设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【ket quả cúp c1】Gập ghềnh đường vào siêu thị ngoại 正文

【ket quả cúp c1】Gập ghềnh đường vào siêu thị ngoại

来源:88Point 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-25 11:53:54

gap ghenh duong vao sieu thi ngoai

Để vào được các siêu thị nước ngoài,ậpghềnhđườngvàosiêuthịngoạket quả cúp c1 DN Việt Nam phải nâng cao chất lượng và thị hiếu người tiêu dùng phải thay đổi. Ảnh: H.Dịu.

“Đuổi khéo” bằng thủ tục?

Khoảng 3 năm trở lại đây, các nhà bán lẻ nước ngoài như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… bắt đầu làn sóng “nhòm ngó” tới thị trường bán lẻ Việt Nam. Họ đến Việt Nam bằng cách đầu tư trực tiếp 100% vốn hoặc qua mua bán & sáp nhập (M&A) với các siêu thị trong nước. Làn sóng này khiến nhiều người lo ngại về sự vắng bóng không chỉ các siêu thị của người Việt mà còn là sự vắng bóng về sản phẩm, hàng hóa nội địa trên các quầy hàng.

Điều này đặt ra bài toán cho DN Việt Nam về việc nắm bắt, chuẩn bị và có những hành động ứng phó như thế nào. Ông Vũ Huy Quang, Giám đốc XK Công ty Cổ phần Sài Gòn Food (Saigon Food) cho hay, với kinh nghiệm và uy tín từ thương hiệu, Saigon Food đã mở rộng mạng lưới bán hàng tại các siêu thị nước ngoài từ trước nên hiện lượng bán hàng vẫn khá ổn định. Tuy nhiên, với những siêu thị nước ngoài mới mở tại TP.HCM, Saigon Food vẫn đang trong quá trình tìm hiểu, xúc tiến để hợp tác.

Trái với sự thuận lợi của Saigon Food, các sản phẩm thủy sản tươi đóng hộp, đóng gói của Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam (Lenger Seafoods) lại đang gặp khó khăn khi vào siêu thị nước ngoài, nhất là những siêu thị vừa trải qua cuộc “lột xác” sau M&A. Ông Nguyễn Hồ Nguyên, Tổng giám đốc Lenger Seafoods chia sẻ, cách đây hơn 1 năm, Lenger Seafoods đã đặt vấn đề đưa hàng vào siêu thị B. Qua quá trình kiểm tra, khảo sát tại nhà máy, làm hồ sơ giấy tờ, bên bộ phận thu mua của siêu thị này đã thông qua. Tuy nhiên, khi hồ sơ luân chuyển qua bộ phận pháp chế, họ lại “bắt bẻ” tên gọi giữa giấy tờ và sản phẩm có chênh lệch, Lenger Seafoods đã tiến hành sửa đổi ngay nhưng đến nay, phía siêu thị vẫn chỉ nói là có “trục trặc” nên Lenger Seafoods chưa thể vào bán tại đây.

Cũng tương tự, sau khi được DN Thái Lan khác mua lại, các sản phẩm của Lenger Seafoods cũng chưa được chấp nhận vào siêu thị Metro. Ông Nguyên cho hay, sau M&A, siêu thị đó ưu tiên hàng hóa của các DN Thái Lan nên hàng hóa Việt khó vào hơn. Tuy nhiên, với mặt hàng thực phẩm thủy sản, Thái Lan chưa có nhiều nên Công ty vẫn đủ khả năng cạnh tranh nên sẽ cố gắng chờ đợi siêu thị này ổn định tổ chức rồi sẽ xúc tiến tiếp.

Với nhiều DN, sản phẩm không vào bày bán được tại các siêu thị không hẳn do nguyên nhân về chất lượng, giá cả mà do cơ chế, quy định gây khó cho DN. Đầu tháng 5 vừa rồi, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn cho ban lãnh đạo hệ thống siêu thị Big C, đề nghị không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016, đồng thời điều chỉnh giảm tổng mức chiết khấu xuống dưới 15% cho các nhà cung cấp thủy sản, do trước đó BigC đề xuất tăng chiết khấu lên mức 17-25%. VASEP cho rằng, mức tăng này DN sẽ phải chịu thua lỗ nếu chấp nhận.

Nhà nước phải chung tay

Đánh giá về những quy định chặt hơn của siêu thị nước ngoài, theo ông Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), siêu thị nước ngoài phải tính toán thiệt hơn giữa hàng NK và hàng trong nước, dù thế nào vẫn sẽ lấy hiệu quả làm hàng đầu. Vì thế, siêu thị sẽ lựa chọn thông qua thị hiếu của khách hàng, chất lượng và giá cả sản phẩm hoặc bán những sản phẩm mang thương hiệu riêng. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng các siêu thị nước ngoài cố gắng đẩy mạnh bán hàng cho các DN nước đó.

Chính vì nhận thức được yêu cầu này của các siêu thị mà nhiều DN Việt Nam đã cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa. Ông Nguyễn Hồ Nguyên cho hay, khi làm việc với các siêu thị, Công ty đều mời đại diện về thăm quan nhà máy, chứng minh quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO. Vì thế, bên cạnh những siêu thị đang gặp khó về thủ tục, với chất lượng đảm bảo, Lenger Seafoods đã có mặt tại nhiều siêu thị trong nước và các siêu thị nước ngoài khác như: Lotte Mart, AEON…

Tuy vậy, bên cạnh sự nỗ lực của DN, ông Nguyễn Văn Nam cho rằng, để các siêu thị nước ngoài quan tâm hơn đến sản phẩm trong nước, không những xuất phát từ chỉ đạo của siêu thị mà phần nhiều phụ thuộc vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, người tiêu dùng trong nước phải ưu tiên, tin dùng hàng nội địa hơn; DN sản xuất phải làm hàng hóa tốt hơn, chất lượng cao nhưng giá thành phải rẻ.

Muốn làm được như vậy, theo ông Nam, Nhà nước cần có chính sách kinh tế rõ ràng, khuyến khích tổ chức sản xuất chất lượng, giảm giá thành. Hơn nữa, các hướng dẫn, chính sách không phải là những chỉ đạo chung chung mà phải đi vào từng mặt hàng, tạo thành một chuỗi cung ứng với quy trình đảm bảo để người dân tin tưởng. Ví dụ như chuỗi cung ứng gà sạch, bò sạch… để người dân tin tưởng, siêu thị sẽ thôi không NK gà Thái Lan, bò Mỹ nữa… Đặc biệt, Nhà nước cần có cơ chế kiểm tra, xử lý những siêu thị tăng chiết khấu bừa bãi, yêu cầu siêu thị công bố công khai, minh bạch tiêu chuẩn lựa chọn hàng hóa chất lượng để DN nắm rõ và thực hiện.

Có thể thấy, đường vào siêu thị nước ngoài để thuận lợi với các DN Việt Nam còn cần nhiều thay đổi. Đứng trước quy luật đào thải đầy mạnh mẽ như vậy, các DN Việt Nam nên tìm nhiều phương pháp để tiêu thụ hàng hóa và phải có những thích nghi với những biến động của nền kinh tế thị trường như hiện nay.

热门文章

1.1651s , 7634.03125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【ket quả cúp c1】Gập ghềnh đường vào siêu thị ngoại,88Point  

sitemap

Top