U Minh Hạ, bộc bạch: “Năm nay học sinh nghèo của trường lại tăng lên. Phòng học thiếu, thư viện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy cũng thiếu. Để phụ đạo và ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi, thầy và trò chắc sẽ tiếp tục tận dụng ghế đá trong sân trường”. Song, điều đáng tự hào là từ khi tách trường đến nay, Trường THCS U Minh Hạ luôn có học sinh giỏi các vòng huyện, tỉnh. Thầy cô hết mình với nghề, nhiều lớp học trò học xong cấp cơ sở lại tiếp tục theo học tại Trường THPT Khánh Lâm, viết tiếp những ước mơ về tương lai.

Riêng với cô Mai, 17 năm với biết bao trăn trở trong nghề nhưng cô luôn tự hào về những học trò của mình. “Vùng đất khó khăn này đã rèn luyện cho mình thêm ý chí. Khi mới được phân công công tác về huyện U Minh, tôi vừa sợ vừa lo. Rồi chính sự hồn nhiên, chân thành và nhất là sự chia sẻ với những thiếu thốn của bọn trẻ nơi đây là nguồn động lực níu chân tôi lại vùng đất này”, cô Mai kể lại. 

Chia sẻ chuyện nghề, cô Mai không quên những đứa học trò chịu thương chịu khó. Năm nay đã là học sinh lớp 11 của Trường THPT Khánh Lâm, nhưng em Bùi Khánh Duy, cựu học sinh Trường THCS U Minh Hạ vẫn không quên được những ngày tháng khó khăn cùng bạn bè và thầy cô dưới mái trường này. Ở ngôi trường biết bao thiếu thốn ấy, Duy là niềm tự hào của vùng quê nghèo khi đạt giải Ba học sinh giỏi vòng tỉnh môn Lịch sử.

“Dù điều kiện học tập không bằng những bạn bè trang lứa khác nhưng em vẫn có gắng hết mình để không phụ lòng thầy cô. Hy vọng, ngôi trường em đã gắn bó ngày nào sớm được đầu tư hoàn thiện để thầy cô và đàn em có điều kiện giảng dạy và học tập tốt hơn”, em Duy chia sẻ.

Chính những thiếu thốn đã tô đậm thêm sự cần cù, chịu khó và nghĩa tình giữa thầy và trò. Cũng từ đó mà họ có thêm niềm tin, động lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

Để có mùa "trái ngọt"  

Ven con đường nhỏ về các ấp của xã Khánh Lâm, Khánh Thuận, trên những chiếc xe đạp, học trò áo trắng khăn quàng đỏ nối nhau đến trường. Nghĩ về quá khứ phải lội bộ băng rừng, vượt cỏ, nhảy mương… để tìm con chữ, người ta lại mừng thầm cho hôm nay và tương lai mai sau của thế hệ trẻ.

Xã Khánh Thuận nghèo khó ngày nào đã phấn đấu có một trường mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia.

Trường Mẫu giáo Hoa Ngọc Lan, xã Khánh Thuận đã đạt chuẩn quốc gia, (Trong ảnh: Bữa ăn trưa của trẻ tại trường)

“Hồi đó ở xứ này kiếm nhà có con đi học biết chữ đã là chuyện mừng, nói chi đến việc cho con đi học đại học. Còn bây giờ tụi nhỏ được đi học ở tận Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, có đứa thích nhộn nhịp thì ở trển làm, có đứa học xong về quê hương cống hiến. Tôi nói không đâu xa, ở gần đây có gia đình ông Ba Khởi là nông dân thứ thiệt, nghèo lắm, sống bằng nghề sửa xe, vậy mà nuôi 2 đứa con tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đứa lớn giờ đang học cao học nữa”, thầy Lê Hoàng Em, giáo viên Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông (xã Khánh Thuận) vui vẻ cho biết.

Cái khó không bó con chữ. Chuyện nuôi con ăn học bất chấp nghèo khổ của vợ chồng ông Ba Khởi (Nguyễn Quốc Khởi, Ấp 13, xã Khánh Thuận) vừa là niềm tự hào, vừa là minh chứng cho sự phát triển về giáo dục ở xứ rừng hôm nay. Nhớ lại những vất vả đã qua, vợ chồng ông Khởi không khỏi xúc động: “Mình cho con đi học đàng hoàng nhưng cũng có người không hiểu còn cười chê nhà nghèo mà cho con học cao. Mặc ai nói cười, vợ chồng tôi thấy đầu tư cho thế hệ mai sau bằng con chữ là con đường tốt nhất để thoát được cái nghèo, cái khổ”.

Không phụ lại sự mong đợi của gia đình, hai con của ông Khởi lần lượt đậu vào đại học. Cô con gái út còn đậu thủ khoa đầu ngành của Trường Đại học Cần Thơ. Nói về con, vợ chồng ông Khởi tự hào: “Hồi trước tụi nó đi học gần như một lượt, túng quá nên phải đi vay mượn. Nhờ đứa nào cũng chịu khó học giỏi, bây giờ tụi nó còn học lên cao học. Thiệt có gì vui bằng nhìn con cái của mình được học hành tử tế, ổn định như vậy”.   

Dù vẫn còn đó những khó khăn, thiếu thốn, song sự học ở vùng đất rừng U Minh Hạ ngày nay đã được quan tâm, chăm lo. Ở vùng quê nghèo xa xôi, những người nông dân chân lấm tay bùn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời đã biết đầu tư cho tương lai của thế hệ trẻ bằng con chữ. Bao lớp học trò trưởng thành, mang tri thức đi xây dựng cuộc sống, làm giàu đẹp cho quê hương xứ sở. Những thế hệ đang cắp sách đến trường trong câu chuyện của cô giáo Quỳnh Mai cũng không ngại khó khăn chăm ngoan học giỏi. Rồi đây không xa, tin rằng những thế hệ ấy sẽ viết nên một tương lai tươi sáng ở xứ rừng./.

Kim Chi 

相关内容
推荐内容