发布时间:2025-01-10 00:11:40 来源:88Point 作者:World Cup
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định 187/NĐ-CP ngày 20-11-2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài: Đối với hàng hóa tiêu dùng đã qua sử dụng, linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu chỉ được phép tạm xuất để sữa chữa, bảo hành với điều kiện hàng hóa đó còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục hải quan, hải quan cửa khẩu đã gặp vướng mắc khi giải quyết từng trường hợp có đặc thù khác khau của các doanh nghiệp.
Về điều khoản bảo hành, có trường hợp trên hợp đồng nhập khẩu/đơn hàng nhập khẩu không có điều khoản bảo hành sửa chữa trong hợp đồng khung. Có trường hợp, trên hợp đồng nhập khẩu có điều khoản bảo hành nhưng điều khoản bảo hành hết hạn, doanh nghiệp xuất trình phụ lục hợp đồng trong đó có nội dung thể hiện việc gia hạn thời hạn bảo hành.
Về thời hạn bảo hành, doanh nghiệp nhập khẩu và đối tác nước ngoài xác định thời hạn bảo hành có phát sinh các trường hợp: bảo hành kể từ ngày bán cho người tiêu dùng cuối cùng; có trường hợp bảo hành tính từ ngày đưa hàng lên phương tiện vận chuyển.
Theo quy định điều 13 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20-1-2013 và khoản 5 điều 53 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10-9-2013 đối với mặt hàng điện tử tạm xuất, tái nhập, lúc tái nhập về hàng phải đúng số serial. Tuy nhiên, trên thực tế các nhà sản xuất hay hãng bảo hành hầu như không sửa mà đa số là đổi sản phẩm mới cho đại lý.
Do vậy số serial của sản phẩm gửi về sẽ khác với sản phẩm gửi đi. Khi đó DN sẽ không được cơ quan Hải quan cho nhận hàng vì hàng tái nhập không đúng với hàng tạm xuất, nếu muốn NK thì DN phải làm hồ sơ gửi cho Bộ Thông tin – Truyền thông xin xác nhận.
Trong khi đó, theo phản ánh của DN, thời gian giải quyết thủ tục trên phải mất vài tháng, làm gia tăng thời gian nhận- trả sản phẩm bảo hành, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng, giảm uy tín của DN phân phối hay các trung tâm bảo hành ủy quyền.
Trong hội nghị đối thoại với DN mới đây, Hội Tin học TP.HCM phản ánh, các vướng mắc trên là vướng mắc chung của nhiều DN kinh doanh hàng điện tử và CNTT khác. Ghi nhận khó khăn của DN, ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết sẽ kiến nghị lên các cơ quan quản lý cấp trên để nghiên cứu sửa đổi bổ sung quy định tạm xuất, tái nhập sản phẩm bảo hành cho phù hợp thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, Cục Hải quan TP.HCM và các DN cũng đã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết./.
相关文章
随便看看