时间:2025-01-25 06:11:10 来源:网络整理 编辑:World Cup
Cuối tháng trước, chính quyền Hungary tuyên bố sẽ siết chặt thêm vấn đề di arap xeut vs
Cuối tháng trước,ũngtừnglàconcủamộtngườitịnạarap xeut vs chính quyền Hungary tuyên bố sẽ siết chặt thêm vấn đề di dân và tị nạn bằng cách đưa ra phê chuẩn hàng loạt đạo luật có liên quan. Bên cạnh việc hoàn tất giai đoạn một của dự án dựng hàng rào trên 175km biên giới với Serbia, cũng như thiết lập một lực lượng cảnh sát riêng để “bảo vệ biên giới”, các điều luật được sửa đổi cho phép có thể huy động cả quân đội để xử lý tình trạng người tị nạn.
Những hành động kể trên cho thấy, chính phủ nước này thẳng thừng từ chối những người hồi giáo di cư - đa phần trong số đó là những người muốn trốn chạy khỏi hiện trạng chiến tranh liên miên ở Syria. Kết quả là, hàng nghìn người di cư đã quyết định đi bộ từ nhà ga chính của thủ đô Hungary tới biên giới với Áo, cách đó khoảng 175km, sau nhiều ngày mắc kẹt tại Budapest để mong có thể tới các nước tây Âu.
Điều đáng nói là cảnh tượng này xảy ra ngay cả khi bức ảnh một cậu bé Syria bị thiệt mạng trong quá trình cùng cha mẹ trốn chạy khỏi Syria dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ lan truyền rộng khắp trên toàn thế giới khiến lay động hàng triệu trái tim. Tấm ảnh là minh chứng cho hành trình tị nạn đầy khắc nghiệt của những người muốn chạy trốn khỏi chiến tranh ở quê nhà.
Ngoài Hungary, một số quốc gia khác ở châu Âu cũng có thái độ tương tự, điển hình là Hy Lạp. Những tay súng đeo mặt nạ của quốc gia này đã nổ súng tấn công những tàu thuyền chở người di cư để ngăn chặn việc họ tiếp cận được tới bờ biển. Ngay cả Đức, quốc gia đã chấp nhận lượng người tị nạn khổng lồ lên tới 800.000 người cũng bị chỉ trích khi để xảy ra vụ đột kích tấn công người nhập cư mới đây.
Mãi cho tới thứ 6 vừa qua, khi Đức, Áo và Anh tuyên bố sẽ tiếp nhận hàng nghìn người tị nạn đang đi bộ tới biên giới của Hungary với Áo, chính phủ nước này mới quyết định cung cấp 100 chiếc xe bus chở khoảng 1.200 người tị nạn, rời nhà ga xe lửa chính Keleti ở thủ đô Budapest để tới những nước đón nhận họ.
Hình ảnh hàng trăm con người di cư tội nghiệp khoác trên mình những chiếc áo mưa, với dáng vẻ mệt mỏi và kiệt sức trèo lên xe bus, mang theo hy vọng có thể bắt đầu một cuộc sống mới tại Tây Âu cho thấy: Các quốc gia giàu có ở châu Âu rõ ràng đang miễn cưỡng trong việc đón nhận những người tị nạn và cung cấp cho họ nơi trú ẩn an toàn ở một quốc gia hoà bình.
Tuy nhiên, đáng tiếc dường như những quốc gia này đã quên rằng. Người đàn ông có tầm ảnh hưởng to lớn đến việc khai phá văn minh loài người trong khoảng một thập kỷ vừa qua chính là con trai của một người Syria nhập cư vào Mỹ trong năm 1954.
Không ai khác, đó chính là Steve Jobs - cha đẻ của chiếc điện thoại iPhone hiện đang phổ biến trên toàn thế giới.
Theo Trí thức trẻ
Cận cảnh chú rắn hai đầu kỳ dị trị giá ngàn đôCảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội2025-01-25 05:54
Hà Nội asked to submit urban administration project2025-01-25 05:54
Argentine President to visit Việt Nam2025-01-25 05:48
Compensation for expropriated land “detached” from market value: experts2025-01-25 05:35
Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống2025-01-25 05:10
Australian Senate President to pay official visit to Việt Nam2025-01-25 04:55
Việt Nam strongly condemns bomb attacks in Philippines2025-01-25 04:28
Australian Senate President to pay official visit to Việt Nam2025-01-25 04:11
Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/20232025-01-25 03:59
PM asks Thai group to continue investment in Việt Nam2025-01-25 03:52
Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ2025-01-25 06:06
Experts share views on DPRK2025-01-25 05:45
PM pledges optimal conditions for Japanese MUFG Bank in VN2025-01-25 05:28
Top leaders of Việt Nam and Laos hold talks2025-01-25 05:04
Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân2025-01-25 04:44
Prime Minister hosts IMF representative2025-01-25 04:30
Preparations for US2025-01-25 04:07
DPRK Chairman arrives in Lạng Sơn2025-01-25 03:48
Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?2025-01-25 03:46
PM proposes ocean data sharing at World Economic Forum 20192025-01-25 03:37