Vụ giày nhập từ Trung Quốc mang Made in Việt Nam: Giày TOPPER được rao bán nhiều trên mạng Chơi chợ Ngành công nghiệp tỷ đô |
Sở dĩ phương pháp này được gọi là Goodyear (đôi khi đầy đủ hơn là Goodyear welted) vì nó được Charles Goodyear, một nghệ nhân đóng giày người Mỹ, “quy trình hoá”. Sau này, kỹ thuật Goodyear được du nhập sang Anh. Hãng Loake của Anh đã phát triển, hoàn thiện và làm cho phương pháp này nổi tiếng trên toàn thế giới. Tất nhiên, giày đóng theo kiểu này phức tạp và tốn thời gian, có thể mất hàng tháng trời, nhưng giày chất lượng cao, dùng bền và nhất là phù hợp với người sử dụng. Một giáo sư y khoa nổi tiếng cho biết, ông rất tín nhiệm một cơ sở đóng giày theo kiểu truyền thống ở Hóc Môn (TPHCM). Giá một đôi giày đóng Goodyear ở Australia tối thiểu khoảng 350 ASD, nhưng ở Việt Nam đôi giày có chất lượng tương đương giá chỉ phân nửa. Hà Nội cũng có những nghệ nhân chuyên đóng giày Goodyear. Dân sành phố cổ thường mách nhau tìm đến cửa hàng của ông Nguyễn Phương Sơn (biệt danh là chú Sơn Goodyear) để đặt đóng giày hoặc sửa chữa những đôi giày “hàng hiệu” có giá hàng chục triệu đồng. Với hơn 40 năm kinh nghiệm đóng và sửa chữa giày, “chú Sơn Goodyear” đã đóng và sửa chữa hàng trăm ngàn đôi giày. Lành nghề, lại chịu khó học hỏi, ông Sơn đã bỏ công sưu tầm những đôi giày hàng hiệu của châu Âu, của những nhãn hàng nổi tiếng để nghiên cứu cách sửa chữa và tạo ra những thiết kế hiện đại, riêng biệt, kết hợp các vật liệu chất lượng cao. Ông cũng mạnh tay đầu tư mua sắm nhiều thiết bị hiện đại như máy ép khuôn, máy ép thủy lực, máy mài đa năng và đặc biệt là một chiếc máy may đế Goodyear nhập khẩu từ châu Âu, chưa thông dụng tại Việt Nam. Tuy đạt được nhiều thành công trong nghề nghiệp, nhưng điều khiến ông Sơn lấy làm tự hào hơn cả là hướng được các con tiếp tục theo đuổi nghề của mình. Chính vì thế, cửa hàng tuy có diện tích khiêm tốn, lại nằm trong “ngõ nhỏ, phố nhỏ” của ông vẫn được nhiều khách hàng tìm đến. |